Nguồn nhân lực TT-TV tại Thƣ viện Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn nhân lực thông tin – thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Hà Nội – Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 37)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TT-TV TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ THƢ VIỆN HÀ NỘI

2.2. Thƣ viện Hà Nội

2.2.1. Thƣ viện Thành phố Hà Nội

2.2.1.2. Nguồn nhân lực TT-TV tại Thƣ viện Thành phố Hà Nội

Đội ngũ cán bộ của Thƣ viện Thành phố Hà Nội phần lớn là tốt nghiệp chuyên ngành TT-TV các hệ chính quy và tại chức từ Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Số còn lại tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế, Tin học và Ngoại ngữ.

Vì vậy cán bộ của Thƣ viện Thành phố Hà Nội phần đa đều đƣợc trang bị

trong Thƣ viện thì họ cũng khẳng định đƣợc khả năng đối với công việc, khả năng tƣ duy, vận dụng một cách hiệu quả kiến thức nghiệp vụ vào thực tiễn công tác.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện trình độ học vấn (theo từng chuyên ngành) của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội.

81.5

5.26 7.89

2.63 2.63

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

TT-TV Kế toán CNTT Tiếng Anh Tin học

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy:

Trong tổng số 38 cán bộ: 31 cán bộ có chuyên môn TT-TV chiếm (81,5%), 02 cán bộ chuyên ngành kế toán (5,26%), 03 cán bộ là cử nhân công nghệ thông tin (7,89%), 01 cán bộ là cử nhân ngoại ngữ tiếng Anh (2,63%) và một trung cấp tin học (2,63%). Ngoài ra có một số ít cán bộ tốt nghiệp thêm văn bằng của những chuyên ngành khác và 04 cán bộ đang theo học hệ tại chức ngoại ngữ tiếng Anh.

Thƣ viện Thành phố Hà Nội có 17 cán bộ có trình độ trên đại học (chiếm 44.74%), số cán bộ có trình độ đại học là 19 cán bộ (chiếm 50%), trung cấp là 2 cán bộ (chiếm 5.26%).

Trình độ học vấn của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội đƣợc thể hiện bằng biểu đồ dưới đây.

50

5.26

44.74

Trên ĐH Đại học Trung cấp

Biểu đồ: Tỷ lệ trình độ học vấn của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội Nhƣ vậy, với số liệu về trình độ học vấn kể trển, chúng ta có thể thấy nguồn nhân lực tại Thư viện Thành phố Hà Nội có trình độ học vấn tương đối cao, phần lớn cán bộ đều đạt trình độ đại học (50%), số cán bộ có trình độ Trung cấp là rất ít (02 người chiếm 5.26%) nhưng họ đều học các chuyên ngành khác. Tuy nhiên số cán bộ đạt trình độ Thạc sỹ chƣa thực sự nhiều.

Nhƣng đây là điều đáng khích lệ đối với Thƣ viện Thành Phố Hà Nội. Bởi việc cử cán bộ đi đào tạo Sau Đại học mới đƣợc bắt đầu từ năm 2000 và từ đó đến nay hàng năm Ban Giám đốc Thƣ viện Thành phố Hà Nội đều cử cán bộ đi đào tạo Thạc sỹ Khoa học Thƣ viện cũng nhƣ đào tạo tin học, ngoại ngữ.

Trong số 38 cán bộ nói trên, chỉ có 30 cán bộ trong biên chế và hợp đồng dài hạn, số còn lại chƣa đƣợc vào biên chế nên Thƣ viện ký trực tiếp hợp đồng lao động ngắn hạn với họ. Mặc dù quỹ lương của Thư viện Thành phố Hà Nội có chỉ tiêu là 38 người trong biên chế nhưng vì nhiều lý do khách quan mà số cán bộ còn lại chưa được vào sổ lương. Tuy nhiên Ban Giám đốc của Thƣ viện vẫn tiếp tục đề nghị lên Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch để số cán bộ trên sớm đƣợc ký hợp đồng lao động dài hạn.

Phân theo độ tuổi của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội.

22 24.83

31.03

22.14

0 5 10 15 20 25 30 35

21-30 31-40 41-50 51-60

Biểu đồ: Tỷ lệ về độ tuổi của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, số lƣợng cán bộ ở các độ tuổi là khác nhau và có sự chênh lệch.

Trong đó:

Nhóm cán bộ có độ tuổi từ 21-30 chiếm 22%

Nhóm cán bộ ở độ tuổi từ 31-40 chiếm 24.83%.

Nhóm cán bộ ở độ tuổi từ 41-50 chiếm 31.03%.

Nhóm cán bộ ở độ tuổi từ 51-60 chiếm 22.14%.

