-Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả và hát đúng giai điệu bài hát, hiểu nội dung bài hát thể hiện được cảm xúc của mình khi hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc, hứng thú trong khi chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe hát cho trẻ
- Giúp trẻ phát triển kỹ năng biểu diễn mạnh dạn, tự tin 3. Thái độ:
- Qua hoạt động giáo dục trẻ học ngoan yêu thích học âm nhạc, - Trẻ yêu quý cây cối xung quanh. Biết cách chăm sóc, bảo vệ cây.
II. Chuẩn bị:
1.Đồ dùng của giáo viên và trẻ :
- Nhạc không lời bài hát: Hoa trường em - Ti vi, máy tính
- Mũ chóp kín
2. Địa điểm tổ chức:
- Tổ chức tại lớp học
III. Tổ chức hoạt động
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài : Màu hoa 2. Giới thiệu bài
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
-
Cô hỏi: Các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nhắc đến màu hoa nào?
- Ngoài những màu đó con biết hoa có màu gì nữa?
- Hoa có tác dụng gì?
- Giáo dục trẻ yêu thích vẻ đẹp của hoa biết thể hiện bằng việc làm cụ thể.
3. Hướng dẫn:
a. Hoạt động 1: Dạy hát bài: “ Hoa trường em”
- Cô hát lần 1:
- Cô hỏi: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả:
+ Vừa rồi các con nghe giai điệu bài hát mang tên:
“Hoa trường em” do nhạc sĩ Dương Hưng Bang sáng tác.
*Giới thiệu nội dung bài hát:
Bài hát nói về các em nhỏ tươi tắn giống như những đóa hoa đẹp mỗi bạn nhỏ đều là những bông hoa đẹp của trường của lớp của cô giáo và là cháu của bác Hồ kính yêu nữa đấy các con ạ!
Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi cố gắng là con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ xứng đáng như những bông hoa của trường .- Các con có ngoan như bạn nhỏ trong
- Trẻ hát
HỌẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Màu hoa
- Màu đỏ, tím, đỏ - Màu hồng, trắng, cam - Trang trí, làm cảnh...
-Trẻ nghe
- Trẻ nghe
bài hát không. Bây giờ cô mời các con nghe lại bài hát một lần nhé!
- Cô hát lần 2: Kèm theo cử chỉ điệu bộ minh họa
Lần 3: Cô mở nhạc cho trẻ nghe trọn vẹn giai điệu bài hát. Cả lớp đã sẵn sàng học thuộc bài hát này chưa?
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Dạy trẻ hát: Cô bắt nhịp cho trẻ hát từng câu.
- Khi trẻ thuộc cô cho trẻ hát theo nhiều hình thức - Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần. Chú ý sửa ngọng. cho trẻ - Để bài hát thêm hay hơn nữa sau đây xin mời các con hãy đứng lên biểu diễn nào( Kết hợp nhạc).
Tổ, nhóm, cá nhân hát to nhỏ theo nối tiếp theo yêu cầu của cô.
- Cả lớp hát lại một lần kết hợp nhạc.
- Cô chú ý, sửa sai cho trẻ và động viên khích lệ trẻ kịp thời.
b. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc: Bao nhiêu bạn hát Vừa rồi cô thấy các con hát rất là hay chăm chú nghe giảng. Bây giờ tặng cho các con một trò chơi mang tên: “ Bao nhiêu bạn hát”
Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi: Cô có một chiếc mũ chóp kín rất là đẹp. Bây giờ cô sẽ mời một bạn lên đứng ở giữa lớp đầu đội mũ che kín mặt. Sau đó cô mời hai đến ba bạn hát, các bạn hát xong về chỗ ngồi.
Nhiệm vụ của bạn đội mũ là phải đoán được mấy bạn hát hát bài gì.
- Luật chơi: Nếu đoán đúng thì được cả lớp hoan hô, nếu đoán sai thì phải đứng ở giữa lớp và hát lại bài hát đó.
- Cả lớp đã nghe rõ cách chơi và luật chơi chưa?
- Trẻ hát
- Trẻ nghe!
- Thưa cô rồi ạ!
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi động viên khích lệ trẻ kịp thời 4. Củng cố:
- Cô hỏi: Cô vừa dạy cả lớp hát bài hát gì?
- Chơi trò chơi gì?
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
- Hoa trong vườn - Bao nhiêu bạn hát
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Giáo dục trẻ yêu quý cây cối xung quanh thể hiện bằng việc làm cụ thể như tưới nước, bắt sâu.
