CHƯƠNG 1: VĂN HÓA QUẢN LÝ VÀ VĂN HÓA QUẢN LÝ CỦA CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI HÀN QUỐC TẠI HÀ NỘI – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Văn hóa quản lý của các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa quản lý của các công ty liên
1.2.2.1. Sự giao thoa của văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam
Văn hóa quản lý công ty, doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc vì vậy phản chiếu văn hóa dân tộc vào văn hóa quản lý doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong một doanh nghiệp mang trong mình những nét văn hóa cho doanh nghiệp đó cũng chính là nét văn hóa của dân tộc.
Vì bất cứ cá nhân nào thuộc một doanh nghiệp nào đó thì họ cũng thuộc một dân tộc nhất định, mang theo phần nào giá trị văn hóa dân tộc vào trong doanh
nghiệp mà họ làm việc. Tổng hợp những nét nhân cách đó làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp mà họ làm việc, đó là các giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được. Văn hóa quản lý trong các tổ chức của Hàn Quốc khác với văn hóa quản lý trong các tổ chức của Việt Nam. Trong cùng lãnh thổ Việt nam nhưng văn hóa doanh nghiệp của tổ chức do người nước ngoài nói chung và người Hàn Quốc nói riêng làm chủ sẽ mang những nét đặc trưng khác với các tổ chức do người Việt Nam làm chủ.
Tuy nhiên, dù ở nền văn hóa dân tộc nào cũng có bốn vấn đề chính tồn tại trong tất cả các nền văn hóa dân tộc cũng như văn hóa doanh nghiệp khác nhau:
- Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể: trong nền văn hóa mà chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, quan niệm cá nhân hành động vì lợi ích của bản thân hoặc của những người thân trong gia đình rất phổ biến. Còn nền văn hóa mà ở đó chủ nghĩa tập thể được coi trọng thì quan niệm con người theo quan hệ huyết thống hay nghề nghiệp thuộc về một tổ chức có liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó tổ chức chăm lo lợi ích của các cá nhân, còn các cá nhân phải hành động và ứng xử theo lợi ích của tổ chức.
- Sự phân cấp quyền lực: đây cũng là một thực tế tất yếu trong xã hội bởi không thể có các cá nhân giống nhau hoàn toàn về thể chất, trí tuệ và năng lực.
Mỗi một cá thể trong xã hội đều có năng lực nhất định, có tính cách và thể trạng riêng. Biểu hiện rõ nhất của sự phân cấp quyền lực trong một quốc gia là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân và mức độ phụ thuộc giữa các mối quan hệ cơ bản trong xã hội như quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa thầy và trò, giữa lãnh đạo và nhân viên,... Còn trong một công ty, ngoài các biểu hiện như trên thì có thể nhận biết sự phân cấp quyền lực thông qua các biểu tượng của địa vị, chức vụ việc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao dễ hay khó, ...
Đi đôi với sự phân cấp quyền lực là sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân. Sự phân cấp quyền lực càng cao thì phạm vi quyền lợi và trách nhiệm của từng chức vụ được quy định rõ ràng.
- Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền.
- Tính cẩn trọng: phản ánh mức độ mà thành viên của những nền văn hóa khác nhau chấp nhận các tình thế rối ren hoặc sự bất ổn. Một trong những biểu hiện rõ nét của tính cẩn trọng là cách suy xét để đưa ra quyết định. Tư duy của người phương Tây mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn. Trong khi đó cách tư duy của người phương Đông lại tổng hợp hơn, cụ thể hơn và thực tế hơn. Trong các công ty, tính cẩn trọng thể hiện rõ ở phong cách làm việc. Những nước có tính cẩn trọng cao như Hàn Quốc thì họ có rất nhiều quy tắc thành văn, chú trọng xây dựng cơ cấu hoạt động hơn, rất chú trọng tính cụ thể hóa, có tính chuẩn hóa rất cao và rất ít biến đổi, không muốn chấp nhận rủi ro và có cách cư xử quan liêu hơn.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia cùng nằm trong "khu vực văn hóa Đông Á" có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm với những đặc điểm nổi bật là tinh thần yêu nước, trí thông minh, ham học hỏi, cần cù, chịu khó. Hai nước đều bị các cuộc chiến tranh tàn khốc và là những nước thuộc địa có trình độ phát triển thấp; chịu ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo. Tuy nhiên, Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của văn hoá Khổng giáo sâu sắc hơn.
