động tiếp nhận thông tin của công chúng thanh niên
đô thị Hải Phòng
Đề xuất hướng nghiên cứu công chúng của Marx Weber, cụ thể là phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con người, cho thấy rõ tác dụng của báo chí trong việc hình thành ý thức quần chúng, khẳng định các phương tiện truyền thông đại chúng là một tác nhân quan trọng đối với sự hình thành dư luận xã hội.
Có thể nói, tiếp nhận là chỉ báo đầu tiên để đánh giá tác động của truyền thông đại chúng đối với công chúng báo chí. Đó là sự đánh giá về số lượng, cách thức tiếp cận và chấp nhận nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng. Các chỉ báo dùng để đánh giá hiệu quả tiếp nhận thường là: có bao nhiêu người theo dõi thông tin, theo dõi trong hoàn cảnh nào, thành phần công chúng đó ra sao, theo dõi thường xuyên không... Tuy chỉ là mức độ thấp nhưng hiệu quả tiếp nhận lại là điều kiện đầu tiên để dẫn tới những cấp độ hiệu quả cao hơn như hiệu ứng xã hội, hiệu quả thực tế[33, 28-29].
2.1.1. Địa điểm đọc báo, nghe đài, xem tivi
Thiết chế truyền thông đại chúng hoàn toàn không mang tính chất cưỡng bức đối với cá nhân. Cá nhân có quyền tham gia hay không tham gia vào thiết chế này. Người dân có quyền mua hay không mua một tờ báo, xem hay không xem một bài báo hay một chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, theo Jean Stoetzel[41, 277-283], báo chí là một phương tiện giúp cho người ta cảm thấy mình là thành viên của một cộng đồng. Tập quán đọc báo, theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự tham gia vào đời sống xã hội. Người ta không thể tham gia hoạt động xã hội nếu không thường xuyên theo dõi tin tức,
thời sự. Và ngược lại, việc theo dõi, nắm được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng lại thúc đẩy người ta tích cực gia nhập vào các sinh hoạt tập thể nhiều hơn. Khi đó, người ta cảm thấy những vấn đề được trình bày
đều là những vấn đề của xã hội mà mình là thành viên, dường như đang có rất nhiều công chúng khác cũng đang theo dõi thông tin cùng mình và cũng có phản ứng giống phản ứng của mình. Do vậy, người theo dõi thông tin cảm thấy mình là bộ phận của một tập thể nào đó. Hành vi theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con người ta tự coi mình là thành viên của một cộng đồng.
Như vậy, một trong những đặc điểm của ứng xử theo dõi và sử dụng truyền thông đại chúng của công chúng là ứng xử mang tính chất tập thể ở mức độ nào
đó, chứ không chỉ mang tính chất cá nhân thuần tuý, mặc dù chính cá nhân là người đọc báo, xem truyền hình hay nghe đài phát thanh.
Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng gắn liền với thời gian rảnh rỗi và nhu cầu giải trí của người dân. Việc khảo sát địa điểm đọc báo, nghe đài, xem tivi đem lại hình dung ban đầu về tính tích cực trong hoạt động giao tiếp đại chúng của công chúng báo chí nói chung và công chúng thanh niên được nghiên cứu nói riêng.
2.1.1.1.Địa điểm đọc báo in
Việc lựa chọn địa điểm theo dõi thông tin đại chúng liên quan chặt chẽ với cách thức phân bố sử dụng quỹ thời gian rỗi của công chúng báo chí. Năm địa
điểm đọc báo in chủ yếu được khảo sát tại Hải Phòng là: Tại nơi ở; Tại nơi làm việc; Tại nhà người quen; Tại thư viện; Tại câu lạc bộ – nhà văn hoá. Trong đó tại nơi ở được xem là mang tính cá nhân, gần gũi về mặt giao tiếp xã hội hơn hết so với tại nhà người quen, tại nơi làm việc, và càng gần hơn so với tại thư viện, tại câu lạc bộ - nhà văn hoá. Tuy nhiên, các địa điểm càng ít tính gần gũi, thân mật hơn thì lại càng đòi hỏi sự tích cực ưu tiên về sử dụng thời gian rỗi của cá
nhân tiếp nhận thông tin hơn.
