ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT TỪ NGỮ

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguyễn, Ngọc Tư, Kết cấu truyện ngắn, Ngôn ngữ học, Truyện ngắn (Trang 80 - 93)

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ NAM BỘ TRONG

3.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT TỪ NGỮ

Phương ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là ngôn ngữ của nhân vật mà còn là ngôn ngữ của người kể chuyện, của tác giả. Có thể nói, đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không phải là đọc truyện kể về những con người Nam bộ mà người đọc là những du khách đang tham quan vùng đất Nam bộ với tất cả những gì là đặc trưng nhất của con người và vùng đất này.

3.2.1 Tính phương ngữ đặc sắc

Nguyễn Ngọc Tư đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình là nhờ sự chân chất mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết. Đúng, song, cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (một cách thích thú) là nồng độ phương ngữ miền Nam trong truyện ngắn. Nếu bạn là người Nam, và nhất là nếu bạn đã xa quê hương lâu năm, thì chỉ những chữ mà Nguyễn Ngọc Tư dùng cũng đủ làm bạn sống lại những ngày thơ ấu xa xôi ấy. Từ vựng chị dùng không quý phái mà rất dân dã, được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ đời thường.

3.2.1.1 Xét về mặt từ loại a) Danh từ

Danh từ là những từ có nghĩa khái quát chỉ vật (bao gồm cả người, động vật, thực vật, đồ vật, các chất, những khái niệm trừu tường về vật tương đương). Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những danh từ trong tác phẩm của mình để

gọi tên các sự vật hiện tượng, hoàn cảnh đặc biệt mà chỉ bắt gặp trong thiên nhiên hoặc trong những sinh hoạt của người dân Nam bộ.

Những danh từ chỉ địa danh vùng sông nước Nam bộ như: vàm Cỏ Xước, vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, rạch Ráng,.. hay những tên ấp, tên làng, tên chợ như: xóm Kinh Cụt, Mút Cà Tha, chợ Ba Bảy Chín...

Ví dụ (92):

“Lối này đổ ra con đường chạy dài tới Vịnh Dừa. Đi chút nữa là tới đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt.” [10. H.L.C]

Những danh từ chỉ sự vật, cây cối hay những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cũng thuần chất Nam bộ như: cây mắm, rặng ráng, tra, quao, cà ràng...

Ví dụ (93): “Giang lấy chồng tháng hai, khi dọc những triền sông, trên những đám chùm gọng, những rặng ráng... tơ hồng bao phủ lên một một vàng óng, rồi chi chít những cái hoa con con trắng như hột tấm mẳn.” [16. N.S]

Người đọc có thêm được những kiến thức về sự phong phú của thế giới tự nhiên cũng như tên gọi của chúng qua những danh từ chỉ sự vật mà Nguyễn Ngọc Tư đã cung cấp trong truyện ngắn của mình.

Những danh từ chỉ nghề nghiệp cũng mang đặc trưng của một vùng quê sông nước như: nghề nuôi vịt chạy đồng, nghề gặt mướn, nghề cầm ca, ...

Ví dụ (94):

“Ông làm nghề nuôi vịt chạy đồng. Hôm nay ở đồng Rạch Mũi, ngày mai ở Nhà Phấn Ngọn, xa nữa lại đến Cái Bát không chừng.” [11.C.N.K.K]

Tên các nhân vật trong tác phẩm cũng rặt chất Nam bộ với những cách gọi theo theo thứ tự như: Hai Tương, Tư Lai, Tư Mốt, Năm Nhỏ, Út Vũ, ...

Ví dụ (95):

“Người ta gởi tới nhà Tư Lai một lá thơ. Thơ đề “Kính gởi ông Hai Tương”. Cả nhà bối rối không ít. Ông Hai Tương đã ra người thiên cổ lâu rồi, thấy có người nhắc lại chồng, bà cụ Hai Tương nhớ quá ứa nước mắt.” [1.

N.Đ.K.T]

Những từ chỉ cách xưng gọi như: ba, má, chế, qua, tía, bây...