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước vô vàn khó khăn và thử thách. Nếu như trước đây, người ta chỉ biết tới bán đảo Hàn nghèo nàn lạc hậu với cuộc nội chiến đẫm máu 1950-1953 cùng với sự tham chiến của Trung Quốc và Mỹ thì ngày nay, sau mấy chục năm lặng lẽ phấn đấu xây dựng và trưởng thành, người Hàn Quốc đã tự hào nhận được sự ca ngợi về “kỳ tích sông Hàn” với nền kinh tế phát triển, văn minh và mang đậm bản sắc văn hóa Hàn Quốc. Nguyên nhân thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa ấy đã được các nhà nghiên cứu Hàn Quốc học trên thế giới chỉ ra và tổng kết, trong đó, yếu tố văn hóa, yếu tố nho giáo được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Văn hóa quản lý bắt nguồn từ những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Suy cho cùng, mỗi dân tộc sản sinh ra toàn bộ giá trị văn hóa dân tộc của mình và tác động lên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý. Trong điều kiện hiện nay, với ảnh hưởng của toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ và công nghệ mới, sự giao thoa văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam, sự va chạm của nền văn minh giữa hai quốc gia không tránh khỏi sự hình thành và phát triển những lối tư duy lãnh đạo, quản lý vừa phát huy được bản sắc dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam, vừa kế thừa những tinh hoa văn hóa thế giới. Điều đó cũng tạo ra những cơ hội cùng những thách thức mới trong quá trình quản lý của các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội.
1.2.2.2. Môi trường thể chế ở Việt Nam
Việt Nam cũng giống như phần lớn các nước đang phát triển khác, có hệ thống thể chế chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập: Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, tính ổn định, minh bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, khó dự báo; Bộ máy công quyền còn quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực, tham nhũng, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà; Dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao.
Đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội nói riêng thì hệ thống các thủ tục hành chính nhà nước thực sự phức tạp hơn nhiều so với một doanh nghiệp trong nước. Các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, xin thay đổi đăng ký kinh doanh, mở thêm chi nhánh, thay đổi vốn đầu tư hay vốn điều lệ,… đối với một doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Hà Nội là rất phức tạp, mất nhiều thời gian để Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố thẩm định, xét duyệt hồ sơ.
Sau một thời gian hoạt động tại Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc đều nhận thấy được sự khác biệt về văn hóa quản lý của cơ quan quản lý hành chính
rằng thủ tục hành chính ở Việt Nam làm mất quá nhiều thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài.
Từ sự nhận thức về sự khác biệt đó, họ hiểu rõ hơn về văn hóa quản lý tại Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm và điều chỉnh văn hóa quản lý trong tổ chức của mình.
1.2.2.3. Yếu tố cá nhân của người quản lý
Trong hoạt động quản lý, vai trò của người lãnh đạo, quản lý là không thể thiếu. Người lãnh đạo được ví như linh hồn của tổ chức, là nhạc trưởng của dàn nhạc, là người đại diện cho lợi ích hợp pháp của tổ chức, của doanh nghiệp, của tập thể người lao động và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước quần chúng, khai phá những quan niệm mới, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện các quy định, quy chế của tổ chức, của doanh nghiệp.
Môi trường doanh nghiệp đang xảy ra nhiều biến đổi kịch liệt, cạnh tranh ngày càng khốc liệt và kéo dài. Vì vậy, nhà lãnh đạo sẽ trở nên ngày càng quan trọng, sẽ là người chèo lái con thuyền vượt qua những thách thức.
