Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện tuy an (Trang 56 - 64)

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ

3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác liên quan

3.1.1. Hoàn thiện các qui định của pháp luật tố tụng hình sự

Thứ nhất: Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định: ‘Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [33, tr.24]. Lần đầu tiên, tranh tụng được qui định là một nguyên tắc trong xét xử. Để thực hiện quy định này, cần thiết phải rà soát các quy định hiện hành về hoạt động tranh tụng trong BLTTHS và các văn bản pháp luật khác để kịp thời xây dựng các chế định làm rõ các nội dung, phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của VKS, của Luật sư, của Thẩm phán trong phiên tòa hình sự, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của KSV trong tranh tụng tại phiên tòa, qui định rõ nguyên tắc KSV có trách nhiệm tham gia xét hỏi và tranh luận, quy định rõ các trường hợp bắt buộc KSV phải tranh luận… nhằm đảm bảo cơ chế để hoạt động tranh tụng thực sự dân chủ. Bộ luật TTHS cần qui định cho KSV VKSTC có quyền tham gia phiên toà sơ thẩm để THQCT vụ án do VKSNDTC truy tố, không uỷ quyền như hiện nay [50, tr.45].

Thứ hai: Để nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, bên cạnh việc ghi nhận nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa” cần hoàn thiện, bổ sung những quy định khác nhằm cụ thể hoá những quy định về tranh tụng tại phiên tòa, tạo ra cơ chế thích hợp và hiệu quả cho quá trình tranh tụng trong xét xử, đó là [50, tr.45]:

- Điều 15 BLTTHS quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc

52

về các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án, và tại phiên tòa trách nhiệm chứng minh Bị cáo có tội hay không có tội là của HĐXX. Do vậy, hiện nay tại phiên tòa, HĐXX cũng tiến hành một số hoạt động tố tụng để chứng minh tội phạm [36, tr.17]. Ví dụ: HĐXX sẽ nhắc hoặc công bố những lời khai tại CQĐT nếu lời khai của họ tại phiên tòa có mâu thuẫn với lời khai tại CQĐT, hoặc người được xét hỏi không khai hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra, truy tố; hoặc người xét hỏi đề nghị công bố;

hoặc người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết (Điều 308 BLTTHS). Như vậy, phải chăng Tòa án cũng là một cơ quan có chức năng buộc tội? [50, tr.45]. Do việc quy định không rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm chứng minh tội phạm của các chủ thể tại phiên tòa nên có quan điểm cho rằng TTHS Việt Nam thuộc hệ tố tụng xét hỏi, các giai đoạn từ khởi tố, điều tra đến truy tố và xét xử đều là các tầng nấc liên tiếp khác nhau của quá trình buộc tội. Chúng tôi cho rằng để Tòa án đúng là “cơ quan xét xử, cầm cân nảy mực” và đảm bảo cho việc tranh tụng tại phiên tòa diễn ra dân chủ, bình đẳng, khách quan thì cần phải xác định rõ vai trò của HĐXX tại phiên tòa là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa để phán quyết về vụ án [50, tr.45]. Vì vậy, cần sửa đổi Điều 15 BLTTHS 2015 theo hướng xác định Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử không có trách nhiệm chứng minh tội phạm.

Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội là CQĐT và VKS [50, tr.46]. Tòa án chỉ có nghĩa vụ chứng minh trong bản án lý do vì sao Tòa án chấp nhận Cáo trạng buộc tội của VKS mà không chấp nhận lời biện hộ của Luật sư bào chữa hoặc ngược lại, vì sao không chấp nhận Cáo trạng buộc tội mà chấp nhận lời biện hộ. Mặt khác, việc phải chứng minh tội phạm sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan của Tòa án khi ra bản án và quyết của mình, đồng thời thêm chức “trọng tài anh minh”, “người cầm cân nảy mực” của Tòa án dễ bị hiểu sai lệch. Vì vậy,

53

nguyên tắc này cũng nên sửa đổi theo hướng tòa án không có trách nhiệm chứng minh tội phạm [50, tr.46].

- Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố vụ án và xử lý vụ án hình sự (Điều 18 BLTTHS 2015) [36, tr.18]. Nguyên tắc này quy định trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp thì phải “xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp”; và tranh tụng tại phiên tòa phải được coi là khâu đột phá. Với định hướng này cần cân nhắc có nên giao trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự cho tòa án hay không. Nếu phải thực thi trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự liệu có ảnh hưởng đến chức năng xét xử của Tòa án và có lấn sân sang chức năng công tố không [8, tr.5]. Vì vậy, theo chúng tôi không nên quy định thẩm quyền khởi tố vụ án cho tòa án, trong trường hợp phát hiện tội phạm mới khi xét xử tại phiên tòa, Tòa án có thể kiến nghị để Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố [50, tr.46].

- Quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã có nhiều đổi mới trong Luật TTHS 2015 hiện hành nhằm đáp ứng được yêu cầu bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội theo hướng bảo đảm hơn nữa quyền bình đẳng của luật sư trước và trong phiên tòa để họ có thể tranh tụng dân chủ, bình đẳng với bên buộc tội. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành chưa chú ý xây dựng các quy định tạo ra các cơ chế, điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng ấy, ví dụ : Quyền được thu thập, xuất trình chứng cứ; Quyền đề xuất nhân chứng cần triệu tập đến phiên tòa; Quyền hỏi nhân chứng, bác bỏ nhân chứng do phía buộc tội đưa ra; Quyền tranh luận, đối đáp bình đẳng với bên buộc tội, quyền của bị can, bị cáo hoặc người bị tình nghi là phạm tội khi bị bắt giữ phải được thông báo về các quyền và lợi ích liên quan….

- Thực tế cho thấy, quyền nhờ người khác bào chữa cho bị can vẫn

54

chưa được cơ quan tiến hành tố tụng thật sự tôn trọng, nhất là đối với cơ quan điều tra. Thậm chí ở một số nơi, việc thực hiện quyền này vẫn đang là sự thách đố đối với bị can, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa.

Đặc biệt là đối với bị can đang bị tạm giam, bởi các lý do chủ yếu sau: Theo quy định của Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: “trước khi hỏi cung, điều tra viên phải giải thích các quyền và nghĩa vụ cho bị can” . Trên thực tế, hầu hết các bị can, nhất là bị can đang bị tạm giam (kể cả các trường hợp bị can theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự) đều không được điều tra viên giải thích hoặc giải thích không đầy đủ về quyền được nhờ người khác bào chữa, quyền được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư chỉ định Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho mình. Cho nên, trong thời gian chưa kết thúc điều tra vụ án, hầu hết các bị can đang bị tạm giam đều không nhờ người khác bào chữa cho mình thông qua cơ quan điều tra hay được cơ quan điều tra yêu cầu Văn phòng luật sư cử người bào chữa, mặc dù họ đang có nhu cầu này (nếu họ có người bào chữa là do người khác mời). Vì vậy, để khắc phục tình trạng này trong mẫu giấy về quyết định tạm giữ, khởi tố bị can, nên in sẵn thông báo cho người bị tạm giữ, bị can biết quyền đó [50, tr.46].

Đối với trường hợp người đại diện hợp pháp của bị can đang bị tạm giam mời người bào chữa: Hiện nay, do chưa có quy định thống nhất về trình tự, thủ tục này, cũng như cơ quan điều tra không muốn người bào chữa tham gia tố tụng khi vụ án chưa kết thúc điều tra, nên việc mời người bào chữa cho bị can phải thông qua nhiều công đoạn với những thủ tục phức tạp [50, tr.46].

Trước hết, họ phải có đơn mời người bào chữa cho bị can (đơn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận về nhân thân pháp lý của họ). Đơn này phải nộp cho cơ quan điều tra để lấy chữ ký của bị can đang bị tạm giam trong việc chấp nhận người bào chữa (chỉ khi có chữ ký của bị can, đơn mới

55

hợp lệ). Khi có đủ các điều kiện này, luật sư mới “đủ tư cách” đến cơ quan điều tra đăng ký bào chữa cho bị can [50, tr.47]. Để khắc phục tình trạng này trong thủ tục mời người bào chữa chỉ cần có đơn có chữ ký của bị cáo là hợp lệ còn ai mời cho bị cáo cũng không quan trọng.