Xét về các địa điểm đọc báo in của họ thấy bộc lộ sự diễn ra không đồng
đều. Kết quả khảo sát cho thấy hai địa điểm được nhóm công chúng thanh niên sử dụng nhiều nhất là đọc báo tại nơi ở và đọc báo tại nơi làm việc. Những địa
điểm khác có mức độ sử dụng không cao (hình 1).
%
44.7 % 72.4 %
9.3 %
2.4 %
17.7 %
0 10 20 30 40 50 60 70 80
1 2 3 4 5
Nơi tiếp cận
Hình 1: Các địa điểm đọc báo in
Đa số công chúng thanh niên đều đọc báo tại nơi ở của mình (chiếm 72.4%); xếp thứ hai là đọc tại nơi làm việc (chiếm 44.7%). Số liệu thống kê cho thấy thêm điều cần lưu ý là những thiết chế văn hoá như thư viện và câu lạc bộ – nhà văn hoá được công chúng thanh niên sử dụng rất thấp để đọc báo in, với các chỉ số khảo sát không đáng kể.
Kết quả nghiên cứu định tính đối với đại diện thanh niên sinh viên cho thấy sự bất cập về thời gian hoạt động của thư viện trường đại học và cơ hội thu xếp thời gian đọc báo tại đây của thanh niên sinh viên - nhóm công chúng tưởng như
có nhiều cơ hội tiếp cận nhất với thiết chế văn hoá này (hộp 1).
Bảng 1. Địa điểm đọc báo in của các nhóm đối tượng công chúng thanh niên
Nơi tiếp cận
Thanh niên sinh viên
Thanh niên viên chức
Thanh niên công nhân
Thanh niên
®êng phè
N % N % N % N %
Tại nơi ở 52 69,6 64 77,1 69 79,3 53 63,1
Nhà người quen 13 17,7 19 22,9 9 10,3 17 20,2 Tại nơi làm việc 6 7,6 66 79,5 50 57,5 27 32,1
Thư viện 9 11,4 5 6,0 5 5,7 12 14,3
Câu lạc bộ - Nhà văn hóa
2 2,5 0 0,0 4 4,6 2 2,4
1- Tại nơi ở 3- Thư viện 2- Tại nơi làm việc 4- Câu lạc bộ - nhà văn hoá
5-Nhà người quen
(Nguồn: Kết quả xử lý đề tài Công chúng thanh niên đô thị và báo chí . Tạp chí Xã
hội học - 2002)
Xét số liệu bảng 1 ta thấy hai nhóm thanh niên sinh viên và thanh niên
đường phố có sự tương đồng trong việc sử dụng các địa điểm đọc báo in. Cụ thể là có tỷ lệ tương đối cao với địa điểm tại nơi ở (sinh viên là 69.6% và thanh niên
đường phố là 63.1%), ở nhà người quen (thanh niên sinh viên: 17.7% và thanh niên đường phố: 20.2%). Trong khi đó nhóm thanh niên công nhân có tỷ lệ sử dụng tương đối cao địa điểm tại nơi ở (79.3%) và tiếp theo là nơi làm việc (57.5%). Điều đáng lưu ý là đối với nhóm thanh niên viên chức, địa điểm được sử dụng nhiều nhất là tại nơi làm việc (79.5%), sau đó mới là tại nơi ở (77.1%).
Về tình trạng việc làm, cùng xu hướng như khi xem xét nhóm thanh niên viên chức và nhóm thanh niên cao tuổi, nhóm thanh niên đang đi làm có tỷ lệ sử dụng địa điểm đọc báo in tại nơi làm việc là cao nhất (64.4%), với các nhóm khác tỷ lệ thấp hơn nhiều. Cụ thể, chỉ số ở nhóm thanh niên làm nghề tự do là 21.6% và nhóm thanh niên chưa có việc làm là 12.5%. Với địa điểm thư viện, tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm thanh niên làm nghề tự do, nhưng cũng chỉ ở mức thấp cách biệt so với những địa điểm khác (18.9%) và thấp nhất là nhóm đang đi làm (6.1%). Với địa điểm ở nhà người quen, tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm chưa có việc làm (33.3%).
Xét theo độ tuổi, nếu như địa điểm tại nơi ở không có sự khác biệt đáng kể thì với địa điểm tại nơi làm việc lại có xu hướng nổi rõ trong công chúng thanh niên. Nhóm có độ tuổi cao thì tỷ lệ cao hơn trong việc sử dụng địa điểm này.