“Ba tôi thở dài. Má tôi thở dài...” [17. D.N]

Mỗi vùng miền đều có sự khác biệt về địa lí, văn hoá, xã hội và các sản vật lạ mà chỉ có ở địa phương đó. Cuộc sống của người dân Nam bộ có những đặc trưng riêng so với các vùng miền khác. Vì vậy, cách gọi tên những sự vật, hiện tượng cũng có những khác biệt. Sự khác biệt đó làm nên sự đa dạng trong ngôn ngữ. Nó bổ sung vốn kiến thức về sự đa dạng của thế giới xung quanh, giúp ta khám phá nhiều điều về lí thú về vùng đất miền tây Nam bộ.

b) Động từ

Động từ có ý nghĩa khái quát chỉ hành động (hiểu rộng bao gồm các hoạt động vật lí, tâm lí, sinh lí.

Phương ngữ Nam bộ trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư còn là những từ chỉ hoạt động. Điểm đặc biệt là hầu hết các động từ phương ngữ đều có từ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân như: mần - làm, biểu - bảo, coi kiếng - soi gương, giăng mùng- mắc màn, vô - vào, coi - nhìn (xem),...

Ví dụ (97):

“Mấy trự công an ơi! Con Miên mần cà chớn quá, sao mấy ông không giỏi phạt nó đi.”,... “Trời ơi coi kĩ lại sao mà em giống bé Hai vậy không biết?

Cái gì cũng giống. Cặp mắt nè, cái miệng cá sặt nè...” [2. C.X]

c) Tính từ

Những từ chỉ trạng thái, tính chất như: bịnh, bằn bặt, cà chớn, chảnh, giả bộ, lãng xẹt, nhẹ hều, rã gánh, rớt nhịp, xà quần, xỉn, ...

Ví dụ (98):

“Sao tự nhiên em qua đây lãng xẹt vậy không biết?” [6. L.C.S.S.S]

Bên cạnh đó tính từ chỉ mức độ cũng rất đậm đặc như: quá trời, y chang, nhẹ hều, chút xíu, ...

Ví dụ (99):

“Ngoài chỗ nói chuyện nhiều ra (mà toàn nói chuyện khơi khơi), sao mà anh Năm “Già” giống Khởi kì lạ. Giống cả cái yêu lặng lẽ, lầm lì (như ông trời trả lại y chang).” [18. D.P.S.L]

Những từ này tưởng như chỉ có trong lời nói hằng ngày mà khi vào văn Nguyễn Ngọc Tư lại có sức hấp dẫn kì lạ. Có được điều này là do tác giả đã đặt nó đúng nơi, đúng chỗ tạo được sự gần gũi thân quen.

d) Các từ loại khác

Những từ biến âm và biến âm có rút gọn như: bi nhiêu, hông, hổng dè, hi sanh, kinh, mơi mốt, tết nhứt, thiệt, thí mồ, ảnh, bển, chỉ, cổ, ổng, ...

Những tiểu từ tình thái mang màu sắc Nam bộ như: nè, bộ, hen, nghe, vậy ta, quá hà, chớ bộ, há, hen, ủa, nghen, dễ sợ...

Ví dụ (100):

“Coi .. Trời ơi, bữa nay bộ gió mát sao mà người ta ngủ ngon dễ sợ”

[20. C.Đ.B.T]

Việc sử dụng các từ này đã tạo ra hiệu quả tích cực trong việc sử dụng phương ngữ của tác giả. Nhóm từ này mang đặc trưng của cách nói Nam bộ, góp phần biểu lộ tình cảm của nhân vật trong tác phẩm và làm cho câu văn mang đậm sắc thái biểu cảm.

Như vậy, hệ thống từ loại mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng chủ yếu là vốn từ hằng ngày của người dân Nam bộ. Vẻ đẹp của nó không phải ở sự trau chuốt mà chính là sự bình dị, có chút gì đó hoang sơ: “Tía kiếm có con Cải rồi, dễ ợt hà mầy ơi”... “Con Cải tui về , nó lớn quá chừng hen”. Mỗi câu văn đều dày đặc phương ngữ, đúng như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân nơi đây. Tác giả dường như đã không cố tạo ra một sự thay đổi nào trên trang viết. Các từ phương ngữ mà trước nay người ta vẫn nghĩ rằng nó chỉ có giá trị sử dụng trong một vùng miền nhất định thì nay nó đã được đưa vào trong tác phẩm văn chương một cách trọn vẹn mà không hề gượng ép. Cái hay của những từ này chính là vẻ bình dị, gần gũi của nó với đời sống thường ngày của độc giả, nhất là độc giả Nam bộ.

