TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình calpuff đánh giá mức độ lan truyền ô nhiễm không khí do giao thông ở tp hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Sau đây là một số nghiên cứu và các bài báo khoa học đánh giá khả năng ứng dụng cũng như tính chính xác của mô hình CALPUFF đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu:

(1) R. Villasenor (2003) đã sử dụng mô hình CALPUFF để đánh giá chất lượng khí phát thải trong hoạt động thăm dò và khai thác của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Mexico bao gồm các bang Tabasco và Campeche ở phía đông nam Mexico. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là thiết lập một bảng kiểm kê phát thải (EI) cho sự gia tăng quy trình sản xuất, động cơ đốt trong và các khí thải bất thường. Chất lượng không khí sơ bộ được mô hình mô phỏng để quan sát sự di chuyển và khuếch tán khí SO2, là chất gây ô nhiễm chính được phát sinh từ những giàn khoan ngoài khơi. Mô hình kết quả được so sánh với các phép đo SO2 lấy từ mạng lưới quan trắc tại Dos Bocas.

(2) Jonathan I. Levy (2001) đã sử dụng mô hình CALPUFF để đánh giá tác động của khí thải cho 9 nhà máy nhiệt điện cũ sử dụng nguyên liệu hóa thạch ở Illinois. Để định lượng lợi ích sức khỏe tiềm tàng trong việc giảm phát thải, cần phải áp dụng các mô hình khuếch tán không khí có thể ước tính sự cộng hưởng khí thải của các nhà máy điện với nồng độ môi trường xung quanh với độ chính xác hợp lý trên một khoảng cách dài. Jonathan I. Levy áp dụng mô hình CALPUFF với các dữ liệu khí tượng thu được từ mô hình của chu trình nhanh NOAA cập nhật vào một bộ 9 nhà máy điện ở Illinois để đánh giá sơ cấp và thứ cấp tác động vật chất trên một lưới địa lý ở miền Trung Tây. Kết quả, sự gia tăng dân số trung bình hằng năm tập trung gắn với phỏt thải hiện nay ước tớnh là 0,04 àg/m3 đối với cỏc bụi (PM2.5), 0,13 àg/m3 đối với cỏc hạt lưu huỳnh thứ cấp, và 0,10 àg/m3 đối với cỏc hạt Nitrat thứ cấp. Dự đoán tác động tổng hợp là khá nhạy cảm tới những giả định về cơ chế phản ứng hóa học, lắng đọng ướt, lắng đọng khô, nồng độ nền ammonia, kích thước của vùng tiếp nhận.

HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 21

(3) Zing Zhou (2002) đã sử dụng mô hình CALPUFF để dự đoán mức phơi nhiễm của cộng đồng đối với khí thải từ nhà máy điện ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Các cuộc nghiên cứu dịch tễ học cho thấy sự liên kết đáng kể giữa các chất ô nhiễm xung quanh và tỷ lệ tử vong, tỷ lệ nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Để đánh giá rủi ro của sức khỏe cộng đồng gây ra bởi các nhà máy điện, điều cần thiết là phải đánh giá khả năng phơi nhiễm đối với các chất ô nhiễm khác nhau. Khái niệm phần được hấp thu (là phần hấp thu trong một lượng khí thải xác định bằng cách hít hoặc nuốt vào) đã được đề nghị xem như một biện pháp đơn giản tóm tắt về mối quan hệ giữa lượng khí thải và độ phơi nhiễm. Nghiên cứu này chứng minh phần được hấp thu của khí thải nhà máy điện ở Trung Quốc có thể được tính toán bằng mô hình khuếch tán không khí CALPUFF như thế nào. Phân tích này cũng cho thấy phương pháp này có thể áp dụng đối với một số nước đang phát triển và nó cung cấp ước tính độ phơi nhiễm dân số hợp lý.

(4) Trong nghiên cứu của Tolga Ebbir (2004) đã đưa ra một hệ thống để hổ trợ cán bộ địa phương trong việc quản lý chất lượng không khí cho các thành phố lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hệ thống dựa trên mô hình khuếch tán không khí CALPUFF, bản đồ số và các dữ liệu liên quan để đánh giá mức độ phát thải và xây dựng mô hình không gian của ô nhiễm không khí. Hệ thống có khả năng cho ra các bản đồ phát tán và các cấp độ ô nhiễm không khí.

(5) Guangfeng Jiang, Brian Lamb và Hal Westberg (2002) đã sử dụng những kịch bản giảm thiểu và quá trình phân tích bằng mô hình CALPUFF để nghiên cứu chi tiết sự hình thành và sự chuyển hóa của ozon ở phạm vi Puget Sound ở bang Washington, Hoa Kỳ.

2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Mặc dù đi sau so với thế giới nhưng các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về mô hình chất lượng không khí phục vụ cho công tác quản lý. Sau đây là một số nghiên cứu đã được các nhà khoa học tại Việt Nam tiến hành:

HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 22

(1) Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ và Phạm Thị Việt Anh. (1997). Báo cáo khoa học - Ứng dụng các mô hình khuếch tán trong đánh giá tác động môi trường không khí ở thành phố và khu công nghiệp.

(2) Phạm Thị Việt Anh và Hoàng Xuân Cơ.(2000). Khả năng ứng dụng các mô hình lan truyền chất ô nhiễm không khí trong đánh giá tác động môi trường và qui hoạch môi trường ở khu công nghiệp và đô thị, Thông báo khoa học của các trường khoa học , Bộ GDĐT.

(3) Phạm Thị Việt Anh. (2005). Bước đầu sử dụng công cụ GIS (Hệ thống thông tin địa lý) kết hợp với mô hình lan truyền chất ô nhiễm không khí trong đánh giá tổng hợp chất lượng không khí đô thị Hà Nội, Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Nữ lần thứ 10, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà xuất bản ĐHQG HN.

(4) Phạm Ngọc Hồ. (2000). Sử dụng phương pháp mô hình hóa định lượng vào việc tính toán và dự báo chất lượng không khí cho nguồn đường giao thông, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, NXB ĐHQG HN.

(5) Phạm Ngọc Hồ. (1998). Phương pháp cải tiến các mô hình tính toán và dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm môi trường không khí trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, Kỷ yếu hội nghị về mô hình hóa môi trường, trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội.

HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 23

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình calpuff đánh giá mức độ lan truyền ô nhiễm không khí do giao thông ở tp hồ chí minh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)