Cụ thể ở nhóm tuổi 17-23 có tỷ lệ đọc báo tại nơi làm việc chỉ là 18.5% , còn ở nhóm tuổi 24-30 là 74.2%. ở các địa điểm khác xu hướng có chiều ngược lại, nghĩa là nhóm thanh niên cao tuổi có mức độ sử dụng các địa điểm này ít hơn.
Cụ thể như địa điểm ở thư viện thì nhóm tuổi 17-23 tuổi: 13.4%; 24-30 tuổi:
7.8%. Hoặc địa điểm tại nhà người quen: nhóm 17-23 tuổi: 22.7%; 24-30 tuổi:
17.7%.
Có thể thấy với nhóm thanh niên lớn tuổi có điều kiện việc làm đã ổn định hơn, nhất là những công việc thuộc cơ quan nhà nước, do đó các điều kiện về cung cấp báo in tại nơi làm việc là tốt hơn nên họ đọc tại nơi làm việc nhiều
hơn. Nhận xét này được khẳng định khi xem xét ý kiến của đại diện thanh niên viên chức về lý do tranh thủ đọc báo ở cơ quan (xem hộp 1).
Hộp 1. Địa điểm đọc báo in
Ngày nào em cũng đọc ở cơ quan. Cơ quan đặt đủ loại báo. Bây giờ báo chí cũng không rẻ
đâu. Chỉ mua một hai loại cơ quan không đặt đã tốn khối tiền rồi. Lương bổng có hạn mà chị. Tranh thủ đọc ở cơ quan lấy thông tin cơ bản, tờ nào thích quá mà không kịp đọc thì
mới mượn về. (PVS TNVC, nam)
Em thường đọc ở nhà nhiều hơn. Đa phần em đọc trước khi đi ngủ. Bây giờ em chỉ đọc báo từ 11h-1h đêm, ban ngày em cũng không có thời gian đọc vì bây giờ em đi làm, bận bịu suốt ngày, chả có lúc nào nhìn đến tờ báo. (PVS TNCN, nữ)
Em thường đọc ở nhà, em chưa bao giờ lên thư viện để đọc báo cả, vì không có thời gian, chưa có thẻ, hơn nữa em ngại đọc lắm, chủ yếu thích xem tivi. (PVS TNĐP, nữ)
Em ít đọc báo ở thư viện. Hầu như em chỉ đọc trong phòng. Hình như ở thư viện cũng có báo, nhưng em không hay lên đấy. Lúc thư viện mở cửa thì bọn em phải vào lớp học, khi học xong thì thư viện cũng sắp đóng cửa rồi. Thỉnh thoảng lên thư viện thì phải tập trung vào tìm tài liệu phục vụ học tập. Thường lúc ấy là chuẩn bị thi hay kiểm tra, làm tiểu luận, có thấy báo mà thèm thì cũng chả đọc được. (PVS TNSV, nữ)
Báo cung cấp thông tin tốt nhất là phải đi vào tận nhà trường, đối với sinh viên là phải đi vào tận nhà trường, đi vào tận các thư viện. Từ đó mình mới kích thích được văn hoá đọc của sinh viên. (PVS TNSV, nam)
Kết quả định tính cũng cho thấy dấu hiệu về tính tích cực tiếp cận thông tin từ báo in ở công chúng thanh niên công nhân, thanh niên đường phố, thể hiện ở tập quán tranh thủ đọc báo tại nhà thậm chí vào lúc đêm khuya, trong hoàn cảnh công việc bận rộn chiếm hết thời gian rỗi ban ngày.
2.1.1.2. Địa điểm nghe đài phát thanh và xem tivi
Bốn phương án chính được dùng để khảo sát về các địa điểm nghe đài phát thanh và xem vô tuyến truyền hình là: Tại nơi ở; Tại nhà người quen; Tại quán - hàng; Tại câu lạc bộ – nhà văn hoá. Trong đó, tương tự như phần phân tích trên, tại nơi ở được xem là địa điểm mang tính cá nhân, gần gũi về mặt giao tiếp xã hội và ít đòi hỏi sự ưu tiên về sử dụng thời gian rỗi của cá nhân hơn hết so với các địa điểm tại nhà người quen, tại hàng - quán và càng khác hơn so với tại câu lạc bộ - nhà văn hoá.