Không những là người quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lược của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các giá trị văn hóa của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức, công nghệ, các niềm tin, nghi lễ, giai thoại,... của doanh nghiệp. Và để có được các giá trị này thì không phải trong ngày một ngày hai mà nó là cả một quá trình lâu dài.
Tuy nhiên trong cùng một doanh nghiệp, luôn trải qua các thế hệ lãnh đạo khác nhau và mỗi một thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Nhưng chỉ có hai đối tượng lãnh đạo ảnh hưởng đến hình thành văn hóa doanh nghiệp đó là người sáng lập doanh nghiệp và nhà lãnh đạo kế cận.
- Người sáng lập doanh nghiệp là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn hóa căn bản của doanh nghiệp. Là người ghi dấu ấn đậm nét
nhất lên văn hóa doanh nghiệp đồng thời tạo nên nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, người sáng lập phải lựa chọn hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, môi trường hoạt động và các thành viên tham gia vào doanh nghiệp mình,... Những sự lựa chọn này tất yếu sẽ phản ánh kinh nghiệm, tài năng, phẩm chất, triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà họ lập ra.
- Các nhà lãnh đạo kế cận và sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp: mỗi nhà lãnh đạo mang trong mình những quan điểm khác nhau về cách sống, vì vậy mà khi một lãnh đạo mới lên thay thì cho dù phương án kinh doanh của người này có không thay đổi thì bản thân họ cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hóa mới vì văn hóa doanh nghiệp chính là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và triết lý kinh doanh của người chủ doanh nghiệp.
Văn hóa quản lý phản ánh những nét đặc trưng của các cá nhân, các nhóm xã hội, các cộng đồng lịch sử khác nhau, biểu hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều đó giúp chúng ta có thể phân biệt được văn hóa quản lý của những tổ chức về hình thức bên ngoài gần giống nhau, nhưng những giá trị tinh thần bên trong lại rất khác nhau.
Mỗi nhà quản lý đều mang theo những đặc điểm cá nhân của mình vào việc ra quyết định, thực hiện các quyết định, vào việc thiết lập các cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự,... Các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội đa số đều được lãnh đạo, quản lý bởi các giám đốc điều hành hoặc chủ tịch HĐQT người Hàn Quốc, họ có tầm nhìn, mục tiêu, niềm tin, giá trị và các giả định về các vấn đề sẽ xảy ra khác với nhà quản lý Việt Nam. Các lãnh đạo người Hàn Quốc ấy áp đặt các giá trị chuẩn mực của họ lên các nhóm và lựa chọn thành viên dựa trên sự tương đồng trong quan điểm và giá trị.
1.2.2.4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh
tất yếu hình thành các loại văn hóa quản lý khác nhau. Một công ty sản xuất sản phẩm và một công ty kinh doanh dịch vụ sẽ có những quan hệ xã hội khác nhau, đem lại những cách ứng xử khác nhau trong tổ chức và với thế giới bên ngoài, do đó sẽ hình thành những đặc trưng văn hóa khác nhau.
Đặc điểm ngành nghề cũng ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa quản lý công ty. Với đặc thù của mỗi ngành nghề mà hình thành những nét đặc trưng của văn hóa quản lý. Và những đặc trưng đó có thể trở thành những nét đặc trưng của văn hóa quản lý, thành đặc điểm khiến mọi người dễ nhận và nhớ đến nhất. Chẳng hạn như trong lĩnh vực giáo dục thì phong cách của các đơn vị tổ chức thường mang tính nghiêm túc, coi trọng chất lượng, chữ tín và chuyên nghiệp. Những logo, ấn phẩm, hình ảnh của các tổ chức đều có những nét nổi bật và đáng tin cậy đối với khách hàng.
1.2.2.5. Lịch sử hình thành
Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đến Văn hóa quản lý doanh nghiệp.
