Mấy suy nghĩ bước đầu về việc xây dựng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng của Môngtexkiơ về những vấn đề này

Một phần của tài liệu Luận Văn Nhà nước pháp quyền, Triết học Pháp, Nhà tư tưởng, Xã hội công dân (Trang 64 - 75)

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA MÔNGTEXKIƠ VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

2.3. Mấy suy nghĩ bước đầu về việc xây dựng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng của Môngtexkiơ về những vấn đề này

Ở Việt Nam hiện nay, xã hội công dân có thể coi nhƣ là lĩnh vực công, là những công việc ngoài gia đình, cá nhân. Xã hội công dân mà chúng ta cần

phải xây dựng khác với xã hội nói chung ở chỗ, nó là hệ thống các tổ chức của công dân, các cộng đồng công dân và những mối quan hệ giữa chúng nhằm hiện thực hóa các cá nhân và nhân cách, nối các cá nhân với hệ thống xã hội, củng cố và bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đồng thời, thông qua các cộng đồng, xã hội công dân phối hợp hoạt động với nhà nước, đảm bảo cho quan hệ giữa nhà nước và xã hội cân bằng, ổn định, tạo các điều kiện tối ưu cho phát triển bền vững và tiến bộ xã hội. Xã hội công dân là một tổ chức trung gian đứng giữa cá nhân và nhà nước. Nó không phải là cuộc sống cá nhân, gia đình, các nhóm hoạt động bất hợp pháp, các tập đoàn tư nhân ... Những người tham gia vào xã hội công dân cần có sự bảo vệ của pháp luật. Nhƣ vậy, xã hội công dân không hạn chế quyền lực của nhà nước, mà là làm cho quyền lực của nhà nước có tính chính đáng khi quyền lực đó dựa trên các đạo luật và đƣợc sự thừa nhận của các công dân.

Những chức năng, mục tiêu của xã hội công dân cũng chính là vấn đề đang đặt ra đối với các quốc gia đề cao dân chủ, hướng tới dân chủ, trong đó có Việt Nam. Yêu cầu về sự phát triển của xã hội công dân ở nước ta rất lớn, bắt nguồn từ chính bản thân xã hội và cả những đòi hỏi khách quan, bên ngoài. Yêu cầu đó đã được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận. Trong Văn kiện Đại hội IX, Đảng ta đã chỉ rõ: “Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, văn hóa, hữu nghị, từ thiện - nhân đạo ... Sớm ban hành Luật về hội”

[11, tr.130-131].

Như chúng ta đều biết, lịch sử phát triển xã hội loài người đã chỉ rõ, nhà nước (yếu tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng) được hình thành và chịu sự quy định của các mối quan hệ kinh tế (cơ sở hạ tầng). Các kiểu nhà nước khác nhau đều dựa trên những mối quan hệ kinh tế ở trình độ phát triển khác nhau. Nhà nước pháp quyền phải được hình thành và phát triển trên nền

tảng xã hội công dân mà theo cách nói của Mác, “tức là lĩnh vực của những quan hệ kinh tế”. Theo Mác, xã hội công dân không phải do nhà nước tạo lập và quy định, và đến lượt mình, nhà nước đó phải do xã hội công dân tạo lập và quy định” [Xem:4, tr.315-316].

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, là yếu tố quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng. Việt Nam hiện nay chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là chúng ta đang thực hiện theo nguyên tắc “tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng so với cơ sở hạ tầng”

khi tính đến sự tiến bộ và khả năng vượt trước của kiến trúc thượng tầng. Do đó, vai trò của nhà nước vẫn chiếm ưu thế, sự vượt trội của nhà nước pháp quyền so với xã hội công dân là điều hợp quy luật và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là việc xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân, ở Việt Nam hiện nay không thể không gắn với việc xây dựng và phát triển xã hội công dân, mặc dù ở nước ta, xã hội công dân mới chỉ ở giai đoạn hình thành.

