CHƯƠNG 2. MỘT SỐ QUAN NIỆM TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CON ĐƯỜNG TU TẬP GIẢI THOÁT
2.2. Một số quan niệm về nhân sinh và con đường tu tập giải thoát của Trần Nhân Tông
2.2.2. Quan niệm của Trần Nhân Tông về con đường tu tập và giải thoát
Mục đích cao nhất mà đạo Phật hướng đến là giải thoát. Và theo đạo Phật, nếu con người muốn thoát khỏi những khổ đau đó thì chỉ có Bát Chánh Đạo mới diệt trừ được. Theo Kinh Dhammapāda thì con đường cao thượng nhất là Bát Chánh Đạo, chân lý cao thượng nhất là Tứ Diệu Đế... đó là con đường duy nhất, không còn con đường nào khác dẫn đến tri kiến thanh tịnh. Hãy đi theo con đường ấy, để sớm thoát khỏi mọi điên đảo của Ma vương. Và giải thoát đối với đạo Phật, không phải là bám víu vào một đấng cứu thế, hay một phép thần thánh nào đó. Mà chính là sự đoạn tuyệt tham, sân, si trong chính mỗi cá nhân con người. Đạo Phật quan niệm đời là bể khổ, và để thoát khỏi sự khổ đau đó thì con người cần phải giữ giới như:
Không sát sinh, trộm cướp, dâm dục, vọng ngữ, bán rượu, giao nói lỗi của bốn chúng, tự khen mình chê người, bòn xẻn thêm mắng đuổi, giận hờn không chịu xám hối, hay hủy báng tam bảo. Trần nhân tông ko phủ định những điều luật hay con đường tu tập giải thoát của Đạo Phật, mà ông chú trọng hơn vào vào thiền.
Trần Nhân Tông cho rằng cần chấp nhận sự sinh tử như một lẽ tự nhiên, không chạy trốn. cần phải sống giữa đời, giải quyết những thách đố của đời thường, tùy duyên mà hành đạo. sống tùy tục, trộn lẫn với đời thường cũng chính là sống hành động với cái tâm hướng thiện. theo ông, sự giác ngộ cần phải được thực hiện ngay trong vòng sinh tử, thiền gia phải sống hết mình để thực hiện giải thoát ngay khi còn sống. Vì thế, mọi hoạt động xã hội như quân sự, chính trị, tôn giáo đều là hành thiện cả. thiền gia chỉ đắc đạo ngay giữa đời thường như hoa sen chỉ thanh cao khi thấp ướt bùn lầy. như thế, Trần Nhân Tông hiểu một cách sâu sắc tính cách vô thường ngắn ngủi của cuộc sống con người. nó như hơi thở qua buồng phổi mà thôi.
Trần Nhân Tông cũng rất coi trọng đến vấn đề rèn luyện đạo đức, trí tuệ và giải thoát. Vấn đề tu luyện đạo đức, trí tuệ để đạt tới giác ngộ và giải thoát cũng là một trong những vấn đề đặc sắc trong triết lý nhân sinh của Trần Nhân Tông. Trong tác phẩm Cư trần lạc đạo phú, ông viết : Rèn lòng làm bụt, chỉn xá tua một sức giồi mài ;đãi cát kén vàng, còn lại phải nhiều phen lưu lọc37
“Tham ái nguồn dừng, chẳng cong nhớ châu ngọc quý;
Thị phi tiếng lặng, được dầu nghe yến thốt oanh ngâm”38
Trần Nhân Tông không những đã đích thân đi khắp nơi giảng thuyết Thập thiện mà bản thân nhà vua sau khi xuất gia đã sống một nếp sống cực kỳ đạo hạnh, giản dị, trong sáng, một cuộc sống thiền khó tìm thấy ở một ông vua nào khác.
37 Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, tr.508 Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội
38 Nt. Tr 505
“Bán song đăng ảnh mãn sàng thư, Lộ trích thu đình dạ khí hư.