3.2.1.2 Xét về mặt từ vựng ngữ nghĩa a) Từ đồng âm

“Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác

âm chúng ta phải căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng các yếu tố đó. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc xác định nghĩa của những từ đồng âm được sử dụng trong giao tiếp của các vùng phương ngữ khác nhau. Chẳng hạn như

“răng”: phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm dùng để cán và nhai thức ăn(1), trong phương ngữ Trung bộ “răng” (từ để hỏi, tương đương với từ “sao”

trong ngôn ngữ toàn dân). Giữa ngôn ngữ toàn dân và phương ngữ Nam bộ cũng có rất nhiều từ đồng âm được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong tác phẩm của mình.

Ví dụ (101):

“Chú em nhớ quê hả?” Phi gật đầu. Ông già rủ, “Vậy chút nữa qua(a) nhà qua(b) nhâm nhi mấy ly chơi”. [15. B.N.M.M]

Trong câu trên có hai từ “qua” với ý khác nhau:

Qua (a): (động từ) di đến một nơi nào đó, sau khi vượt một khoảng không gian nhất định.

Qua (b): (phương ngữ, khẩu ngữ) từ người đàn ông lớn tuổi dùng để tự xưng một cách thân mật khi nói với người vai em, vai dưới(2).

Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng từ đồng âm một cách linh hoạt, điều này đã tạo nên nét phong phú, đa dạng cho tác phẩm, tạo nên một không gian Nam bộ rất thật trong tác phẩm.

b) Từ đồng nghĩa

“Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai.” [8,195]

Trong ngôn ngữ toàn dân hay một phương ngữ nào đó cũng tồn tại một số từ có nghĩa tương đồng với nhau. Tuy nhiên, chúng không trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng có những dị biệt nhất định nào đó bên cạnh sự tương đồng. Chính sự dị biệt đó là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Vì vậy, giữa ngôn ngữ toàn dân

(1) Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt

(2) Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt

với phương ngữ Nam bộ mà chúng ta đang xét cũng tồn tại nhiều từ đồng nghĩa như: coi kiếng - soi gương, chớ - chứ, mần – làm, khui - mở, ...

Ví dụ (102):

“Vóc dáng Điệp vốn nhỏ nhắn, đi hát cải lương từ năm mười sáu tuổi đến năm hai mươi hai tuổi chỉ chuyên đóng vai đào con. Điệp coi kiếng tự nhận xét: “Tại cái tướng em nhỏ chớ cái mặt em già”. Lên sân khấu với giọng ca lảnh lót, trong suốt lại thấy Điệp non tơ.” [4. C.C.Đ]

Khảo sát từ địa phương được sử dụng trong nguồn tư liệu, chúng tôi thấy những từ đồng nghĩa với từ vựng trong ngôn ngữ toàn dân xuất hiện khá nhiều. Trong phần phụ lục 2 chúng được đánh dấu bằng dấu cộng (+), tức là có sự tương ứng với từ trong ngôn ngữ toàn dân.

Sử dụng thành công các từ đồng nghĩa trong tác phẩm, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một giọng văn rất tự nhiên, đậm chất Nam bộ. Qua đó cũng thể hiện được sự phong phú trong cách dùng từ của tác giả, cũng nhờ đó, người đọc có thể hiểu thêm được sự phong phú của các trường ngữ nghĩa trong tiếng Việt.

c) Những từ khác âm, khác nghĩa

Xét về mặt từ vựng ngữ nghĩa thì đây là những từ khác với từ vựng trong ngôn ngữ toàn dân cả về âm cả về nghĩa như: bông sao nhái, cây bình bát, cây còng, cái cà ràng, cơn cớn, chách bụp, chí mí, chờ mờ, chùi lọ nghẹ,...