Trong các yếu tố tạo thành xã hội công dân, các quan hệ kinh tế thị trường giữ vai trò nền tảng và quan trọng nhất, nhưng đó chưa phải là tất cả nội dung của xã hội công dân. Thị trường không chỉ làm thay đổi mối quan hệ giữa con người với con người trong lĩnh vực kinh tế, mà còn làm thay đổi về cơ bản mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Một thị trường phát triển tương ứng với xã hội công dân, một mặt, làm cho xã hội đó có khả năng mở rộng các mối quan hệ giữa con người với con người vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của các cộng đồng dân cƣ nhỏ bé, khép kín trong một phạm vi nhất định (làng, xã ...) để vươn ra tầm quốc gia, quốc tế; mặt khác, các mối quan hệ này lại tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa con người với con người được bảo đảm bởi các quy luật, các nguyên tắc chặt chẽ của cơ chế thị trường, nhờ đó mà điều tiết được các mối quan hệ trong xã hội, nhất là

quan hệ kinh tế. Thông qua đó, thị trường tạo điều kiện cho xã hội công dân được hình thành, đồng thời tạo ra mối quan hệ phổ biến giữa người với người và làm cho mối quan hệ này vƣợt ra khỏi khuôn khổ của cộng đồng khép kín, định hình các mối quan hệ ấy bằng các khế ước xã hội song phương hoặc đa phương dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện, tự ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Để thúc đẩy quá trình xây dựng xã hội công dân một cách đồng thời và phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền, theo chúng tôi, chúng ta cần phải giải quyết một số vấn đề sau đây:

Về kinh tế: Chúng ta cần thúc đẩy quan hệ kinh tế thị trường để xác lập cơ sở kinh tế cho xã hội công dân. Đây là điều quan trọng, vì kinh tế thị trường tạo ra các mối quan hệ làm cơ sở cho xã hội công dân tồn tại và là điều kiện cơ bản để xã hội công dân hoạt động có hiệu quả. Nhà nước cần thực hiện tự do kinh tế, tạo ra các cơ chế nhằm đảm bảo tự do về kinh tế và tự do lao động thương mại, tín dụng.

Về chính trị: Chúng ta cần đẩy nhanh quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện triệt để việc quản lý xã hội bằng pháp luật để nhờ đó, một mặt, nhà nước pháp quyền đảm bảo cho các công dân, các tổ chức công dân cũng như các cơ quan nhà nước thực hiện đúng chức năng của mình; mặt khác, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm làm cho xã hội công dân ở nước ta không rơi vào tình trạng tự phát, mục đích hợp lý của xã hội công dân không bị biến dạng, đồng thời ngăn chặn tình trạng tổ chức xã hội công dân trở thành công cụ của một số người hoặc một nhóm người trong xã hội.

Bên cạnh đó, cần đổi mới các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội theo hướng xây dựng xã hội công dân có định hướng.

Về văn hóa - xã hội: Vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm để thúc đẩy quá trình xây dựng là nâng cao văn hóa dân chủ cho cả người dân và đội ngũ lãnh đạo.

Dân chủ ngày nay không chỉ là quyền chính trị và quyền công dân, mà còn là quyền kinh tế. Điều này có nghĩa là, nâng cao văn hóa dân chủ, nâng cao vai trò không chỉ của từng cá nhân, mà của cả cộng đồng. Nâng cao văn hóa dân chủ cho người dân đồng nghĩa với việc tôn trọng và khẳng định cá nhân với những lợi ích và nhu cầu riêng trên cơ sở nhận thức rõ giá trị của con người, không có sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sắc tộc, địa vị chính trị, giới tính,...phải quan tâm đến lợi ích công cộng và sẵn sàng lắng nghe người khác cũng như sẵn sàng bộc lộ ý kiến của mình. Một xã hội chỉ đạt đến trình độ xã hội công dân khi xã hội đó tham gia vào quá trình xây dựng, quản lý, hiệu chỉnh quyền lực công cộng (dưới dạng nhà nước và hệ thống pháp luật).