Thuỵ khởi châm thanh vô mịch xứ, Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ.”39 Dịch nghĩa
Bóng đèn soi nửa cửa sổ, sách đầy giường, Móc rơi trên sân thu, hơi đêm thoáng mát.
Tỉnh giấc không biết tiếng chày nện vải ở nơi nào, Trên chùm hoa quế trăng vừa mọc.
Hay trong bài Sơn phòng mạn hứng, Trần Nhân Tông cũng viết : Thuỳ phọc cánh tương cầu giải thoát, Bất phàm, hà tất mịch thần tiên.
Viên nhàn mã quyện nhân ưng lão, Y cựu vân trang nhất tháp thiền.
Dịch nghĩa
Ai trói buộc mà phải tìm phương giải thoát, Phẩm cách chẳng phàm tục cần gì tìm thần tiên.
Vượn nhàn, ngựa mỏi, người cũng đã già, Vẫn một chiếc giường thiền ở am mây cũ.
Với tấm lòng yêu thương chúng sinh vô hạn, ông đã chỉ ra cái gốc trong mỗi con người, rồi lại chỉ ra cho họ tại sao bị lạc đường, để cho họ tại sao bị lạc đường, để cho họ trở về gốc, trở về với chính bản thân mình.
Theo Trần Nhân Tông, tâm là nơi xuất phát,nơi ẩn chứa Phật tính mà mọi người không biết nên họ chạy đông, chạy tây tìm bụt. Điều này cũng giống như con huơu khát nước chạy trên bãi sa mạc, càng tìm càng không thấy bởi lẽ họ đã quên
39 Trần Nhân Tông, Nguyệt ,
https://www.thivien.net/Tr%E1%BA%A7n-Nh%C3%A2n- T
%C3%B4ng/Nguy%E1%BB%87t/poem-4TbMJ6DPxhCRayuAI8aY_w
gốc, theo cách gọi của Trần Nhân Tông là “khuây bản”. Bởi vì vậy mọi người hãy hồi tâm, hãy nhìn lại tự tâm như Trần Nhân Tông kêu gọi. “Bụt ở trong nhà , chẳng phải tìm xa. Nhân khuây bản nên ta tìm thấy bụt ; đến cốc hay chỉn bụt là ta.”40
Ngoài ra Trần Nhân Tông còn chỉ ra rằng, tu đạo phải gắn liền với việc rèn tính sáng, nén niềm vọng, dứt trừ nhân ngã, dứt hết tham sâu, xét thân tâm… Nghĩa là phải ra sức dùi mài lực học, phải công phu như người đãi cát tìm vàng, để dẫn đến ngừng nguồn tham ái, lạng tiếng thị phi. Bởi lẽ không có sự tập trung cao độ, nếu thân tâm không trong sạch. Khi đầu óc cháy bỏng những khát vọng ham muốn, tham lam, ích kỷ, khi tâm mờ mịt vì sắc đẹp, tình yêu và dục vọng về cuộc đời và sự vật xung quanh. Vì thế, trong Cư trần lạc đạo phú, Trần Nhân Tông đã viết :
Gìn tính sáng tính mới hầu an;
Nén niềm vong, niềm dừng chẳng thác.
Dứt trừ nhân ngã thì ra tướng thực kim cương;
Dừng hết tham sân mới láu lòng màu viên giác41
Thơ Trần Nhân Tông, lúc chưa an tâm tĩnh trí, mỗi lần xuân về trăm hoa đua nở, tâm coi con người bị lôi cuốn, tác động bởi cảnh đẹp mà bâng khuâng, mơ mộng. Nhưng khi biết được đường vào cửa Thiền, đã cởi bỏ mọi danh sắc của thế gian, thấu hiểu được vũ trụ, thật tướng của thế giới, thì cái tự an nhàn không còn bị sắc hương lôi cuốn.