Ví dụ (103):

“Trong một thoáng, ông thấy mình chùng chình, vớ được khúc cây bình t, ông chống vào đất.” [8. T.Q.R.R]

Những từ ngữ Nam bộ khác âm khác nghĩa với từ nữ toàn dân cũng xuất hiện khá nhiều trong những truyện ngắn được khảo sát. Trong phần phụ lục 2 chúng được đánh dấu bằng dấu trừ (-), tức là có sự tương ứng với từ trong ngôn ngữ toàn dân. Những từ này một mặt tạo ra diện mạo riêng cho từng phương ngữ, mặt khác nó còn là nguồn bổ sung cho vốn từ toàn dân ngày thêm dồi dào, phong phú. Nhiều từ trong số đó đã được sử dụng rộng rãi trên

mọi miền tổ quốc như: áo bà ba, sầu riêng, chôm chôm,... chúng đang dần dần mất đi sắc thái địa phương và dần thâm nhập vào vốn từ toàn dân.

3.2.2 Tính chính xác và hàm súc của từ ngữ

Văn muốn hay trước hết phải đúng. Vì thế ngôn ngữ phải chính xác. Và cũng vì thế nhà văn cần cân nhắc lựa chọn từ ngữ để miêu tả đúng đối tượng, diễn đạt đúng điều mà nhà văn muốn nói. Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng từ ngữ miêu tả một cách chính xác, chân thật, thiên nhiên và con người ở vùng sông nước Nam bộ.

3.2.2.1 Thiên nhiên trong truyện ngắn của NNT

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có bối cảnh là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những con sông, những dòng kênh, con rạch chằng chịt. Vì thế, sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi ta bắt gặp hình ảnh những cánh đồng, những dòng sông trong mỗi trang truyện của chị.

Ví dụ (104):

“Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi nầy. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.” [20. C.Đ.B.T]

Chỉ bằng một đoạn văn ngắn tác giả đã miêu tả chân thực khung cảnh cánh đồng trong mùa hạn hán. Với nắng “đổ xuống”, lúa “chết non”, “khô cong”, “nát vụn”, chứng tỏ sức tàn phá, mất mát, cạn kiệt của cánh đồng trong mùa hạn hán. Nguyễn Ngọc Tư không gọt giũa câu chữ mà chỉ gợi tả rất thật bằng những từ ngữ đắt giá, đầy hình tượng đã làm bật lên cái khốc liệt, cái úa tàn trên những cánh đồng trong mùa khô vì thiếu nước.

Thiên nhiên Nam bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ dữ dội, khắc nghiệt mà đâu đó cũng rất thơ mộng, trữ tình. Tác giả đã đưa vào văn của mình những nét chấm phá vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên sông nước Nam bộ qua hình ảnh dòng sông quê hương đầy ắp kỉ niệm đối với nhân vật xưng “tôi” trong truyện ngắn “Dòng nhớ”.

Ví dụ (105):

“Đêm trăng sáng, ngồi trên nhà có thể thấy một dòng chảy líu ríu, sáng loáng. Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì chạy qua, tiếng mái chèo quẫy chách bụp rất đều. Dài từ ngã ba vàm đến đây, nước chảy êm, khuất gió, những chiếc ghe đi đêm hay đậu lại, nghỉ ngơi.” [17. D.N]

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chắc chắn không chỉ có độc giả Trần Hữu Dũng - Việt kiều Mỹ, giáo sư Kinh tế học mới có những nhận xét như thế này: “Đến Cà Mau, tận mắt nhìn sông, nhìn chợ, tận tai nghe tiếng gà gáy sớm, tiếng máy ghe bình bịch sau nhà Tư, rồi nhớ lại những bút ký của Tư (mà hầu như tôi nhớ hết!), tôi thêm một ý nghĩ: nếu là nhà làm phim, Nguyễn Ngọc Tư sẽ rất tài tình. Bạn hãy đọc, hoặc đọc lại, một sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (tỉ như Mối tình năm cũ), rồi trả lời giùm: đó là phim hay truyện? Những chi tiết trong đó làm người đọc thẩn thờ, nhưng sao ấy, chúng không tủn mủn tẩn mẩn, mà sáng và vui. Cái nhìn của cô trong “Chợ nổi”