Phải xóa bỏ rào cản dân chủ, nâng cao trình độ dân trí, mở rộng các hình thức dân chủ. Người dân cần có thông tin về pháp luật, chính sách của nhà nước, các vấn đề liên quan đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân một cách kịp thời. Đây cũng là quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước.

Để xây dựng xã hội công dân, chúng ta cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật là cơ sở định hình của xã hội công dân. Thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ, các thành viên của cộng đồng đƣợc bảo vệ về an ninh và đƣợc đảm bảo các quyền cơ bản, nhƣ quyền tƣ hữu, quyền tự do phát triển cá nhân ngoài những quy định mà pháp luật không cấm.

Một công dân hay cơ quan nhà nước không thể làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước hay của công dân khác mà không chịu trách nhiệm pháp lý. Nhà nước cần chú trọng nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của người

dân, rèn luyện thói quen sống và làm việc theo pháp luật, tăng cường ý thức về chủ quyền cá nhân nói riêng, ý thức dân chủ nói chung để người dân chủ động tham gia vào đời sống chính trị.

Ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền phải dựa trên nền tảng xã hội công dân và theo nguyên tắc dân chủ. Đây là quy luật phát triển của xã hội. Do đó, chúng ta cần tiến hành đồng thời cả hai quá trình: xây dựng xã hội công dân mà cốt lõi là quan hệ kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền. Song, hiện nay, chúng ta còn gặp trở ngại lớn trong việc xây dựng xã hội công dân và nhà nước pháp quyền ở chỗ, nước ta chưa có một nền kinh tế phát triển và do ảnh hưởng nặng nề của những đặc thù văn hóa truyền thống, của nền văn minh lúa nước và truyền thống phong kiến tập quyền của nhà nước phương Đông với nền kinh tế tự túc, tự cấp, quen sống theo kiểu “phép vua thua lệ làng” ... Người dân vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất và trình độ hiểu biết để có thể tự ý thức về chủ quyền cá nhân của mình, cũng nhƣ sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa những cá nhân trong cộng đồng, chƣa khẳng định đƣợc cái “Tôi” của nhân cách. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chƣa có đủ điều kiện khách quan cơ bản nhất để thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội - đây là nội dung quan trọng của xã hội công dân và cũng là điều kiện và tiền đề để xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là vấn đề hiện thực, là thực tiễn sinh động để từ đó, đúc rút những bài học kinh nghiệm và khái quát thành lý luận. Đồng thời, chính thực tiễn là nơi kiểm nghiệm một cách xác đáng nhất để khẳng định trình độ hoàn thiện sự thống nhất các chức năng của nhà nước. Quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân thúc đẩy trình độ hoàn thiện việc thống nhất các chức năng nhà nước thông qua vai trò của nó đối với quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống chính trị.

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam đã đƣợc đặt ra trong các nghị quyết của Đảng. Bắt đầu từ đại hội Đảng lần thứ VII, với “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, quan điểm về sự tồn tại của cả ba quyền và sự phân công, phối hợp giữa ba quyền lực đó đã đƣợc Đảng ta chính thức khẳng định trên cơ sở tiếp thu, kế thừa, phát triển và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám, khóa VII, quan niệm về sự tồn tại của ba quyền đó đã được bổ sung: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Quan điểm về sự thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền và quyền lực nhà nước là quan điểm có tính nguyên tắc, đóng vai trò chỉ đạo trong việc thiết kế mô hình, tổ chức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại các Đại hội VIII, IX và X, quan điểm này đã đƣợc Đảng ta tiếp tục khẳng định và phát triển. Đặc biệt, gần đây nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác lập nguyên tắc của việc xây dựng nhà nước pháp quyền, đưa ra định hướng chủ đạo cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có thể nói, quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta đã tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, hợp lý của các nhà tư tưởng tiền bối, trong đó có tư tưởng của Môngtexkiơ. Việc làm này đã góp phần không nhỏ vào lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Lý luận xây dựng nhà nước pháp quyền của chúng ta không phải là đưa nguyên xi cái cũ vào cái mới và cũng không phải phủ định sạch trơn, mà chúng ta sử dụng phương pháp biện chứng. Với phương pháp biện chứng này, cái mà chúng ta kế thừa ở