Tập trung suy nghĩ chỉ có được khi cá nhân con người đã trải qua những biến đổi đạo đức nhất định theo chiều hướng thiện. Sự tu luyện tâm và tính không phải cốt được quả báo, cũng như giữ giới hạnh, chống lại cái vô thường không phải cốt để mua danh bán lợi.
40 Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần quyển thượng, tr506, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
41 Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, tr. 505, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
Trần Nhân Tông đã thực hiện đúng con người mà Phật tổ trước kia đã làm là xuất gia tu hành Đầu đà – là loại bỏ trụi trần phiền não để tìm cầu Phật đạo. Thực chất của tu hạnh đàu đà là thực hiện khổ hạnh, tẩy rửa mọi dục vọng đời thường để thân thể thanh tịnh. đây cũng là bước đi đầu tiên của Phật tổ thích ca trên con đường cầu tìm chân lý. Trong tu hạnh Đầu đà, có 12 phạm hạnh dùng để đối trị thân tâm, đoạn trừ các phiền não cấu uế: ở nơi alannha (thanh vắng); thường đi khất thực;
khất thực tuần tự, không phân biệt giàu nghèo ; mỗi ngày chỉ ăn một bữa; ăn uống điều độ; sau bữa ăn trưa không dùng các chất bỏ dưỡng; mặc y chắp vá; chỉ dùng có ba y; ở những nơi nghĩa trang; nghỉ ngơi bên gốc cây; ngồi chỗ khoảng đất trống;
chỉ ngồi chứ không nằm.
Điều quan trọng nhất ở đây là phải có ý chí, quyết tâm lớn. nếu như Phật tổ Thích ca bất chấp mọi lời can ngăn của Vua cha, dấn thân vào núi Tuyết Sơn với một quyết tâm rắn chắc như kim cương thì Trần Nhân Tông từ bỏ địa vị cao sang, phú quý tột cùng, chấp nhận cuộc sống tu hành, khắc khổ chốn Yên Tử linh thiêng với ý chí không gì lay chuyển nổi. Đây cũng là điểm khác nhau giữa Trần Nhân Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ. Theo ông, tu hạnh Đầu đà không định đến sự đắc đạo, nhưng nó là điều kiện, bước chuẩn bị cho một hành giả bước vào thiền. trong bài Cư trần lạc đạo ông viết:
Cầm giới hạnh, địch vô thường, nào có sá cầu danh bán chác. Ăn rau ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thửa đắng cay; Vận giấy vận sồi, thân căn có ngại chi đen bạc.
Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quý nửa thiên cung; Dầu năng miễn thửa nhân nghì, ba phiến ngói yêu hơn lầu gác.42 Trong bài “Ngắm cảnh chiều ở Thiên Trường”, ông viết
Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên, Bán vô, bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lý quy ngưu tận, Bạch lộ song song phi há điền.
42 Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần quyển thượng, tr. 505, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
Dịch nghĩa:
Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như khói, Bóng chiều tà nửa không, nửa có.
Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết, Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng.
Không những vậy, ông đã khuyên mọi người trong cuộc sống không nên coi trọng công danh, không màng phú quý để xây dựng nếp sống đạo đức. trong bài Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, ông viết :
Công danh chẳng trọng, Phú quý chẳng màng 43
Tư tưởng Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến Trần Nhân Tông, nên ông đã sống một cuộc đời thanh tịnh, lặng lẽ, không oán giận, không chấp, sống theo nếp sống thiện của nhà Phật. yên bề với cảnh sống đạm bạc, tìm chỗ an dưỡng thân mình, vào chôc núi cao non khuất,náu mình trong hoang dã, làm bạn cùng vượn, quét đài hoa, thờ Bụt, tụng niệm trời Phật, cầu thánh hiền mà lòng hỷ xả, vô sự, thanh nhàn.
“Yên bề phận khó, Kiếm chốn dưỡng thân;
Khuất tịch non cao, Náu mình sơn dã.