Mặc dù đã có các thủ tục cần thiết, nhưng đối với các trường hợp đăng ký bào chữa cho bị can trong thời gian điều tra vụ án đều bị cơ quan điều tra tìm cách từ chối khéo việc chấp nhận người bào chữa [50, tr.47]. Còn nếu được chấp nhận tham gia bào chữa từ giai đoạn này, họ cũng khó có cơ may thực hiện được đầy đủ trách nhiệm bào chữa của mình vì: Việc tham dự các buổi lấy lời khai bị can của điều tra viên đối với người bào chữa bị gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định người bào chữa có quyền tham gia bào chữa cho bị can, nhưng hầu hết các điều tra viên không muốn có người bào chữa tham gia tố tụng ở giai đoạn này. Vì theo họ, sự có mặt của người bào chữa sẽ gây khó khăn, phức tạp trong việc lấy lời khai bị can, thậm chí còn gây trở ngại cho công việc của họ [50, tr.47]. Cho nên các điều tra viên đều không muốn người bào chữa biết thời gian họ lấy lời khai bị can và các hoạt động tố tụng liên quan. Vì thế, người bào chữa thường phải

“đứng ngoài cuộc” trong các hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra. Nếu trường hợp được tiếp xúc với bị can, thì do pháp luật không quy định và hướng dẫn cụ thể trường hợp nào người bào chữa được gặp riêng bị can, trường hợp nào việc gặp bị can phải có sự giám sát của người tiến hành tố tụng, giám thị trại giam... Vì thế, mọi trường hợp người bào chữa tiếp xúc với bị can đều có điều tra viên hoặc giám thị ngồi bên cạnh, nên nếu dù họ bị bức cung hoặc dùng nhục hình thì vì thân phận và địa vị pháp lý của họ mà không dám thổ lộ với người bào chữa [50, tr.48]. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự cần có quy định rõ những trường hợp luật sư được tiếp xúc riêng với bị can mà không có sự giám sát của giám thị trại giam hoặc của điều tra viên [50, tr.48].

56

- Chức năng bào chữa là một chức năng quan trọng trong quá trình tố tụng, đây là trách nhiệm nghề nghiệp đồng thời cũng là nghĩa vụ của luật sư trước bị can, bị cáo [50, tr.48]. Tuy nhiên trong Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật hiện hành chưa xác định rõ tư cách tố tụng của luật sư bào chữa trong tranh tụng và nghĩa vụ pháp lý của luật sư trước bị can, bị cáo;

các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực và sức khỏe đối với những người hành nghề luật sư cũng chưa được quy định chặt chẽ. Điều đó làm hạn chế đến khả năng thực hiện chức năng và nghĩa vụ của luật sư trong quá trình tranh tụng [50, tr.49]. Cần thiết phải quy định rõ luật sư, bị cáo là một bên tranh tụng bình đẳng trong suốt quá trình xét xử.

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định trong mọi trường hợp đại diện VKS vắng mặt phải hoãn phiên tòa trong khi đó người bào chữa hoặc bị cáo và các chủ thể khác vắng mặt thì vẫn có thể tiến hành xét xử vụ án [50, tr.50].

Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên trong tranh tụng, tuy tiện lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhưng sẽ không bảo đảm được các quyền lợi của công dân đặc biệt là của bị cáo. Sự vắng mặt của luật sư và của bị cáo ở phiên tòa sẽ làm cho quá trình tranh tụng mất đi ý nghĩa của nó bởi thiếu một bên tham gia và một chức năng quan trọng là bào chữa không được thực hiện [50, tr.50]. Vì vậy cần bổ sung: trong những trường hợp luật sư vắng mặt vì trường hợp bất khả kháng ví dụ như tai nạn, bị bệnh... [50, tr.50] thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.Trong trường hợp đó bị cáo có thể mời luật sư khác. Nếu Tòa án đã hoãn phiên tòa theo thời hạn luật định mà luật sư vẫn không thể có mặt được và bị cáo không mời luật sư khác thì Tòa án sẽ vẫn tiến hành xét xử [50, tr.50].

