Tiền đề lý luận

Một phần của tài liệu Luận Văn Nhà nước pháp quyền, Triết học Pháp, Nhà tư tưởng, Xã hội công dân (Trang 23 - 33)

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LÝ LUẬN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA MÔNGTEXKIƠ

1.2 Những tiền đề kinh tế - xã hội và lý luận cho sự hình thành tư tưởng của Môngtexkiơ

1.2.2 Tiền đề lý luận

Nói đến quá trình hình thành tư tưởng của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, không thể không nhắc đến tư tưởng của các nhà triết học tiền bối. Trong một chuyên khảo của mình, tác giả Lê Văn Cảm đã nhắc lại câu nói của Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Nga V.X.Nhêrơxesiantơ về việc các nhà Khai sáng và duy vật Pháp nói chung, Môngtexkiơ nói riêng đã kế thừa di sản của các nhà tư tưởng thời trước như sau: “Toàn bộ cái mới của các quan điểm lý luận về tổ chức nhà nước pháp quyền đã dựa vào kinh nghiệm của quá khứ, vào những thành tựu của thực tiễn và lý luận về xã hội, chính trị và pháp luật đã tồn tại trước đó, vào những truyền thống nhân văn và các giá trị chung vốn có của loài người đã được hình thành về mặt lịch sử, đồng thời, các tư tưởng và các chế định chính trị -

pháp luật của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, kinh nghiệm của thời sơ cổ về nền dân chủ, cộng hoà và trật tự pháp luật đã ảnh hưởng đáng kể trên bình diện này trong việc hình thành các quan niệm về mặt lý luận” [Dẫn theo: 2, tr.21]. Theo đó, có thể nói, chính sự phát triển liên tục của các tư tưởng triết học chính trị phương Tây trong lịch sử đã đưa đến sự hình thành hệ thống tư tưởng của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.

Thật vậy, trong lịch sử tưởng nhân loại, quan niệm về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền đã có mầm mống ở các nhà triết học Hy lạp cổ đại.

chẳng hạn: Xôlông (638-558 TCN) - nhà làm luật Aten nổi tiếng, người đã tiến hành một loạt cải cách nhằm chống lại giới quý tộc thị tộc dưới ảnh hưởng của quần chúng nhân dân - đã nêu lên ý tưởng về nhà nước pháp quyền, khi ông chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đề cao vai trò của pháp luật. Ông đã trực tiếp tiến hành các cuộc cải cách nhằm xoá bỏ sự hỗn loạn trong các thành bang và hoà giải những phe phái thù địch. Ông bảo vệ nền dân chủ tuyển cử ôn hoà, một chế độ mà lãnh đạo xã hội là những người quyền quý, giàu có trong xã hội, còn quần chúng nhân dân thì chỉ có quyền lựa chọn và giám sát công việc của các quan chức. Theo ông, “điều đảm bảo cho sự yên bình quốc gia là chính quyền và luật pháp cứng rắn… Tình trạng vô chính phủ đã đem lại bao tai họa, đƣa các thành phố tới chỗ diệt vong. Chỉ có pháp luật mới thiết lập đƣợc trật tự và tạo nên sự thống nhất” [50, tr.72].

Tiếp thu quan điểm này của Xôlông, Môngtexkiơ đã chỉ rõ bản chất của nhà nước cộng hoà như sau: Các vị pháp quan cầm quyền thì phải bầu chọn, các viên chức dân sự khác thì đƣợc lựa chọn theo cách rút thăm. Nhƣng việc rút thăm này chỉ được tiến hành trong số những người hiện diện, người trúng thăm phải qua sự thẩm xét của pháp quan, và mỗi công dân đều có quyền khiếu nại nếu thấy người đó không xứng đáng [29, tr.50].

Arixtốt (384 - 322 TCN) - nhà triết học, nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Hy lạp cổ đại, người sáng lập lôgíc học - trong tác phẩm “Chính trị”, lần đầu tiên đã nhắc đến thuật ngữ "xã hội công dân" với mục đích phê phán quan niệm của Platôn về nhà nước lý tưởng. Ông mở đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình về "xã hội công dân" bằng việc chứng minh rằng bản thân sự tồn tại của xã hội loài người đã làm nảy sinh sự bất công mà chế độ chiếm hữu nô lệ là nguồn gốc cơ bản của sự bất công đó. Nhà nước không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí của họ. Nhà nước xuất hiện một cách tự nhiên, đƣợc hình thành do lịch sử, đƣợc phát triển từ gia đình và làng xã nhằm đạt tới một cuộc sống sung sướng cho mọi người. Ông còn cho rằng, nhà nước tồn tại trước cá nhân như chỉnh thể tồn tại trước bộ phận. Cá nhân phụ thuộc vào thành bang, con người sinh ra là để sống trong thành bang và thành bang là sự thống nhất của đời sống tinh thần. Tiếp thu quan niệm đó của Arixtốt, Môngtexkiơ cho rằng, nhà nước ra đời do sự vận động và phát triển của xã hội loài người đến một trình độ nhất định. Con người từ sống theo bản năng sinh tồn vươn lên sống theo xã hội và theo pháp luật. Từ đó, con người lập gia đình, tạo nên xã hội rồi mới sáng lập ra nhà nước. Trong gia đình, người ta sử dụng đạo đức và tập quán, trong xã hội có nhà nước thì người ta sử dụng pháp luật. Quyền lực tối thượng của xã hội là thuộc về nhân dân.