5. Kết thúc:
- Nhận xét tuyên dương trẻ trong giờ học
- Cho trẻ hát bài: “Ra vườn hoa em chơi” ra ngoài
- Trẻ nghe
*Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ):
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Thứ 6 ngày 02 tháng 02 năm 2018 Tên hoạt động: Tạo hình:
Vẽ bông hoa
Hoạt động bổ trợ: Bài hát: “Màu hoa”
I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ các nét cong tròn, nét sổ thẳng , nét xiên để tạo thành hoa và lá -Trẻ biết cầm bút và tư thế ngồi đúng
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
- Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi tô màu
- Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ) 3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây cối nói chung và các loại hoa nói riêng - Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
- Thích học môn tạo hình.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của giáo viên và trẻ:
- Tranh mẫu bông hoa.
- Đài đĩa có nền nhạc nhẹ nhàng hát về hoa
- Khu trưng bày sản phẩm.Bút chì, sáp màu, sách tạo hình
2. Địa điểm tổ chức: Tổ chức tại lớp học III. Tổ chức hoạt động:
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô cùng trẻ hát vận động theo nhạc bài" Màu hoa"
- Các con vừa hát bài gì ? - Hoa được trồng ở đâu?
- Dùng để làm gì?
- Con biết có những loài hoa nào?
- Bông hoa màu gì? Cánh hoa màu gi?
- Cô giáo dục trẻ qua trò chuyện: Trồng và chăm sóc hoa
2. Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay cô mở một cuộc thi tài đấy, nội dung cuộc thi có nói về hoa các họa sĩ sẽ cùng thi vẽ bông hoa cho thật giống và đẹp chúng mình cùng thi đua nhé! Các con đã sẵn sàng chưa?
3. Hướng dẫn.
a .Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại
- Các con ơi! Các con có muốn đi chơi với cô không nào?
- Bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp chúng mình một chuyến dạo chơi thăm quan vườn hoa nhé !
- Chúng mình thấy những bông hoa này có đẹp không?
vậy chúng mình có thích không?
- Trẻ hát - Màu hoa
- Trồng trong vườn - Trang trí, làm cảnh - Hoa hồng, hoa cúc - Màu đỏ, hồng, trắng
-Thưa cô rồi ạ!
- Có ạ!
- Vâng ạ!
- Có ạ!
- Thế các bạn có muốn vẽ một bông hoa thật đẹp để tặng cho mẹ không?
- Để vẽ được trước tiên cô mời cả lớp cùng nhìn lên:
- Trẻ nhìn
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
+ Cô có tranh gì?.
- Cô vẽ gì? Và vẽ hoa như thế nào?
Bông hoa như thế nào?lá như thế nào?còn cuống hoa...
- Bức tranh này vẽ hoa gì đây?
- Hoa hồng có màu gì?
- Con có nhận xét gì về cách cô vẽ cánh hoa, lá hoa - Còn bức tranh này vẽ gì?
- Hoa loa kèn được vẽ như thế nào?
- Con thấy điều gì đặc biệt ở hoa loa kèn - Lá hoa có dạng gì?
- Màu sắc của hoa như thế nào?
- Chúng mình có muốn vẽ những bông hoa thật đẹp để tặng cô, tặng bà, tặng mẹ... mình không?
- Cô mời các con về chỗ ngồi của mình nào!
+ Nào các con đã sẵn sàng chưa chúng mình cùng bắt đầu nhé!
b. Hoạt động 2. Trẻ thực hiện:
- Cô phát sách tạo hình, bút chì, sáp màu cho trẻ - Hỏi ý tưởng của trẻ: con định vẽ bông hoa như thế nào?
- Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm bút
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
+ Tranh hoa
- Trẻ trò chuyện
-Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
- Cô theo dõi, hướng dẫn trẻ yếu, gợi ý trẻ làm.
- Gợi ý để trẻ vẽ được bông hoa trẻ thích - Cô mở nhạc “Màu hoa” cho trẻ nghe
c. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN
Dừng tay, dừng tay!
Xin mời các họa sĩ mang tác phẩm của mình tới khu trưng bày.
- Mang tất cả sản phẩm của trẻ lên khu trưng bày.
- Gợi ý cho trẻ nhận xét.
+ Con thích nhất sản phẩm nào?
+ Tại sao lại thích sản phẩm đó?
+ Sản phẩm này là của bạn nào?
+Con đãvẽ bông hoa như thế nào?
- Bài của con đâu?
- Cô mời một số trẻ khác nhận xét
- Cô nhận xét chung tuyên dương trẻ vẽ đẹp động viên trẻ làm chưa khéo cố gắng trong giờ học sau.
4. Củng cố:
- Giờ học hôm nay cô cùng các con vẽ gì?
Giáo dục trẻ yêu thích vẻ đẹp của hoa. Từ đó giáo dục trẻ có ý thức chăm sóc bảo vệ cây biết ơn người trồng cây.
5. Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương trẻ trong giờ học
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
- Thể dục như thế này cho đỡ mệt mỏi
-Trẻ nhận xét
- Vẽ bông hoa
*Đánh giá trẻ hằng ngày: (Đánh giá những vấn đề nổi bật về: Tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức , kỹ năng của trẻ..)...
………
………
………...
...
...
...
...
...
...
...