Trong Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của luật sư bào chữa trước bị can, bị cáo trong những trường hợp luật sư không làm tròn nghĩa vụ và chức năng nghề nghiệp

57

của mình là bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo. Trách nhiệm đó phải là trách nhiệm vật chất dân sự: như phải hoàn trả lại cho thân chủ tiền thù lao đã nhận và bị phạt một khoản tiền nào đó hoặc là trách nhiệm kỷ luật - hành chính trước tổ chức đoàn luật sư (phê bình, cảnh cáo, tạm đình chỉ hành nghề có thời hạn...) thậm chí cả trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng ví dụ như bị cáo bị xử phạt oan, bị can bị bắt giam trái pháp luật mà luật sư không can thiệp bảo vệ kịp thời dẫn đến bị can tự tử hoặc bị dùng nhục hình dẫn đến chết người..) với hình phạt bổ sung cấm hành nghề luật sư [50, tr.51]. Cũng cần xác định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc nghĩa vụ của luật sư đối với bị can, bị cáo (Ví dụ từ thời điểm luật sư nhận làm người bào chữa cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật). Để nâng cao chất lượng của đội ngũ luật sư hiện nay cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn của người hành nghề luật sư phải có bằng cử nhân luật, có thời gian làm thực tiễn từ 4 đến 6 năm trở lên, tuổi đời cũng cần giới hạn không quá 65 tuổi và phải qua sát hạch thi tuyển trước khi cấp giấy phép hành nghề luật sư. Được như vậy thì trình độ của luật sư mới được nâng lên, đảm bảo hoàn thành được một cách tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo [57, tr.17].

- BLTTHS 2015 chưa cụ thể hóa đầy đủ tính chất tranh tụng tại phiên tòa. Một số quy định của BLTTHS đặt gánh nặng trách nhiệm chứng minh tội phạm lên vai HĐXX (ví dụ, Điều 307 BLTTHS quy định trình tự xét hỏi: “khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi…” [36, tr.266]. Vì vậy, chính các chủ thể tham gia tranh tụng (KSV, Luật sư…) cũng chưa ý thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong tranh tụng. Theo chúng tôi việc xét hỏi tại phiên tòa là một giai đoạn của quá trình tranh tụng tại phiên tòa, cho nên cần phải để các bên tranh tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh (KSV, Người

58

bào chữa…) tiến hành xét hỏi là chủ yếu, còn HĐXX thực hiện việc giám sát, duy trì trình tự xét hỏi [57, tr.17]. BLTTHS cần xác định rõ tại phiên tòa vai trò của HĐXX chỉ là người “trọng tài” giữa bên buộc tội và bào chữa để ra phán quyết về vụ án, còn việc xét hỏi là trách nhiệm chính của KSV và Người bào chữa. Với những lý do trên, chúng tôi đề nghị sửa đổi các quy định xét hỏi theo hướng: khi xét hỏi KSV hỏi trước, sau đó đến Người bào chữa, Người bảo vệ quyền lợi của đương sự, các thành viên của HĐXX có thể hỏi bất kỳ ở thời điểm nào nếu xét thấy cần thiết nhằm làm sáng tỏ các tình tiết về vụ án hoặc mang tính chất nêu vấn đề để các bên tập trung xét hỏi làm rõ, còn việc hỏi để buộc tội và gỡ tội dành cho KSV và Người bào chữa [50, tr.49].

3.1.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác liên quan

Giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa hình sự là hoạt động tố tụng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Các giải pháp pháp lý hướng tới tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan, những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng đưa ra lý lẽ, bằng chứng làm căn cứ cho việc tranh luận công khai tại phiên tòa. Khi tiến hành tranh tụng tại phiên tòa, KSV không chỉ căn cứ vào các quy định của BLTTHS mà cả các quy định của BLHS và Bộ luật dân sự… để xác định tình tiết của vụ án và các vấn đề cần giải quyết trong vụ án, đưa ra chứng cứ, tài liệu chứng minh làm rõ. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện không chỉ pháp luật TTHS mà cả pháp luật hình sự, pháp luật dân sự... [50, tr.51] trong đó có các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa hình sự của KSV.

Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp Trung ương tiếp tục khẩn trương ban hành hướng dẫn các qui định của BLHS, BLTTHS, các quy định về giám định, án phí… và các qui định còn có vướng mắc khác tạo sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở các cấp, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Cần ghi nhận nguyên tắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện tuy an (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)