học thuyết của Môngtexkiơ về nhà nước pháp quyền là tính chất “phi chuyên chế” của sự phân công quyền lực theo ba nhánh.

Hoạt động lập pháp là hoạt động tối cao của quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Quốc hội nắm quyền lập hiến, lập pháp, thành lập Chính phủ, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.

Chủ tịch nước, Chính phủ phải chịu giám sát của Quốc hội. Tòa án, Viện kiểm sát độc lập xét xử theo luật pháp, nhƣng Quốc hội với tƣ cách là cơ quan lập pháp vẫn xem xét, đánh giá tổ chức hoạt động, giám sát tối cao đối với việc xét xử, kiểm sát, quyết định biên chế bổ nhiệm các chức danh cao cấp của hai cơ quan này. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nhưng các đại biểu Quốc hội phải báo cáo với các cử tri.

Hệ thống cơ quan hành pháp phải có nhiệm vụ quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và do vậy, phải có đủ thẩm quyền, điều hành tập trung, xử lý nhanh chóng trước mọi diễn biến phức tạp của xã hội trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, là người được Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Nếu Chủ tịch nước chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội thì Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội, đồng thời phải báo cáo công tác với ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Cơ quan hành chính địa phương ở nước ta gồm ba cấp chính quyền đƣợc gọi là các đơn vị hành chính. Sự phân cấp quản lý trong hệ thống cơ quan nhà nước còn thể hiện ở nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ba cấp.

Hệ thống cơ quan tƣ pháp với nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền lợi công dân đòi hỏi phải bảo đảm tính công minh của pháp luật. Nguyên tắc xét xử của tòa án là Thẩm

phán và Hội đồng xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; xét xử tập thể và quyết định theo đa số, xét xử công khai, tranh tụng công khai, bình đẳng trước phiên tòa để tìm ra sự thật và chân lý, làm cơ sở cho sự phán quyết khách quan của Thẩm phán.

Trong hệ thống cơ quan tƣ pháp, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các Viện kiểm sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung, không lệ thuộc vào cơ quan nhà nước địa phương.

Những quy định trên cho thấy, pháp luật đƣợc đặt ở vị trí quan trọng với khung pháp lý chặt chẽ về chức năng, quyền hạn của cơ quan nhà nước, cho phép cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định.

Điều này cũng tương tự như quan điểm của Môngtexkiơ cho rằng, trong các nước dân chủ, công dân được tự do, nhưng đó là tự do trong khuôn khổ pháp luật.

Nhà nước mà chúng ta xây dựng là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước do nhân dân làm chủ, tổ chức và quản lý xã hội theo phương thức dân chủ, thực hiện nhiệm vụ bảo đảm sự tôn trọng nhân phẩm và các quyền cơ bản của con người. Nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc của nhà nước. Tất cả các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua Quốc hội, nhận quyền lực từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Tổ chức quyền lực của nhà nước ta không theo nguyên tắc phân quyền như nhiều chính thể của các nước tư bản, mà theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia nhưng có sự phân công giữa các cơ quan nhà nước. Đây là nguyên tắc thể hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiện quyền lực nhà nước. Sự thống nhất quyền lực nhà nước tạo nên sức mạnh to lớn đối với quốc gia, nhất là khi

Một phần của tài liệu Luận Văn Nhà nước pháp quyền, Triết học Pháp, Nhà tư tưởng, Xã hội công dân (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)