Tổng quan về thành phố Việt Trì

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS phát triển mô hình quản lý công tác cấp giấy chứng nhận (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THỬ NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

3.1. Tổng quan về thành phố Việt Trì

Trong khuôn khổ của dự án ứng dụng phần mềm ELIS vào công tác cấp phát và quản lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do phòng Tài nguyên và Môi trường TP Việt Trì thực hiện, dự án đã quyết định chọn phường Bến Cát trong thành phố Việt Trì làm địa điểm thử nghiệm.

Thành phố Việt Trì gồm 23 xã phường, có vị trí địa lý khá quan trọng, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội và Quốc phòng an ninh không chỉ trong tỉnh Phú Thọ mà còn có ý nghĩa liên vùng cho cả vùng Tây - Đông Bắc. Là cầu nối giao lưu phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh Phú Thọ và còn có ý nghĩa liên vùng cho cả vùng Tây- Đông Bắc.

Thành phố Việt Trì có tuyến đường Quốc lộ 2, quốc lộ 32C, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường thuỷ Hà Nội - Hà Giang, Hà Nội - Lào Cai, trong tương lai Việt Trì có tuyến đường Xuyên Á chạy qua.

Diện tích đất đai của thành phố ở mức nhỏ hẹp so với các đơn vị khác của tỉnh nhƣng bù lại phần lớn đất đai của Thành phố lại có độ dốc < 80 và có chất lƣợng tốt, cường độ chịu tải, nén tốt rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Khí hậu ổn định, nguồn nước dồi dào (cả nguồn nước mặt và nước ngầm) để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.

Là địa bàn có nhiều cảnh quan đẹp, giàu tiềm năng cho phát triển ngành dịch vụ - du lich, thương mại nhất là việc phát triển du lịch hướng về cội nguồn như khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu di tích khảo cổ Làng Cả, công viên Văn Lang, khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót…

29

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 3.1.1.1. Vị trí địa lí

Thành phố Việt Trì tỉnh lỵ Phú Thọ nằm ở Vĩ độ Bắc từ 21016'21" đến

21024'28", Kinh độ Đông từ 105017'24" đến 105027'28" cách thủ đô Hà Nội 80 km về

phía Tây Bắc, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn (Sông Lô, sông Hồng, sông Đà). Địa giới hành chính gồm có:

- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh

- Phía Đông giáp huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc (qua sông Lô) - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc

- Phía Tây giáp huyện Lâm Thao và huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.

Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ và là Thành phố trung tâm vùng Tây Đông Bắc có tuyến Quốc lộ II (Hà Nội - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc), Quốc lộ 32C (Hà Nội - Yên Bái), có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường sông Hà Nội ngược Hà Giang theo sông Lô và Lào Cai theo sông Hồng…

Tóm lại Việt Trì năm ở địa thế thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh Quốc phòng tạo sự thúc đẩy kinh tế xã hội không chỉ của tỉnh Phú Thọ mà còn có tác động lớn đến cả vùng Tây Đông Bắc và nhất là đối với các huyện phía Tây của tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Địa hình

Việt Trì thành phố ngã ba sông, là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng lên trung du miền núi thấp nên địa hình khá đa dạng, gồm có cả vùng núi, vùng đồi thấp, đồng bằng và các chân ruộng trũng

3.1.1.3. Khí hậu

- Theo phân vùng khí hậu của tỉnh Phú Thọ, thành phố Việt Trì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lƣợng bức xạ dồi dào, có nền nhiệt độ cao, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu vào mùa mƣa.

30

- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,70C đến 24,50C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (15,20C). Số giờ nắng trung bình hàng năm từ 1328-1625 giờ. Tổng tích ôn nhiệt >

86000C.

- Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80-85%, cao nhất là tháng 2 (89%), thấp nhất là tháng 9 (76%).

- Chế độ gió thổi theo hai mùa rõ rệt:

+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió xuất hiện kèm theo mưa gây ra các hiện tượng rét đậm kéo dài, sương mù đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.

+ Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, vào các tháng 6,7,8 đôi khi có xuất hiện gió Tây Nam khô và nóng.

Các hiện tượng bất thường của thời tiết như mưa lũ, nắng nóng kéo dài, mưa đá…

ít xảy ra.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất

Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của phường chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Hồng. Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình, đất ít bị chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá thích hợp cho phát triển các loại cây trồng. Tuy nhiên thực tế hiện nay và tiếp tục trong những năm tới đất đai của phường chủ yếu dành cho các mục đích phi nông nghiệp.

- Tài nguyên nước

- Tài nguyên nhân văn: Qua bao thế hệ với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, mảnh đất này đã sản sinh và nuôi dưỡng nên nhiều người con ưu tú để lại ngày nay những giá trị văn hóa. Ghi công những thành tựu và cống hiến, cho đến nay Đảng bộ và nhân dân Tiên Cát đã đƣợc phong tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước.

31 3.1.3. Thực trạng môi trường

Việt Trì - Kinh đô Văn Lang xưa với truyền thống gần 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử đến nay vẫn còn giữ đƣợc nhiều khu di tích, nhiều cảnh đẹp tự nhiên nhƣ khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu vực ngã ba sông Bạch Hạc, Bến Gót, Đầm Cả, Đầm Mai… Đó vừa là những nơi lưu truyền và dăn dạy các thế hệ mai sau về sự hình thành và phát triển của đất nước, nơi ghi nhớ công ơn của tổ tiên người Việt. Đó cũng là tiềm năng lớn để Việt Trì phát triển ngành dịch vụ - thương mại trong thời gian tới.

3.1.4. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính phường Tiên Cát, TP. Việt Trì + Hệ thống bản đồ: trên địa bàn phường vào thời điểm hiện tại đang lưu trữ 2 hệ thống bản đồ.

- Bản đồ giải thửa năm 1986 tỷ lệ 1/1000 (dạng giấy) bản đồ này đo giải thửa nên ranh giới, diện tích thửa đất không chính xác. Đây là tài liệu đƣợc dùng để cấp giấy chứng nhận từ năm 1986 đến năm 2005.

- Bản đồ địa chính năm 2005 tỷ lệ 1/1000; 1/2000 (dạng số, dạng giấy), có số thửa, diện tích, loại đất và các công trình trên đất. Đây là hệ thống bản đồ đƣợc dùng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể từ năm 2005.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GIS phát triển mô hình quản lý công tác cấp giấy chứng nhận (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)