%
93.7%
20.7%
12.6%
3.0%
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
1 2 3 4
Hình 2. Địa điểm nghe đài phát thanh và xem tivi
Một lần nữa địa điểm được tuyệt đại bộ phận công chúng thanh niên dùng
để nghe đài phát thanh và xem vô tuyến truyền hình là tại nơi ở với chỉ số 93.7% (xem h×nh 2).
Ngoài nơi ở, những địa điểm khác để thanh niên nghe đài phát thanh và xem vô tuyến truyền hình có tỷ lệ sử dụng thấp hơn nhiều. Chỉ số cao thứ hai là
“ở nhà người quen” chỉ có tỷ lệ là 20.7% và địa điểm có tỷ lệ sử dụng thấp nhất là “Câu lạc bộ – nhà văn hoá” có tỷ lệ là 3.0%.
Khảo sát sâu thêm về việc sử dụng các địa điểm nghe đài phát thanh và xem tivi theo các nhóm thanh niên sẽ cho cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng này (xem bảng 2).
Bảng 2. Địa điểm nghe đài phát thanh và xem tivi của các nhóm đối tượng thanh niên
Nơi tiếp cận
Thanh niên sinh viên
Thanh niên viên chức
Thanh niên công nhân
Thanh niên
®êng phè
N % N % N % N %
Tại nơi ở 70 81,0 80 96,4 85 97,7 83 98,8
Câu lạc bộ - Nhà văn hóa
0 0,0 1 1,2 4 4,6 5 6,0
Quán hàng 10 11,4 3 3,6 20 23,0 10 11,9
Nhà người quen 7 15,2 21 25,3 20 23,0 16 19,0 (Nguồn: Kết quả xử lý đề tài Công chúng thanh niên đô thị và báo chí . Tạp chí Xã hội học - 2002)
1- Tại nơi ở 3- Quán hàng 2- Câu lạc bộ - nhà văn hoá 4- Nhà người quen
Các nhóm thanh niên có tỷ lệ sử dụng địa điểm Tại nơi ở với mức cao tuyệt
đối (100%) là: nhóm học vấn đại học và nhóm thanh niên chưa có việc làm.
Nhóm có tỷ lệ sử dụng địa điểm này ở mức thấp hơn hẳn là nhóm thanh niên sinh viên với tỷ lệ là 81.0%. Điều này đã được lý giải ở trên là một bộ phận sinh viên ở trong ký túc xá và do điều kiện sinh hoạt mà ít có khả năng để sử dụng hình thức tiếp cận này. Song nếu xem xét kết quả định tính thì lại có sự chia tách giữa việc sử dụng tivi và đài ở nhóm thanh niên sinh viên. Đó là do với điều kiện kinh tế của sinh viên, thường họ ở ký túc xá hoặc nhà trọ. ở những nơi này khả năng có tivi là rất ít, chủ yếu là nghe đài dưới hình thức nghe cá nhân hoặc cả phòng nghe chung (xem hộp 2).
Nhìn chung mức độ sử dụng địa điểm Tại câu lạc bộ - nhà văn hóa trong các nhóm thanh niên là thấp. Thậm chí có những nhóm công chúng thanh niên không dùng đến địa điểm này (với tỷ lệ là 0.0%) như các nhóm sinh viên, nhóm chưa có việc làm. Ngay ở nhóm làm nghề tự do có sử dụng địa điểm này ở mức cao nhất thì tỷ lệ cũng rất thấp (8.1%).
Hộp 2. Địa điểm nghe đài phát thanh và xem tivi
Em thường xem tivi ở nhà, lúc rảnh, vào buổi trưa hay lúc nghỉ ngơi, không có khách, công việc ít. Chị biết rồi đó, ti vi thì nhà nào bây giờ cũng có, đó là đồ dùng tối thiểu của một gia đình. Em thường xem ở nhà nhưng nếu đến bất cứ nhà nào em cũng có thể xem ti vi được. (PVS TNĐP, nữ)
Em nói thật với chị là đời sống sinh viên rất ít khi được xem ti vi. Chúng em ở theo nhà dãy thì làm sao có ti vi được. Với điều kiện kinh tế của em, ở một vùng quê rất nghèo lên đây, làm sao chọn được một chỗ nào thật rẻ, với mục tiêu sinh hoạt được, thế là thôi. Nên không có ti vi. (PVS TNSV, nam)
Khi nghe đài, mình bật lên mọi người cùng nghe chung. Có những lúc ở nhà một mình em cũng nghe một chút nhạc, có phôn nghe. Nếu nghe chương trình thời sự hoặc các chương trình khác, rồi kể chuyện đêm khuya, cả phòng cùng nghe vào buổi tối (PVS TNSV, nữ).