đúng là một cái nhìn “điện ảnh”: những gam màu thật tươi, những “cận ảnh”

bất ngờ, song đôi mắt nhà văn ấy không bị vướng cái rè rè cơ động, cái xoay chuyển chậm chạp của máy quay phim, mà gần hơn với cái tung tăng của một con bướm nhỏ. Cảnh và người, lạ mà thân, xa mà gần, náo hoạt mà tĩnh yên, và đầy lòng thương mến.” [58]

3.2.2.2 Cuộc sống của người dân Nam bộ trong truyện ngắn

Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư kể rất nhiều về cuộc sống thiếu thốn, cơ cực của những người dân miền tây Nam bộ, đặc biệt là những người làm nghề sông nước và những người theo nghiệp cầm ca.

a) Cuộc sống của những người làm nghề sông nước

Bằng thứ ngôn ngữ giản dị mà đầy hình ảnh, Nguyễn Ngọc Tư đã lột tả cuộc sống cơ cực của những người làm nghề sông nước. Cuộc sống của họ quanh năm gắn liền với chiếc ghe nhỏ lênh đênh hết dòng kênh này đến dòng kênh khác.

“Dễ hình dung lắm. Như chỗ cái sạp xỉn màu tôi đang giặt vải lau đây sẽ là nơi chị sẽ ngủ, sáng ra chị vẫn không phải rời chỗ ấy, vì chỉ cần ngồi dậy, day mặt ra phía sau là đụng bếp, là có thể nhen lên một lọn khói buồn teo.

Mấy đêm đầu có lẽ không quen, vì phải nằm chèo queo, ghe thì chao sóng...

Chị cũng sẽ mất khá lâu để thích hợp với nhiều hình ảnh mang tính ước lệ, thí dụ như mấy bụi hành ngò trồng trên cái xô bể (thay vì khu vườn cây cỏ hoa trái mênh mông), hay cái lò cà ràng nhỏ thay vì cả một gian bếp ấm sực mùi củi lửa)... Và nghe cha tôi than, tôi chán cái nhà này rồi, thì cũng nên hiểu là không có cái nhà nào cả. Nhà chúng tôi là cái này, là cánh đồng nào đó, con sông nào đó.”, ... hoặc “Có mấy ông thống kê gì đó làm chứng, mấy ông đã ngao ngán như thế nào khi thấy chỗ ở ngang mét hai dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu, điều tra thêm thì phương tiện nghe nhìn giải trí chỉ cái radio trị giá mười bốn ngàn, nguồn nước sinh hoạt từ sông, thu nhập thì vài ba triệu một năm, tuỳ vào ông trời, như năm nay thì trắng tay...” [20. C.Đ.B.T]

Chỉ với hai đoạn văn ngắn tác giả đã vẽ lên toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt của một gia đình du mục, quanh năm trên chiếc ghe nhỏ hẹp. Mọi sinh hoạt đều có thể thực hiện tại một vị trí, hình ảnh “bụi hành ngò”, “cái cà ràng” là những hình ảnh thân thuộc trên chiếc ghe nhỏ. Ngoài ra, trên chiếc ghe ấy không hề có một thứ tài sản gì đáng giá, cuộc sống của họ vừa chật hẹp vừa vô cùng khó khăn, thiếu thốn.

b) Cuộc sống của những người nghệ sĩ

Cuộc sống của những người nghệ sĩ được Nguyễn Ngọc Tư đưa vào tác phẩm của mình một cách hết sức chân thực và cảm động.

Người nghệ sĩ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có số phận hẩm hiu, tình duyên không trọn vẹn, cuộc sống kém ổn định. Họ là những người đem lời ca tiếng hát của mình để mua vui cho đời, nhưng khi trở về với cuộc sống thực tại thì bị đời hắt hủi. Hầu hết những nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường yêu nghề, say mê với nghề. Họ sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình, bỏ lại sau lưng con thơ để sống trọn vẹn với nghề, sống trọn kiếp cầm ca. Cuộc đời của họ đôi khi trải qua bao sóng gió,

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguyễn, Ngọc Tư, Kết cấu truyện ngắn, Ngôn ngữ học, Truyện ngắn (Trang 80 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)