Vượn mừng hủ hỷ, Làm bạn cùng ta;
Vắng vẻ ngàn kia, Thân lòng hỷ xả.
Thanh nhàn vô sự, Quét tước đài hoa;
Thờ phụng bụt trời, 43 Nt. Tr.532
Đêm ngày hương hoả.
Tụng kinh niệm bụt, Chúc thánh khẩn cầu”44
Khi con người đã tu tập, rèn luyện đạo đức và trí tuệ ( rèn một tấm lòng) để trở về với chân tâm, bản tính của mình, làm điều thiện, tránh được điều ác, thị khi đó the Trần Nhân Tông con người ta sẽ không còn phân biệt cái này cái kia, không còn tranh nhân chấp ngã và thị phi chẳng hề nữa :
Chẳng còn bỉ thử.
Tranh nhân chấp ngã.
Trần duyên rũ hết, Thị phi chẳng hề.
Rèn một tấm lòng, Đêm ngày đon đả.
Ngồi cong trần thế, Chẳng quản sự thay.
Văng vẳng ngàn kia, Dầu lòng dong thả.45
Trải qua thời chiến, Trần Nhân Tông đã tìm thấy trong đạo Phật có nhiều yếu tố tích cực có thể tăng cường sự đoàn kết toàn dân và đặc biệt là củng cố gây dựng, rèn luyện đạo đức xã họi, đó là cơ sở không thể thiếu được của sự phồn thịnh, lành mạnh.
Mong muốn này của ông không chỉ có ý nghĩa tôn giáo, mà còn mạng ý nghĩa chính trị sâu xa, nhằm khắc phục những hạn chế của Phật giáo thời Lý và đầu thời Trần, đồng thời nhằm thiết lập hệ tư tưởng độc lập, thống nhất cho xã hội Đại Việt.
đây cũng chính là lý do vì sao Trần Nhân Tông sau khi xuất gia đã đi khắp nơi trong nước giảng giả về mười điều thiện, giáo hóa nhân dân trở nên hiếu hòa và đạo đức.
44 Viện Văn học (1989), Thơ văn Lý – Trần quyển thượng, tr. 533, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
45 Nt, tr. 534.
Tư tưởng nhân văn cao cả của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, không chỉ cứu dân ta ra khỏi cảnh nô lệ mất nước mà còn muốn cứu dân thoát khỏi nỗi khổ thường nhật ở con người. đó cũng chính là mục đích, lý tưởng thiền và giải thoát của Trần Nhân Tông.
Tiểu kết chương 2
Trần Nhân Tông ngoài là một vị vua anh minh, còn là một nhà tư tưởng lớn.
Những tư tưởng triết học của ông cho tới thời hiện tại vẫn còn có giá trị nhân văn sâu sắc. Triết học Phật giáo có tính bản thể luận, những tư tưởng nhân sinh quan, những tư tưởng để tu tập và đạt đạo. Trong đó, nghiên cứu sâu về cuộc đời và vai trò của con người trong cuộc sống, hay quan niệm vấn đề rèn luyện tinh thần đạo đức trí tuệ giải thoát là nổi bật. Theo Trần Nhân Tông, sinh lão bệnh tử là một lẽ tự nhiên, tất thảy đều lấy “thiện” làm trung tâm, tùy duyên mà hành đạo. Cũng theo ông, vấn đề tu luyện về mặt đạo đức và trí tuệ để đạt tới giác ngộ và giải thoát cũng là một trong những vấn đề trọng yếu. Ông cho rằng, tâm là nơi xuất phát, là nơi ẩn chứa của Phật tính. Tâm lại không ở đâu xa, mà ở trong chính bản thân ta. Chính vì lẽ ấy mà tu đạo gắn liền với rèn tính sáng, mỗi một cá nhân trong xã hội ai ai cũng biết điều đó, đoàn kết lại sẽ tạo nên một xã hội phồn thịnh và lành mạnh.