ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHO TPHCM
Ô nhiễm không khí là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động của đô thị: xây dựng, sử dụng đất, giao thông, hoạt động dân sinh, công nghiệp, năng lượng,…
Do vậy việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí phải dựa trên một loạt các giải pháp đồng bộ.
5.1 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
5.1.1 Kiểm soát ô nhiễm không khí từ nguồn thải di động
Nói đến các nguồn di động tức là nói đến các phương tiện giao thông vận tải, do vậy kiểm soát các nguồn di động tức là kiểm soát các phương tiện giao thông vận tải.
Hầu hết các phương tiện giao thông vận tải ngày nay đều sử dụng xăng hay dầu làm nhiên liệu khi hoạt động. Ngoài tiếng ồn ra, khí thải là vấn đề cần quan tâm khi kiểm soát các phương tiện giao thông vận tải như ôtô, xe máy…Lượng khí thải ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của phương tiện. Trong ba loại khí ô nhiễm cơ bản thoát ra trực tiếp từ các ống xả (CO, HC, NOx) thì tính chất độc nhất là CO. Bụi được sinh ra thành phần chủ yếu là chì và cacbon. Vì vậy sử dụng loại xăng không chứa chì nhằm giảm bớt nguy hại của chì sinh ra do đốt cháy nhiên liệu. Hiện tại các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm ra các loại nhiên liệu khác thay thế nhiên liệu cho xe ô tô hiện nay, ít hoặc không sinh ra các chất ô nhiễm trên.
5.1.2 Đề ra mức độ khói thải của các phương tiện giao thông và tiêu chuẩn cho nhiên liệu sử dụng
Yêu cầu hạn chế khói thải vào môi trường đối với các phương tiện giao thông hiện nay là rất cần thiết. Trước đây, Thủ tướng Chính phủ từng ban hành Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg quy định xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, nhập khẩu mới phải được
HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 56
kiểm soát theo mức tiêu chuẩn Euro. Còn về việc kiểm soát khí thải xe máy đang lưu hành, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang xây dựng Đề án và trình Chính phủ phê duyệt.
Biện pháp kiểm soát là tiến hành kiểm tra khí thải định kỳ bắt buộc 1 năm/lần, những xe có dán tem, cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn mới được phép tham gia giao thông...
5.1.3 Đẩy mạnh hoạt động quan trắc, kiểm kê khí thải, kiểm soát môi trường không khí đô thị
Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và thực hiện kiểm kê nguồn phát thải.
Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, thiết bị hiện đại cho trạm quan trắc không khí và các hoạt động truyền tin, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, số liệu về môi trường không khí đô thị.
Tăng cường cung cấp thông tin, số liệu quan trắc môi trường không khí, số liệu kiểm kê nguồn phát thải cho các bộ, ngành, địa phương, đơn vị có nhu cầu.
5.2 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 5.2.1 Biện pháp quản lý
Phân loại xe di chuyển trên các tuyến đường – phân giờ:
Tận dụng năng lực tải của xe cộ bằng cách áp dụng giờ bắt đầu làm việc khác nhau cho các loại công việc khác nhau, tạo điều kiện cho các loại xe đưa rước công nhân, đưa rước học sinh tham gia vận tải công cộng vào giờ rảnh hoặc chiều ngược lại, tạo cơ chế thuế thích hợp để khuyến khích việc hợp đồng chở thuê theo giờ, hạn chế xe nằm không.
Cần xét đến việc quy định luồng tuyến ưu tiên cho các phương tiện vận tải hành khách công cộng hoặc cho các loại xe chở hàng.
Song song với việc mở rộng mạng lưới phục vụ của xe công cộng cần tăng thêm sự thuận lợi của sử dụng xe công cộng so với xe cá nhân bằng nhiều hình thức như: xác lập những khu vực hạn chế xe cá nhân lưu thông, bán vé điều tiết lưu thông ở trung tâm thành phố.
HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 57
Thu phí giao thông, phí đậu xe, phí lưu hành, phí bảo hiểm… thích hợp nhằm hạn chế việc mua xe cá nhân, nhất là những trường hợp xe ít sử dụng.
Áp dụng kỹ thuật thông tin liên lạc như một biện pháp làm giảm số lượng các hành trình phát sinh bằng cách tạo điều kiện phát triển cho các hình thức làm việc, học hành, mua sắm, khám chữa bệnh… từ xa.
Ưu điểm: biện pháp phân tuyến đường và phân giờ cho các loại xe lưu thông hiện nay đã được chính quyền thành phố thực hiện, trong thời gian thực hiện, ngoài việc giảm thiểu được bụi, hiện trạng kẹt xe đã được hạn chế đặc biệt là trong những thời gian cao điểm.
Nhược điểm: biện pháp quản lý này phải cần được tiến hành trong một khoảng thời gian dài. Cần phải có nhân viên chỉ dẫn hướng lưu thông cho các loại phương tiện đang di chuyển trên đường một cách hiệu quả và nhanh nhất.
Mở rộng không gian, mặt bằng đường đi:
Mở rộng không gian, mặt bằng đường đi để mật độ xe trên diện tích đường đi giảm làm cho mật độ bụi giảm (loãng trong không khí hơn). Diện tích đường để lưu thông trong nội thành thành phố hiện nay tương đối rộng rãi, tuy nhiên hiện tượng kẹt xe vẫn không thể tránh khỏi vào các giờ cao điểm.