Khi khẳng định sự cần thiết phải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, Arixtốt cho rằng, việc đề cao pháp luật phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Và, khi đưa ra ý tưởng về sự cần thiết phải tổ chức nhà nước một cách quy củ để đảm bảo sự công bằng của pháp luật, Arixtốt cho rằng, hình thức nhà nước thích hợp là hình thức mà ở đó có sự phân biệt cần thiết giữa ba loại quyền lực: nghị luận, chấp hành và xét xử.

Sứ mệnh của nhà nước là không chỉ bảo đảm cho con người sống bình

thường, mà còn phải làm cho con người sống hạnh phúc. Tiêu chuẩn để đánh giá nhà nước là mức độ phúc lợi mà nó đem lại cho các công dân trong xã hội (trừ nô lệ, bởi họ không được Arixtốt coi là người, mà chỉ là công cụ biết nói).

Với quan niệm như vậy, ông cho rằng, bất kỳ một nhà nước nào cũng được cấu thành từ ba tầng lớp: Người giàu, người nghèo và tầng lớp trung gian.

Ông ƣu ái cho tầng lớp trung gian vì tầng lớp này luôn tuân thủ những trật tự đã đƣợc xác lập và nhờ nó mà quốc gia có thể giải quyết đƣợc những mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo. Quan điểm này cho thấy, tuy chưa đưa ra những dấu hiệu cơ bản về thuyết phân chia quyền lực, nhưng tư tưởng của Arixtốt là nền tảng cho tư tưởng phân chia quyền lực sau này, và chính Môngtexkiơ cũng đã tiếp thu tư tưởng này.

Xixêrôn (106- 43TCN) - nhà hùng biện, nhà triết học, nhà hoạt động chính trị La Mã cổ đại - đã gắn liền nguồn gốc ra đời của nhà nước với sự giao tiếp vốn có của con người, theo hướng liên minh, liên kết con người với nhau bằng sự nhất trí về pháp luật và quyền lợi chung. Ông nhấn mạnh khái niệm nhân dân và coi “Nhân dân là một tập đoàn đông những người liên hiệp lại với nhau với cùng một luật pháp và cùng một cộng đồng lợi ích nào đó”

[23, tr. 106-107]. Với ông, đạo đức con người là biểu hiện cao nhất, nó giữ trách nhiệm trong đời sống công cộng, tham gia vào đời sống chính trị với tƣ cách nghĩa vụ. Người công dân lý tưởng của nhà nước La Mã phải tích cực tham gia vào đời sống chính trị, vì đó là biểu hiện cao nhất của đạo đức con người. Những công dân tốt không được phép bỏ qua các công việc công cộng, mà phải theo dõi công việc hàng ngày và chấp nhận các quy tắc của nó.

Xixêrôn cho rằng, nhà nước ra đời là để bảo vệ cho sở hữu tư nhân. Theo ông, nhà nước ra đời không phải do tự nhiên, mà do hoạt động của con người. Ông cho rằng, pháp quyền đƣợc lập ra là để xác lập sự thống nhất trong xã hội.

Đặc biệt, ông còn chú ý đến việc phân loại các hình thức tổ chức nhà nước:

dân chủ, quý tộc và quân chủ. Trong ba hình thức này, ông nghiêng về chế độ quân chủ. Còn chế độ dân chủ, theo ông, là chế độ bất công, là nhà nước có xu hướng cào bằng, vì nó đem lại cho mỗi người cái vốn có của mình, mà cái của mình ở mỗi người trong xã hội lại không giống nhau, nên trong xã hội chính nghĩa, người ta cần phải tôn trọng sự khác biệt. Tiếp thu quan điểm phân chia các hình thức tổ chức nhà nước một cách hình thức này của Xixêrôn, Môngtexkiơ đã phân chia nhà nước thành nhà nước dân chủ, nhà nước quân chủ và nhà nước chuyên chế. Song, khác với Xixêrôn, Môngtexkiơ nghiêng về chế độ cộng hoà dân chủ. Theo ông, trong chế độ này, con người đƣợc tự do, bình đẳng. Chỉ trong nền cộng hoà dân chủ, những giá trị cơ bản của tự do và bình đẳng mới có thể đến được với mỗi người. Ở đây, khi tiếp thu quan điểm của Xixêrôn về tự do, Môngtexkiơ đã cho rằng: “Tự do chính trị tuyệt đối không phải là muốn làm gì thì làm. Trong một nước có luật pháp, tự do chỉ có thể đƣợc làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm” [29, tr.105].

