Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội; Hải Phòng; Thanh niên; Truyền thông đại chúng; Đô thị (Trang 23 - 49)

1.2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về truyền thông đại chúng

Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm mác xít về sự vận động của các hình thái kinh tế - xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng mang tính độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng, có quy luật phát triển riêng của mình, nhưng lại có thể tác động hoặc ảnh hưởng ngược trở lại vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nó không chỉ phản ánh máy móc cơ sở hạ tầng mà còn có những chức năng thiết yếu trong việc tác động đến cơ sở hạ tầng. Với vai trò là một trong những thiết chế xã hội thuộc lĩnh vực văn hoá - tinh thần của xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển xã hội.

C. Mác và Ph. Ăngghen là những người sáng lập ra nền báo chí cách mạng [32, 42] với dấu mốc là sự xuất hiện báo "Sông Ranh mới" (1848-1849) mà hai ông là những người cộng tác đắc lực [31, 39]. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin coi hoạt động báo chí là một lĩnh vực hoạt động gây tác động trực tiếp đến quá trình đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng trong mọi giai đoạn cách mạng.

Xuất phát từ việc nghiên cứu sự phân chia giai cấp trong xã hội. C. Mác và Ph. Ăngghen đi đến kết luận là khi xã hội bị phân chia thành các giai cấp với quyền lợi rất khác biệt, thậm chí đối kháng nhau, thì con người luôn thuộc về một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc, một nhóm xã hội nhất định nên báo chí, là một hoạt động ý thức người, không thể cùng lúc mang những khuynh hướng chính trị khác nhau. Báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào đều phản

ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp, của nhóm xã hội đó [31, 99].

Nhìn nhận báo chí cách mạng, báo chí của các Đảng Cộng sản là tiếng nói của Đảng, là sợi dây liên hệ giữa các Đảng với giai cấp công nhân, là vũ khí

đấu tranh của giai cấp vô sản, Ph. Ăngghen bàn về tầm quan trọng của tờ báo:

"Đối với Đảng, nhất là đối với Đảng công nhân thì việc lập ra tờ báo hàng ngày

đầu tiên là cái mốc quan trọng để tiến lên phía trước. Đó là trận địa ban đầu, từ

đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với những đối thủ của mình bằng vũ khí

tương xứng. Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng không có gì thay thế được" [36,18].

Tổ chức là hình thức hoạt động có tính bản chất của báo chí. Đó là kết quả

tổng hợp của tuyên truyền, cổ động và là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của những hoạt động đó. Coi báo chí là phương tiện tuyên truyền, giáo dục và tổ chức rất hiệu nghiệm trong các phong trào cách mạng của nhân dân, V.I. Lênin cho rằng:

"Chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành được một cách có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện" [37, 10]

và "Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể... Nhờ có tờ báo, một tổ chức cố định tự nó sẽ hình thành, nó không những chỉ làm các công tác địa phương mà còn làm cả công tác chung thường xuyên nữa, nó giúp cho những nhân viên của nó quen việc theo dõi chăm chú những biến cố chính trị, đánh giá ý nghĩa của những biến cố ấy và ảnh hưởng của những biến cố ấy đến các tầng lớp khác nhau trong nhân dân, và vạch ra cho đảng cách mạng những phương pháp hợp lý để tác động đến những biến cố ấy" [37, 12].

Báo chí cách mạng là công cụ phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân, coi phong trào quần chúng là cơ sở thực tiễn để phản ánh. Để báo chí đi sâu vào quần chúng một cách thiết thực, C. Mác nhận định: "Báo chí sống trong nhân dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ. Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức

đó một cách gay gắt, hăng say, phiến diện, như những tình cảm và tư tưởng bị xúc động, thầm bảo nó vào lúc đó. Điều sai lầm hôm nay nằm trong các sự kiện mà nó đưa tin, hoặc trong những lời nhận xét mà nó nêu lên, thì ngày mai sẽ

được bản thân nó bác bỏ"[3, 237].

Tính đến hiệu quả truyền thông nhìn từ khía cạnh nghệ thuật biểu hiện trong các tác phẩm báo chí, V.I. Lênin nhấn mạnh yêu cầu phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của công chúng.

Một tác phẩm báo chí khi đề cập đúng vấn đề mà xã hội đang quan tâm nhưng nghệ thuật biểu hiện kém, ngôn ngữ xa rời với cách nói, cách nghĩ của công chúng không thể đem lại hiệu quả cao. Người đặc biệt quan tâm đến cách viết, cách nói sao cho thật giản dị, sáng sủa, dễ hiều. Người chỉ ra rằng: "Sự đơn giản, dễ hiểu và phổ cập, nội dung sinh động của tư liệu đưa ra sẽ đảm bảo cho những

tư tưởng của báo chí đi sâu vào lòng người đọc thuộc mọi tầng lớp nhân d©n"[38, 92].

