C. Hoạt động vận dụng
3. Dự kiến sản phẩm
- Viêt về những cô gái mở đường
- Họ là những cô gái trẻ, công việc phá đá mở đường gian khổ, hiểm nguy nhưng các cô vẫn yêu công việc
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật; Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ, Những ngôi sao xa xôi)
- Tác giả của truyện là Lê Minh Khuê,
- Các cô sống và làm việc ở tuyến đường Trường Sơn
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Đúng vậy các em ạ. Truyện đã ca ngợi những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn thời đánh Mĩ ... Vậy vẻ đẹp của các nữ TNXP được nhà văn Lê Minh Khuê miêu tả ntn thì tiết học ngày hôm nay cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu văn
bản này..
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
MỚI I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở tỉnh Thanh Hoá.
- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn .
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh, xuất xứ:
- Sáng tác năm 1971, khi kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Lê Minh Khuê và văn bản Những ngôi sao xa xôi.
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.
* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Lê Minh Khuê, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa
- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.
- Dự kiến sản phẩm…
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở tỉnh Thanh Hoá.
-Trong kháng chiến chống Mĩ, Lê Minh Khuê đã Gia nhập thanh niên xung phong.
- Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn .
- Trong những năm chiến tranh: viết về cuộc sống, chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau 1975, viết về những biến chuyển xã hội và con người trên tinh thần đổi mới
- Sáng tác năm 1971, khi kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Đề xuất cách đọc văn bản?
- Đọc to, rõ ràng phân biệt lời kể với lời đối thoại.
Thảo luận nhóm bàn:
? Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản
? Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể ? Bố cục của văn bản?
Dự kiến TL:
+ Thể loại: Truyện ngắn
+ Phương thức biểu đạt: Tự sự xen miêu tả và biểu cảm
+ Người kể chuyện: Phương Định – là nhân vật chính
+ Ngôi thứ nhất xưng tôi) + Tác dụng ngôi kể này:
. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm cùng những cảm xúc, suy nghĩ cuả nhân vật . Làm cho câu chuyện cụ thể, sinh động, làm cho người đọc tin vào câu chuyện hơn.
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
? Hãy tóm tắt văn bản.
b. Đọc, chú thích, bố cục:
* Kết cấu, bố cục - Bố cục: 3 phần +Phần 1: Từ đầu - > điện thoại trong hang
( Hoàn cảnh sống, chiến đấu của nữ thanh niên xung phong)
+ Phần 2: Tiếp => những lời tôi tự bịa ra nữa
(Một lần phá bom) + Phần 3: Còn lại (Nói về trận mưa đá )
* Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Truyện kể về 3 nữ TNXP: PĐ, Nho và chị Thao.
Họ ở trong một hang dưới chân cao điểm trong một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Công việc hàng ngày của học là khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom.
- Trong một lần phá bom, Nho bị thương, chị Thao và Phương Định đều lo lắng, chăm sóc tận tìnhcho Nho
- Cơn mưa đá bất ngờ xuất hiện khơi gợi trong tâm hồn PĐ những nhớ nhung, khao khát.
? Nêu bố cục của văn bản
- HS thảo luận cặp đôi – thống nhất chia bố cục.
* Gv nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
* Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong.
* Nhiệm vụ: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ chung, thảo luận nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
Để thấy được hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô cả lớp quan sát tiếp vào đoạn văn “Việc của chúng tôi…trong hang” và trả lời cho cô các câu hỏi:
Thảo luận nhóm bàn(7 phút):
1.Tìm chi tiết nói về hoàn cảnh sống và công việc của những nữ thanh niên xung phong.
2. Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống ,chiến đấu của ba cô gái
3. Qua đó, em có em nhận xét gì về cuộc sống của các cô?
2.Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.
- GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời.
- Dự kiến sản phẩm…
* Hoàn cảnh sống * Hoàn cảnh sống
- Sống trong một cái hang - Sống trong một cái hang - Đường bị đánh lở loét,
- Hai bên đường không có màu xanh, thân cây bị tước khô cháy.
- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng.
- Máy bay ầm ì……….
=> Căng thẳng, ác liệt
* Công việc
- Khi có bom nổ - chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom đếm bom chưa nổ, phá bom.
- Thần chết lẩn trong ruột những quả bom.
- Thần kinh căng như chão,
-> Công việc: hiểm nguy, đối mặt với cái chết - Miêu tả chân thực, hình ảnh chọn lọc
3. Báo cáo kết quả: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.
4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV: LMK đã tái hiện sinh động hoàn cảnh sống khó khăn, ác liệt còn công việc thì đặc biệt nguy hiểm luôn phải đối mặt với cái chết căng thẳng thần kinh đến cực độ. Nhưng hoàn cảnh càng khó khăn thì vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái càng hiện lên đẹp hơn bao
- Miêu tả chân thực, hình ảnh chọn lọc,
=> Hoàn cảnh sống: ác liệt, căng thẳng
-> Công việc: hiểm nguy, đối mặt với cái chết
giờ hết. Vậy vẻ đẹp của các cô như thế nào thì cô trò chúng ta sẽ học ở tiết sau.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.
* Nhiệm vụ: HS viết đv
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 nữ TNXP?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe và làm bt
- GV hướng dẫn HS về nhà làm.