Từ những tư tưởng, quan niệm của các nhà tư tưởng thời kỳ Cổ đại về xã hội và nhà nước đã nêu trên, có thể nói rằng, mặc dù những tư tưởng, quan niệm đó đƣợc đƣa ra ở những góc độ khác nhau, nhƣng tựu chung lại, đều cổ vũ cho việc đề cao pháp luật và xây dựng nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

Khi lịch sử nhân loại phát triển đến thời kỳ Trung đại, khái niệm “công dân” đã trở nên mờ nhạt. Khi đó, các nhà tư tưởng thường coi con người tồn tại với tƣ cách thần dân và do vậy, trong thời kỳ này đã xuất hiện khái niệm

“cá nhân”, nhƣng chủ yếu là quan niệm về cá nhân trong quan hệ với Chúa.

Mặc dù vậy, đây cũng là một khái niệm rất quan trọng trong lý luận về xã hội công dân, nó đã đóng góp những giá trị tích cực cho sự phát triển chính trị của nhân loại. Những ý tưởng đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành

và phát triển tư tưởng của Môngtexkiơ về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.

Môngtexkiơ đã kế thừa những tư tưởng tư sản phong kiến của dân tộc mình. Đó là tư tưởng của Môngtenhơ (1533 -1592) - người đã đề cao tư tưởng nhân văn và cho rằng, con người có quyền được hưởng thụ giá trị vật chất và giá trị tinh thần; người đã phê phán kịch liệt thuyết kinh viện và thần học. Đến thế kỷ XVIII, các nhà Khai sáng Pháp, trước hết là phái duy vật đã đấu tranh chống lại chế độ quân chủ phong kiến, nhất là chống tôn giáo. Họ coi đó là chế độ xã hội không hợp lý, trái với trật tự tự nhiên. Với sự ra đời một nền khoa học mới, họ đã phát triển học thuyết duy vật và vô thần và cho rằng, giới tự nhiên có tính vật chất, không do ai sáng tạo ra và không bị mất đi, nó tồn tại mãi mãi, vô cùng vô tận và tuân theo những quy luật khách quan của mình.

“Kế thừa các nhà tư tưởng tư sản thế kỷ XVI-XVII, họ đã xây dựng học thuyết về quyền tự nhiên như quyền của những con người sinh ra vốn bình đẳng. Một vài nhà Khai sáng đã khẳng định quyền tự nhiên của con người là bất biến, nó đƣợc bảo vệ ở mọi chế độ xã hội. Học thuyết quyền tự nhiên được sử dụng làm vũ khí phê phán nhà nước chuyên chế và pháp luật đương thời” [30, tr.316].

Đứng về mặt phương pháp, Môngtexkiơ cũng như các triết gia khác của thế kỷ XVIII ở Pháp đã chịu ảnh hưởng quan niệm duy lý của Đêcáctơ (1590 - 1650) - người đã bác bỏ triết học thời Trung cổ, phủ nhận quyền uy của giáo hội, nền giáo dục kinh viện và coi xã hội Trung cổ là một xã hội đầy rẫy những cái bất hợp lý. Khi cho rằng, con người cần phải có một nền khoa học mới - một nền khoa học của con người, vì con người mà các nhà triết học Anh là những người đi tiên phong, Đêcáctơ đã chỉ rõ: “Người Anh đã đi đầu trong lĩnh vực này. Bêcơn sớm đƣa ra lập luận cho rằng việc nghiên cứu khoa học đối với tự nhiên đã bao hàm một điều là cả con người và xã hội cũng là đối tƣợng của sự nghiên cứu đó. Hệ thống các quy luật tự nhiên của Niutơn (1642-1727), dù ông cũng rơi vào bế tắc ở điểm tận cùng của lý lẽ khi viện

đến “cái hích của Chúa”, đã là một minh chứng mạnh mẽ cho nền khoa học mới như vậy” [21, tr.81]. Do vậy, Đêcáctơ đã đưa ra một phương pháp mới, khoa học về việc nhận thức thế giới, đem lý tính và khoa học thay cho tín ngƣỡng mù quáng. Ông nhấn mạnh lý tính, coi lý tính là tiêu chuẩn của chân lý. Về phương pháp, ông dùng sự “hoài nghi” làm phương pháp suy luận của mình. Theo ông, nhờ phương pháp suy luận này mà người ta có thể tránh mọi ý kiến sai lệch để xác định chân lý mà người ta không thể chối cãi. Khi kế thừa những quan điểm và phương pháp này của Đêcáctơ, Môngtexkiơ đã sử dụng chúng để xây dựng tư tưởng về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.