Ưu điểm: mở rộng không gian đường nhằm mục đích giảm bớt được hiện trạng kẹt xe vào những thời gian cao điểm lại vừa có tác dụng làm cho mật độ bụi giảm vì không gian càng rộng, mật độ bụi sẽ càng pha loãng và phân tán tại những vị trí xa hơn.
Biện pháp này được áp dụng lâu dài và bền.
Nhược điểm: biện pháp này gần như là một biện pháp quy hoạch, nên ảnh hưởng đến quá trình quy hoạch, giải toả mặt bằng cần được thực hiện trong một khoảng thời gian dài. Cần có nguồn tài chính để đầu tư vì biện pháp này rất tốn kém trong quá trình quy hoạch và giải toả mặt bằng.
Quy định tốc độ xe đi trong thành phố:
HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 58
Quá trình phát tán của các khí thải trên đường cũng như tại các vòng xoay phụ thuộc vào tốc độ gió và tốc độ di chuyển của các loại xe cộ đang đi trên đường. Vì vậy, cần phải quy định tốc độ xe qua lại trên nút giao thông này đạt vận tốc 20 – 40 km/h.
Ưu điểm: quy định tốc độ khi đi trong khu vực thành phố vừa làm giảm sự phát tán của khí thải vừa đảm bảo vấn đề an toàn giao thông đối với các loại phương tiện tham gia giao thông.
Nhược điểm: biện pháp này chỉ thực hiện được tuỳ thuộc vào ý thức của những người tham gia giao thông. Cần có sự can thiệp và xử lý của các cơ quan có chức năng khi các phương tiện tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định.
Tổ chức giám sát môi trường:
Phát huy hơn nữa hiệu quả thông tin của chương trình giám sát chất lượng môi trường thông qua việc:
Có một hệ thống đánh giá chất lượng không khí tổng hợp dễ hiểu, dễ theo dõi với công chúng.
Tổ chức thông tin kịp thời về diễn biến chất lượng không khí tại thành phố.
Cần có những dự báo ngắn và dài hạn, vì vậy nên nghiên cứu áp dụng các mô hình tính toán vào công tác giám sát chất lượng môi trường.
5.2.2 Biện pháp giáo dục
Tiến hành kiên trì và thường xuyên các hình thức giáo dục cộng đồng. Mở cuộc thăm dò ý kiến và những kỹ thuật thăm dò công chúng khác nhau để tìm hiểu ý kiến công chúng về ô nhiễm giao thông.
Cần có những chương trình dài hạn truyền những thông tin về những tác động của ô nhiễm giao thông đến sức khoẻ và môi trường. Tổ chức thông tin nóng và dễ hiểu về diễn biến chất lượng không khí ven đường, kết quả kiểm soát phát thải ô nhiễm do xe cộ.
Kết quả kiểm tra chất lượng xăng dầu, kết quả xử phạt các trường hợp gây ô nhiễm giao thông đại chúng. Phổ biến các thông tin kỹ thuật về sự phát thải ô nhiễm do các loại xe
HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 59
cộ, các kỹ thuật kiểm soát phát thải, các biện pháp hạn chế ô nhiễm khi vận hành… qua đó khuyến khích việc bảo dưỡng xe đúng cách. Tuyên truyền vận động quần chúng ủng hộ các dạng năng lượng sạch, xe sạch, ủng hộ các chương trình khống chế ô nhiễm giao thông, sử dụng vận tải công cộng, không sử dụng xe cơ giới các lộ trình ngắn.
Ưu điểm: biện pháp giáo dục cộng đồng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, một trong những tác nhân gây nên ô nhiễm không khí chính là ý thức của con người, vì thế biện pháp giáo dục cộng đồng sẽ là biện pháp hạn chế tại nguồn đối với hiện trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong thành phố hiện nay.
5.2.3 Biện pháp kỹ thuật
Trồng cây xanh:
Cây xanh đối với đô thị giống như lá phổi đối với con người, nó có tác dụng lọc bụi trong không khí, làm sạch môi trường. Khả năng giữ bụi trên cành của lá cây (lọc bụi) phụ thuộc vào đặc thù của lá cây (càng nhám càng bắt bụi dễ), lá to hay nhỏ, dày hay thưa, lùm cây hay tán cây,… và phụ thuộc vào thời tiết (nếu mưa định kỳ đều đặn thì hiệu quả lọc bụi của cây sẽ tốt hơn khi trời nắng khô liên tục, vì mưa có tác dụng rửa sạch lá để đón nhận bụi mới). Khu cây xanh cũng như thảm cỏ còn có tác dụng hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất.
Trồng cây xanh trong khu vực nội thành nhằm mục đích chắn, lọc bụi và điều hoà lại bầu không khí là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Biện pháp này vừa ít tốn kém, vừa tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Hiện nay trong khu vực thành phố đang trồng các loại cây như: me, phượng, dầu, điệp…và tại các vòng xoay có các loại cây như: cây tán lá, thiên tế, lá kim… là những loại cây có khả năng chắn được sự phát tán của bụi rất tốt, ngoài ra chúng còn có khả năng lọc bụi, điều hoà không khí. Tuy nồng độ bụi xử lý không nhiều nhưng đây cũng là một trong những biện pháp khá hữu hiệu và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng.
HVTH: Nguyễn Thị Anh Lê Trang 60
CHƯƠNG 6