ở căng tin cũng có tivi, nhưng căng tin là nơi đi ra đi vào nhiều, đông sinh viên, em không quen ngồi đấy xem lắm. (PVS TNSV, nữ)
Em thường xem ti vi ở nhà, đa phần em không thích xem ở quán. Vì khi xem phải có sự tập trung tư tưởng. Xem ở quán ồn ã, xô bồ. Nếu bóng đá mình có thể xem cùng với mọi người thì rất hay. Nhưng những tin thời sự, phim ảnh em ít xem ở ngoài, xem ở nhà vẫn thích hơn. (PVS TNĐP, nam).
ở một khía cạnh nào đó, quán - hàng có thể được coi là một địa chỉ văn hóa. Thực tế khảo sát đã cho thấy việc sử dụng loại địa điểm này để nghe đài, xem tivi của công chúng thanh niên Hải Phòng khá rõ rệt. Trong khi đó các thiết chế văn hóa kiểu như câu lạc bộ - nhà văn hóa hầu như đã không còn tác dụng.
Bằng chứng là có một bộ phận nhất định các nhóm công chúng thanh niên đã sử dụng địa điểm quán hàng để tiếp nhận thông tin trên đài phát thanh và vô tuyến truyền hình. Tỷ lệ này ở nhóm thanh niên công nhân là 23.0%, ở nhóm thanh niên có học vấn phổ thông trung học, nhóm thanh niên nam giới, nhóm thanh niên làm nghề tự do đều là 13.5% và nhóm có độ tuổi 24-30 là 16.1%. Tuy nhiên, nếu tính đến sự thoải mái, điều kiện tập trung tư tưởng, trong so sánh về ý thích nơi xem tivi thì công chúng được nghiên cứu vẫn nghiêng về hình thức xem tại nơi ở hơn là ở quán, căng tin (xem hộp 2).
Có một bộ phận đáng kể công chúng thanh niên sử dụng địa điểm Nhà người quen để nghe đài phát thanh và xem vô tuyến truyền hình (20.7%). Trong đó tỷ lệ này là rõ rệt hơn ở một số nhóm thanh niên như: viên chức (25.3%), công nhân (23.0%), nhóm nam giới (22.5%), nhóm đang đi làm (22.2%), nhóm tuổi 24-30 (24.1%).
Tóm lại, thực tế cho thấy công chúng thanh niên đô thị Hải Phòng sử dụng các địa điểm được khảo sát để tiếp nhận thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng với mức độ tích cực đáng kể. Tuy nhiên địa điểm chủ yếu vẫn là đọc tại nơi ở và nơi làm việc (đối với báo chí) và xem tại nơi ở và nhà người quen (đối với đài phát thanh và vô tuyến truyền hình).
Kết quả phân tích trên đây cho thấy tác dụng của thư viện, câu lạc bộ - nhà văn hoá còn hạn chế đối với giao tiếp đại chúng của thanh niên. Vấn đề đặt ra là cần thiết phải xem xét hiệu quả hoạt động của các hệ thống này. Dễ hiểu rằng một khi thực tế trong không gian đô thị còn quá ít các thiết chế mang tính tụ
điểm dạng này, thì đây cũng là một lý do quan trọng buộc công chúng truyền thông đại chúng nói chung và công chúng thanh niên nói riêng phải dành hầu hết thời gian rảnh rỗi để tiếp nhận thông tin đại chúng tại nơi ở, nơi làm việc.
Trách nhiệm tổ chức cung cấp những món ăn tinh thần cho giới trẻ trong những thiết chế đó cần được các nhà quản lý văn hoá - xã hội quan tâm thích
đáng hơn. Thực hiện tốt việc này sẽ tạo điều kiện cho lớp công chúng trẻ được tiếp cận thông tin đại chúng đều đặn hơn mà không gây tốn kém cho ngân sách vốn eo hẹp của những người trẻ tuổi, nhất là những công chúng thanh