Tư tưởng của Môngtexkiơ không những chịu ảnh hưởng quan điểm duy lý của Đêcáctơ, mà còn chịu ảnh hưởng kinh nghiệm luận của Gi.Lốccơ (1632-1704). Gi.Lốccơ khẳng định nguồn gốc mọi tri thức con người là ở kinh nghiệm, nghĩa là để tồn tại nhƣ cái thực tồn thì phải đƣợc kiểm chứng bằng kinh nghiệm. Tiếp thu quan điểm này của Gi.Lốccơ, Môngtexkiơ khẳng định con người nguyên thủy lúc đầu nhận thức thế giới bằng cảm giác, sau đó dần dần dùng lý trí khái quát những tài liệu cảm giác. Khẳng định ý nghĩa của cảm giác, của sự nhận thức các sự vật bằng kinh nghiệm, Môngtexkiơ tin rằng, tri thức bắt nguồn từ kinh nghiệm.

Gi.Lốccơ là người bênh vực chế độ quân chủ lập hiến, bênh vực lợi ích của giai cấp tư sản Anh. Ông cho rằng, nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chế độ tư hữu. Kế thừa những tư tưởng này của Gi.Lốccơ, Môngtexkiơ đã ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến và coi đó là một thể chế lý tưởng. Khi phát triển tư tưởng phân quyền của Arixtốt cho phù hợp với đặc điểm phát triển của xã hội phương Tây trong bước giao thời của lịch sử cận đại, Gi.Lốccơ cho rằng, quyền lực nhà nước phải được phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền liên bang. Lập pháp do quốc hội đảm nhiệm, hành pháp thuộc về nhà vua, và vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm các bộ trưởng và quan chức khác. Còn quyền liên bang là các công việc đối ngoại. Trong ba

quyền lực này thì Gi.Lốccơ chứng minh rằng, lập pháp phải là quyền cao nhất, nó đƣợc duy trì mãi mãi và độc lập với các quyền khác. Môngtexkiơ cho rằng việc dồn cả ba quyền trên vào một cá nhân hay một cơ quan đã bị lịch sử vượt qua. Rằng tư tưởng phân quyền này là nhằm trao những bộ phận quyền lực nhà nước cho những lực lượng chính trị - xã hội khác nhau, cho giai cấp tƣ sản và tầng lớp quý tộc phong kiến. Và, mọi sự nới lỏng quyền lực từ phía cơ quan lập pháp cũng nhƣ sự thắt chặt quyền lực từ phía cơ quan hành pháp đều gây ra tác hại. Trên cơ sở đánh giá nhƣ vậy, Môngtexkiơ đã tiếp tục phát triển một cách sáng tạo lý luận về tam quyền phân lập.

Như vậy, có thể nói, sự phát triển tư tưởng về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền của các nhà triết học từ thời Cổ đại cho đến thế kỷ XVIII, là tiến trình đưa đến sự hình thành tư tưởng của Môngtexkiơ. Chúng ta không thể lật ngƣợc lại lịch sử. Song, có thể nói một cách chắc chắn rằng, nếu không có lịch sử triết học, không có các tư tưởng kế tiếp nhau đầy sinh động và ngày một phát triển, thì chƣa chắc đã có một nền tảng lý luận để Môngtexkiơ và các nhà triết học sau này xây dựng lý luận của mình.

Trong thế kỷ XVIII, các nhà Khai sáng Pháp, về cơ bản, đều hoạt động một cách độc lập, riêng rẽ. Mỗi người có suy nghĩ, có cảm nhận riêng về trách nhiệm của mình trước một xã hội đầy rối ren, nhiều biến động. Trước tình thế mà lịch sử trao cho họ, các nhà Khai sáng Pháp đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Vì lẽ đó mà trong các tác phẩm của họ, chúng ta không tìm thấy ở họ những nghiên cứu sâu sắc về vấn đề bản thể luận hay nhận thức luận, mà chỉ thấy họ quan tâm đến những vấn đề mang tính chính trị - xã hội, như các quan hệ, nhà nước, công dân, tôn giáo, con người, pháp luật, xã hội...Nhìn chung, có thể nói, các nhà Khai sáng Pháp đã đƣa ra các cách lý giải khác nhau về những vấn đề này, nhƣng họ vẫn thể hiện ra nhƣ một tổng thể thống nhất. Dù có sự khác biệt, nhƣng họ không hề đối lập nhau trên tinh thần chống chuyên chế, chống thế quyền bạo ngƣợc và thần quyền giáo điều, chống lại sự u tối trong nhận thức.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nhà nước pháp quyền, Triết học Pháp, Nhà tư tưởng, Xã hội công dân (Trang 23 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)