Lịch sử hình thành doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho doanh nghiệp. Đó sẽ là niềm tự hào cho các thành viên trong doanh nghiệp và trở thành những giai thoại còn sống mãi cùng sợ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành văn hóa quản lý của Công ty Megastudy như khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh, hệ thống đánh giá thành tích, chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin, nguồn nhân lực, sản phẩm dịch vụ, thể chế xã hội,....
Văn hóa quản lý bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo đức. Văn hóa quản lý không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tế cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, chể chế văn hóa tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hóa quản lý.
1.2.3. Những đặc điểm chung trong văn hóa quản lý tại các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội
1.2.3.1. Triết lý quản lý
Phần lớn các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội mang theo nét đặc trưng cơ bản văn hóa quản lý của Hàn Quốc đó là:
Thứ nhất, các công ty Hàn Quốc rất coi trọng tính kỷ luật. Nhận định này cũng phù hợp với cơ sở hình thành triết lý kinh doanh của Hàn Quốc là văn hóa quản lý Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng Giáo, trong đó đặc biệt là coi trọng tính kỷ luật, thứ bậc trên dưới cao độ.
Thứ hai, các Công ty liên doanh với Hàn Quốc rất chú ý đến xây dựng uy tín thực sự và thương hiệu thực sự mà không cần quá đánh bóng thương hiệu hay xây dựng bản sắc, phong cách, hình ảnh riêng cho công ty.
Thứ ba, các Công ty liên doanh với Hàn Quốc coi trọng lòng trung thành, tính trung thực của nhân viên.
Thứ tư, coi trọng tính sáng tạo, khuyến khích đổi mới, coi "con người là linh hồn của công ty" cũng là những giá trị cốt lõi mà một số công ty Hàn Quốc coi trọng.
Những giá trị cốt lõi, được coi trọng trong các công ty Hàn Quốc là tính kỷ luật, trung thực, tận tụy, trung thành, tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, coi trọng tính sáng tạo, chuyên nghiệp.
1.2.3.2. Đạo đức quản lý
Đạo đức kinh doanh chịu sự ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi mà doanh nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp. Do đó trước khi có các nhận định về đạo đức quản lý của các công ty liên doanh với Hàn Quốc ở Hà Nội tác giả đã đưa ra một số phân tích, lý giải trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về các yếu tố văn
hóa, xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành văn hóa và nhân cách doanh nhân Hàn Quốc.
Với những đánh giá trên kết hợp với kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra một số nhận định về đạo đức kinh doanh của các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội là:
Thứ nhất, về tính trung thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội: Phần lớn các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc ở Hà Nội không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, họ giữ chữ tín trong kinh doanh. Đặc biệt các doanh nghiệp liên doanh với Hàn Quốc rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm để tạo dựng uy tín thực sự đối với khách hàng.
Thứ hai, về quan điểm tôn trọng con người, đối xử với những cộng sự và nhân viên dưới quyền: Bên cạnh việc coi trọng tính trung thực trong tuyển dụng cũng như coi trọng việc giáo dục nhân viên về tính kỷ luật và trung thực, các công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội thường sử dụng tối đa các thiết bị điện tử để giám sát các hoạt động của cấp dưới. Sử dụng thẻ kiểm soát nhân viên, các camera được đặt ở mọi vị trí xung yếu để kiểm tra... Điều này khiến các doanh nghiệp này được ví như các "doanh trại quân đội".
Thứ ba, về quan điểm gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội: Các công ty liên doanh với Hàn Quốc thường có chiến lược gia nhập thị trường rất hiệu quả. Việc đầu tư cho các hoạt động quảng cáo, mở rộng, giành giật thị trường thường được các ông chủ Hàn Quốc tính toán rất kỹ lưỡng và mục tiêu là hướng tới đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Ở các nước phát triển, việc các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của mình được đánh giá bằng một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ qui tắc ứng xử (Code of Conduct - COC). Còn ở Việt Nam chưa áp dụng chứng chỉ