Báo chí được xác định là một trong những nguồn cung cấp thông tin và phản ánh dư luận xã hội. Nhận thức rõ rằng vai trò của báo chí trong đời sống chính trị - xã hội là không thể thiếu và việc nắm bắt dư luận xã hội lại càng quan trọng và cần thiết, ngay từ những ngày đầu cách mạng V.I.

Lênin đã đề nghị thành lập một uỷ ban đặc biệt để thu thập, xử lý một khối lượng rất lớn thông tin từ báo chí Xô viết và báo chí tư sản. Người viết: "Có thể và nhất thiết phải tổ chức một văn phòng như vậy, nó có thể đem lại lợi lớn. Không có nó, chúng ta sẽ không có mắt, không có tai, không có tay để tham gia phong trào quốc tế"[39, 156].

Như vậy, quan điểm mác xít khẳng định hiệu quả của lao động báo chí cũng có những biểu hiện nhất định như khả năng tác động vào nhận thức cũng như hành vi ứng xử của con người, tác động vào tâm lý xã hội, tác động vào hành động thực tiễn. Hiệu quả của lao động báo chí khi được phát huy sẽ trở thành một sức mạnh to lớn, góp phần hình thành dư luận xã hội, xây dựng hệ tư

tưởng chủ đạo của xã hội, biến nhận thức thành hành động theo chiều hướng tích cực để góp phần cải tạo và xây dựng xã hội.

1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về truyền thông đại chúng

ở Việt Nam, sự ra đời nền báo chí cách mạng được đánh dấu bằng sự kiện xuất bản số đầu tiên tờ báo Thanh niên (21-6-1925). Hồ Chí Minh, nhà báo cộng sản Việt Nam đầu tiên, đã sáng lập và chỉ đạo tờ báo Thanh niên, cũng là người sáng lập nền báo chí cách mạng của giai cấp vô sản Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, tạo điều kiện cho báo chí cách mạng Việt Nam chuyển ra công khai và trở thành báo chí chính thống của Nhà nước ta. Từ khi ra đời, báo chí cách mạng ngày càng lớn mạnh, có vai trò to lớn và nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, phổ biến kinh nghiệm chiến đấu và sản xuất, đánh giặc và xây dựng đất nước, cổ vũ quân và dân ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ

đổi mới, báo chí cách mạng nước ta luôn luôn là lực lượng đi đầu, là người hướng dẫn, tuyên truyền tổ chức và vận động công cuộc đổi mới đất nước theo

định hướng xã hội chủ nghĩa. Báo chí góp phần tạo ra bầu không khí dân chủ, công khai, cởi mở trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, đối ngoại, là phương tiện truyền bá, giáo dục động viên quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Từ đó báo chí cách mạng trở thành tấm gương thể hiện tính dân chủ, công khai, tính khách quan, chân thật, tính chiến đấu sắc bén trên mặt trận tư tưởng của Đảng.

Quan điểm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở các câu hỏi: Viết để làm gì? Viết cho ai? và Viết như thế nào?

Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về báo chí vô

sản, điểm đầu tiên nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về truyền thông đại chúng là quan điểm về nhiệm vụ của báo chí cách mạng. Hồ Chí Minh luôn coi báo chí là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì tiến bộ xã

hội. Bản thân nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh, quán triệt chức năng đó, trong suốt cuộc đời làm báo luôn kiên định một mục tiêu, một nội dung, xoay quanh một chủ đề duy nhất là vì nước, vì dân. Trong bài nói chuyện tại Đại hội Hội nhà báo Việt Nam lần thứ III (tháng 9 năm 1962), Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng... Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ"[10, 616]. Đồng thời, để

đảm bảo tính chân thực, khách quan của báo chí cách mạng, Người phê phán lối viết một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích hoặc tránh né các khuyết, nhược điểm, những khó khăn tiêu cực trong xã hội. Người lưu ý sự thiếu thận trọng của các báo khi đưa tin để tránh những hậu quả bất lợi như lộ bí mật, lố bịch... [10, 615].

Như vậy, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi nhà báo là những chiến sỹ cách mạng, thực hành chức năng cung cấp thông tin, hướng dẫn tư tưởng và hành động cho người đọc, người nghe.

Trong quan hệ báo chí - công chúng, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò tích cực, chủ động của người tiếp nhận.