Nhƣ vậy số lƣợng cán bộ ở độ tuổi từ 41-50 chiếm tỷ lệ khá cao (31.03%), cán bộ có độ tuổi từ 21-30 chiếm tỷ lệ thấp nhất (22%). Tuy nhiên, số cán bộ có độ tuổi từ 31-40 (chiếm 24.83%) lại là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao (tốt nghiệp đại học chính quy), và có ƣu thế hơn về trình độ ngoại ngữ và tin học. Hơn nữa, họ còn là đội ngũ cán bộ trẻ nên rất năng động và có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến. Vì vậy, cần phải có chính sách phát triển và đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ trẻ này để họ có điều kiện nâng cao

trình độ chuyên môn cũng nhƣ phát huy cao hiệu quả nguồn nhân lực TT-TV cho các mục tiêu phát triển của Thƣ viện.

Phân loại theo giới tính

26.32

73.68

Nam Nữ

Biểu đồ: Tỷ lệ giới tính của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội

Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ nam và nữ trong tổng số cán bộ tại Thƣ viện Thành phố Hà Nội có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ cán bộ là nam chỉ chiếm 26.32%, trong khi tỷ lệ cán bộ nữ chiếm tới 73.68%.

Không chỉ đối với Thƣ viện Thành phố Hà Nội, tỷ lệ nữ trong tổng số cán bộ thƣ viện cao mà đây cũng là một thực trạng phổ biến tại các đơn vị TT-TV khác. Do đặc điểm về giới và điều kiện gia đình nên phụ nữ thường phù hợp với các vị trí mà công việc có phần ổn định về địa điểm (ít phải đi công tác xa hoặc xuống cơ sở), tính chất công việc không đòi hỏi nhiều về sức lực và trình độ kỹ thuật. Hơn nữa, nữ giới với đức tính cẩn thận, chu đáo, thường phù hợp với các công việc của Thƣ viện.

Tuy nhiên, việc nữ giới chiếm tỷ lệ cao tại Thƣ viện Thành phố Hà Nội cũng gây ra một số trở ngại nhƣ: khó khăn trong việc vận chuyển tài liệu giữa các bộ phận; khó khăn trong việc phục vụ tài liệu ở các phòng đọc (thường

với tần suất, yêu cầu cao); khó khăn khi điều động đi cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ; khó khăn về thời gian làm việc khi nghỉ chế độ thai sản;…

Mặt khác, do điều kiện gia đình và sức khỏe, nên họ thường ngại đi học thêm, học lên để nâng cao trình độ chuyên môn. Hơn nữa, xu hướng chung là cán bộ nữ thường có tâm lý hài lòng với công việc hiện tại. Do đó, xem xét vấn đề này dưới góc độ nguồn nhân lực TT-TV, tôi cho rằng tỷ lệ giới tính là một trong những thông tin cần thiết.

2.2.1.2.2. Trình độ tin học

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đã cho ra đời nhiều phần mềm Thƣ viện điện tử với các tính năng hết sức linh hoạt và mềm dẻo, bên cạnh đó các vật mang tin hiện đại cũng lần lƣợt xuất hiện, vì thế việc đòi hỏi mỗi cán bộ TT-TV phải có trình độ tin học nhất định để có thể sử dụng thành thạo các phần mềm Thƣ viện điện tử và có khả năng tra cứu, tìm kiếm, khai thác, chia sẻ thông tin trên mạng Internet là điều hết sức cần thiết trong mỗi cơ quan TT-TV.

Tại Thƣ viện Thành phố Hà Nội ngoài 04 cán bộ tốt nghiệp chuyên ngành CNTT, số cán bộ còn lại phần đa là có trình độ tin học cơ sở, họ sử dụng đƣợc phần mềm Word, Excel, Power Point và phần mềm thƣ viện CDS/ISIS nhƣng không thực sự thành thạo, số cán bộ thành thạo những phần mềm này của Thƣ viện chỉ có khoảng 10 người, số cán bộ có khả năng tra cứu, tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin một cách thành thạo nằm trong số ít những người tốt nghiệp chuyên ngành CNTT và những cán bộ đã có bằng Thạc sỹ Thƣ viện.

Có thể nói trình độ tin học của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội chƣa thể đáp ứng yêu cầu đặt ra cho mỗi cán bộ TT-TV trong khi CNTT không ngừng đổi mới và phát triển đồng nghĩa với nó là việc đáp ứng yêu cầu thông tin cho người dùng tin của Thư viện không thực sự hiệu quả.