Quan điểm báo chí cách mạng của Người là ra báo nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng, cứu dân, cứu nước, vì vậy đối tượng phục vụ trước hết và chủ yếu là nhân dân, là "đại đa số Công-Nông-Binh"[10, 616]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung truyền thông phải giúp cho công chúng nhận thức được lợi ích của cách mạng, phải động viên họ tham gia cho kỳ được. Hướng về hiệu quả

tác động của báo chí tới công chúng, để nội dung tuyên truyền cách mạng đến với mọi người trong xã hội, Người khuyên nội dung truyền đạt phải phù hợp với nhận thức của quần chúng: "Báo chí của ta không phải để cho một số ít người xem mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng"[8, 117]. Tuy nhiên, "nhân dân" là một khái niệm vừa cụ thể, vừa trừu tượng, nên ngay khi viết và ra những tờ báo đầu tiên, Người đã xác định rõ ràng từng đối tượng cụ thể để vận động: nhân dân lao động cùng khổ, thanh niên, binh lính (tờ Lính cách mạng nhằm tuyên truyền vận động người đi lính cho Pháp), kiều bào (tờ Thân ái, Người chọn tên này cho thân mật, dễ tiếp thu), người dân mới xoá mù chữ... Khi ra tờ Việt Nam độc lập, Người lấy tiêu chuẩn đối tượng của báo là

đông đảo quần chúng nhân dân. Trong hoàn cảnh đa số công chúng bấy giờ không biết chữ, Người đặt yêu cầu bài viết phải sát đối tượng, sát với trình độ của người đọc cho người mới biết chữ hoặc mù chữ nghe đều có thể hiểu được [43]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, báo chí gắn bó với công chúng trước hết bằng nội dung thông tin phù hợp với hoàn cảnh. Đáp ứng nhu cầu của công chúng chính là điều kiện tiên quyết để hoạt động truyền thông báo chí đạt hiệu quả.

Gắn với mục đích hoạt động báo chí và xác định đối tượng độc giả, Người nhấn mạnh: "Mỗi tờ báo như báo của nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ, v.v, nên có đặc điểm của nó, về hình thức thì không rập khuôn , khô khan, làm cho người xem dễ chán"[9, 415].

Xác định cách viết gắn với hiệu quả truyền thông của báo chí, theo Người, báo chí gắn bó với công chúng bằng hình thức, cách thức thể hiện phù hợp với cách nghĩ, cách nói, cách hiểu của công chúng để chuyển tải được nội dung đến công chúng. Người đặc biệt nhấn mạnh: "Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn người xem hiểu được, nhớ

được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, không dùng chữ nhiều"[8, 119]. Người nhắc nhở tờ báo phải có nội dung rõ ràng, vui vẻ, phải có hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ, phong phú và phù hợp với trình độ, thị hiếu của công chúng. Có thế tờ báo mới được "dân chúng ham chuộng, coi tờ báo ấy là của mình"[7, 625].

Lưu ý về hiệu quả tác động của báo chí tới sự hình thành thành dư luận xã

hội, cũng trong Đại hội lần thứ III Hội nhà báo Việt Nam, Người căn dặn đội

ngũ phóng viên về nhiệm vụ không hề đơn giản của người làm báo: "Báo chí của ta đã có một địa vị quan trọng trong dư luận... Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, nội dung, về cách viết... "[10, 615]. Người cũng nhấn mạnh rằng báo chí phải giữ vững nhiệm vụ hướng dẫn dư luận xã hội chứ không

được phép sa vào vuốt đuôi dư luận. Các phương tiện truyền thông đại chúng

đóng vai trò quan trọng trong việc "đem ý kiến đúng đã được lựa chọn đến với người dân để họ so sánh, bàn bạc, lựa chọn lại", từ đó "phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hoá nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải

đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề mà hoá nó thành cách chỉ đạo nhân dân"[7, 298]. Đó cũng chính là cách làm để đảm bảo cho dư

luận xã hội của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội thực sự trở thành đối tượng và công cụ lãnh đạo, quản lý xã hội theo mục tiêu phát triển đất nước Việt Nam bền vững. Thêm nữa, để đảm bảo hiệu quả tác động tới chất lượng dư luận xã

hội, tính chân thực, tính quần chúng, tính mục đích là những thuộc tính của báo chí cách mạng phải được triệt để tuân thủ như những quan điểm chủ yếu mà Người đã xác định.

Có thể nói, quan điểm báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn là bài học còn nguyên tính thời sự cho những người hoạt động báo chí.

ở nước ta, ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh, trưởng thành, Đảng đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Đảng chỉ rõ báo chí phải luôn

đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và và Nhà nước, chủ đề trung tâm của hoạt động báo chí là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Báo chí cần góp phần đắc lực làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, giữ vững vị trí nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và giữ

vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cả xã hội. Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Đảng lãnh đạo báo chí là điều kiện quan trọng để báo chí khơi dậy được nhiệt tình cách mạng, sức sáng tạo và tiềm năng trí tuệ to lớn của nhân dân, tổng kết các kinh nghiệm phong phú, sinh động từ thực tiễn

để góp phần hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, thực hiện quá trình "tự giáo dục" của nhân dân.

Một phần của tài liệu Dư luận xã hội; Hải Phòng; Thanh niên; Truyền thông đại chúng; Đô thị (Trang 23 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)