2.2.1.2.3.Trình độ ngoại ngữ

Hiện tại việc khai thác, chia sẻ mọi nguồn lực thông tin với các cơ quan TT-TV trong và ngoài nước để tăng cường khả năng thoả mãn, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin, tiết kiệm kinh phí bổ sung...là vấn để đang được các cơ quan TT-TV đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên để thực hiện tốt công việc này bên cạnh kiến thức chuyên môn và tin học thì yếu tố ngoại ngữ đóng vai trò chủ đạo. Bởi không một cơ quan TT-TV nào có đủ kinh phí để bổ sung đầy đủ tài liệu đáp ứng cho nhu cầu không ngừng gia tăng của người dùng tin, đặc biệt là tài liệu nước ngoài, giá thành rất cao và không dễ mua. Bên cạnh đó nguồn tài liệu nước ngoài miễn phí trên mạng bằng tiếng nước ngoài cũng khá nhiều, đặc biệt là tiếng Anh, vì vậy yêu cầu đặt ra đối với mỗi cán bộ TT- TV phải biết ít nhất một ngoại ngữ là điều tất yếu.

Cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội 90% có trình độ A tiếng Anh, số cán bộ có trình độ B tiếng Anh là 10 người, chủ yếu là cán bộ đã tốt nghiệp Cao học, cán bộ đang theo học tại chức ngoại ngữ và duy nhất có 01 cán bộ là Cử nhân ngoại ngữ. Số cán bộ biết thêm ngoại ngữ thứ hai nhƣ tiếng Pháp, tiếng Nga là 04 người và họ cũng nằm trong số những cán bộ đã tốt nghiệp Sau đại học Nhƣ vậy so với yêu cầu thực tế có thể khẳng định rằng trình độ ngoại ngữ nguồn nhân lực Thƣ viện Thành phố Hà Nội không thể thực hiện đƣợc những yêu cầu nói trên.

2.2.1.2.4.. Thái độ phục vụ của cán bộ

Cán bộ Thư viện là người hướng dẫn bạn đọc cách tra cứu tìm tin, hướng dẫn bạn đọc cách đọc tài liệu, và là người trực tiếp tiếp xúc với người dùng tin. Vì vậy, đây là một yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh mẽ đến chất lượng phục vụ bạn đọc bởi họ là người trung gian giữa tài liệu với người dùng

tin. Thái độ niềm nở, nhiệt tình, chu đáo là những cảm nhận của người dùng tin về cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội.

Qua khảo sát tại các phòng phục vụ của Thƣ viện Thành phố Hà Nội, tôi đã trực tiếp phỏng vấn người dùng tin về thái độ của cán bộ Thư viện cũng như quan sát quá trình giao tiếp của cán bộ và bạn đọc. Kết quả là trên 90% người dùng tin đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ Thƣ viện Thành phố Hà Nội là tốt, họ thân thiện, cởi mở và rất gần gũi với người dùng tin.

Chính vì vậy mà số lƣợng bạn đọc đến với Thƣ viện ngày một đông. Theo số liệu thống kê về công tác phục vụ của Thƣ viện năm 2008 thì lƣợt bạn đọc là 154.800 lƣợt, lƣợt tài liệu luân chuyển tại Thƣ viện là : 499.200 lƣợt, lựợt tài liệu luân chuyển tại cơ sở là : 07 chuyến với 300 tài liệu

2.2.1.2.5. Điều kiện làm việc

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Thƣ viện tiếp quản tòa nhà mới tại địa điểm 47 Bà Triệu (tháng 10 năm 2008), điều kiện làm việc của cán bộ Thƣ viện đƣợc nâng lên rõ rệt. Thƣ viện đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu công việc của cán bộ Thƣ viện đồng thời giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ góp phần phục vụ bạn đọc ngày một hiệu quả. Các phòng làm việc đều có máy tính nối mạng Internet và đƣợc lắp đặt hệ thống điều hòa phục vụ cán bộ và người dùng tin trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên, Dự án về việc xây dựng Thƣ viện điện tử của Thƣ viện Thành phố Hà Nội lại chƣa đƣợc thực hiện khi tòa nhà đi vào hoạt động từ ngày 10 tháng 10 năm 2008 cho nên mảng CNTT của Thƣ viện còn chƣa đƣợc trang bị đầy đủ.

2.2.1.2.6. Thu nhập bình quân của cán bộ Thư viện Thành phố Hà Nội Thông qua số liệu bảng hỏi mà tôi tiến hành khảo sát và phỏng vấn cán bộ tại Thƣ viện Thành phố Hà Nội thì thu nhập bình quân của cán bộ Thƣ viện là trên 2 triệu đồng/ tháng/ người (từ 2.1 -2.5 triệu). Với mức thu nhập như hiện nay cùng với phụ cấp về chất độc hại, phụ cấp làm ngoài giờ; thứ bảy, chủ nhật, cán bộ Thƣ viện không có thêm khoản chi phí nào khác.

Qua việc phỏng vấn, hầu hết cán bộ tại Thƣ viện cho biết với mức thu nhập nhƣ hiện nay thì họ không đủ trang trải cho cuộc sống trong khi yêu cầu của cuộc sống lại ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nguồn nhân lực thông tin – thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và Thư viện Hà Nội – Thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)