Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về công thức thiết kế và hệ cỡ số áo dài phụ nữ Việt Nam từ 20 30 tuổi (Trang 22 - 35)

2. Khái lƣợc về Áo dài Phụ Nữ Việt Nam

2.2. Quá trình phát triển

Từ những chiếc Áo dài đầu tiên – áo Giao lãnh, ngày nay, Áo dài Phụ Nữ Việt Nam ngày càng phát triển hơn bởi sức sáng tạo và tâm huyết của đội ngũ các nhà thiết kế, nhà tạo mẫu đa tài. Áo dài ngày nay vừa kế thừa vẻ đẹp của Áo dài truyền thống, lại hội nhập thêm một cách có chọn lọc vẻ đẹp của thời đại, sẽ luôn giữ vững là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, để nét đẹp tinh hoa của Áo dài đƣợc gìn giữ cho đến ngày nay, Áo dài đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều cách tân của lịch sử. Có thể chia quá trình phát triển ấy thành 2 giai đoạn, nếu thế kỉ XVII – XVIII là Áo dài tứ thân, Ngũ thân thướt tha, đằm thắm thì thế kỉ XIX-XX lại là những cách tân đầy đột phá.

2.2.1. Thế kỉ XVII – XVIII

Đây là giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu, cũng là bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy vong trầm trọng.

Cùng với sự thối nát của triều đình phong kiến lúc bấy giờ là khát vọng thoát khỏi áp bức. Nho giáo bị lung lay, Phật giáo, Đạo giáo phát triển mạnh mẽ hơn. Con người dần dần ra khỏi những định kiến, tiếp thu những luồng tư tưởng mới.

Thế kỉ XVII – XVIII, Việt Nam dưới thời Lê – Mạc, Trịnh, Nguyễn, Tây sơn, triều đình rất quan tâm đến vấn đề trang phục, không những đối với quan, quân mà cả đối với nhân dân lao động, trên cơ sở quyền lợi của giai cấp thống trị. Trang

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

phục thời kỳ này đƣợc triều đình quy định nghiêm ngặt, từ trang phục trong cung đình đến trang phục của quan viên, nhân dân, sƣ sãi…

Hình 1. 6: Hình ảnh cô gái với chiếc Áo dài tứ thân ngày xƣa

Áo dài tứ thân là trang phục của tầng lớp bình dân, thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc. Để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu Áo dài tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành một tà áo. Nhƣ tên gọi, Áo dài tứ thân có bốn thân (phía trước hai thân, phía sau hai thân), mỗi thân là một khổ vải (hay lụa...) mỗi khổ rộng chừng 40cm, dài đến bắp chân người mặc. Hai khổ vải phía sau được nối liền suốt dọc giữa lưng, còn mép hai bên được may liền với mép hai bên thân trước, nhưng chỉ may liền đến sườn người mặc, còn phần dưới (tà áo) để tự do (coi như mở tà). Hai thân trước là hai khổ vải tạo thành hai vạt, buông xuống hai bên, không đính khuy, cúc hay buộc dải nhƣ ở các loại áo khác. Khi mặc kiểu này, đƣợc gọi là mặc Áo dài tứ thân buông vạt.

Trong giai đoạn này, Áo dài cũng đã có rất nhiều thay đổi. Trong khi đó, áo Ngũ thân dành cho tầng lớp quý tộc lại rất nhiều chi tiết. Mặc ngoài cùng là chiếc áo the thâm, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen, Khi mặc thắt lƣng, bẻ cổ áo, để lộ ba màu áo bên trong. Bên trong mặc chiếc yếm màu đỏ

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

thắm. Thắt lƣng lụa màu hồng đào hoặc thiên lý. Áo mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao càng làm tăng thêm nét duyên dáng của người phụ nữ.

Hình 1. 7: Hình ảnh phụ nữ trong trang phục Áo dài năm thân mặc hở cổ, thắt lƣng Áo Ngũ thân khác Áo dài tứ thân ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé thành vạt con; thêm một vạt thứ năm nằm ở dưới vạt trước. Áo che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống tƣợng trƣng cho Tứ thân phụ mẫu và vạt con nằm dưới vạt trước tượng trưng cho người mặc. Năm hột nút nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc áo đƣợc ngay thẳng, kín đáo tƣợng trƣng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín .

Áo dài Ngũ thân được những người phụ nữ quyền quý ở thành thị miền Bắc và miền Nam mặc. Áo dài Ngũ thân thể hiện sự giàu sang cũng nhƣ địa vị xã hội của người phụ nữ. Áo Ngũ thân không những tôn vinh giá trị cao quý của người phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ xã hội, mà còn gói ghém nhân sinh quan của dân tộc:

Con người nhờ cha sinh mẹ dưỡng, khi thành thân có cha mẹ người bạn đời cùng che chở bao bọc là Tứ thân phụ mẫu, luôn tôn trọng đạo làm người và giữ lòng nhân ái, ăn ở có nhân nghĩa trên kính dưới nhường, biết nơi trọng chỗ khinh, biết suy luận tính toán và giữ vững niềm tin nơi người. Áo Ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là Quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Thời đó, các bà các cô giới thượng lưu hoặc nhà giàu, có những cách phô trương áo quần nhƣ mặc áo mớ ba mớ bảy tức là nhiều lớp áo mặc chồng lên nhau, nhất là về mùa Đông, Mùa hè, họ mặc áo the mỏng phủ ngoài Áo dài trắng bên trong. Các kiểu trang sức thì đeo chuỗi hạt trai, hạt ngọc, hạt cườm, hoa tai, vòng, xuyến, nhẫn...

Tóc vẫn còn để dài. Khi trẻ thì xoã tóc, rồi cặp, rồi búi sau gáy hoặc vấn khăn nhung, trời lạnh thì trùm khăn nhung khăn nỉ. Từ đôi guốc gỗ thô sơ, các bà các cô có những đôi hài nhung thêu cườm hoặc chỉ ngũ sắc, hoặc những đôi dép da bóng.

Tuy nhiên, quá trình chiếc Áo dài chƣa chịu ngƣng ở kiểu áo Ngũ thân. So với Áo dài Tứ thân, Áo dài Ngũ thân đã có nhiều khác biệt về chất liệu vải, màu sắc cũng nhƣ các họa tiết trên áo. Tuy nhiên, về kiểu dáng, Áo dài Ngũ thân vẫn giữ nguyên kiểu áo rộng, che phủ hình thể của người mặc.

2.2.2. Đến thế kỉ XIX-XX

Đến thế kỉ XIX – XX Áo dài bắt đầu trở thành thứ trang phục không thể thiếu trong đời sống xã hội Việt, từ các bà hoàng, công chúa trong hoàng cung với các kiểu Áo dài đƣợc may trang trọng, quý phái bằng chất liệu gấm, thêu chỉ vàng…

đến các bà, các cô vận Áo dài đến trường, đến công sở, ra chợ, dạo phố. Một thời gian dài trong thế kỉ 19-20, Áo dài đã trở thành một loại thường phục được nam phụ lão ấu trên đất Việt yêu chuộng. Áo dài thay đổi và phát triển qua từng giai đoạn, theo chu kỳ mốt Áo dài khoảng 30 năm và chu kỳ đó ngày càng ngắn dần. Chu kỳ mốt Áo dài phụ nữ Việt Nam: Biến đổi của một trào lưu mốt cuối mỗi chu kỳ Áo dài trở về hình dáng chuẩn, tiêu biểu cho sự thống nhất hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức và nội dung (theo quan điểm thẩm mĩ của mỗi giai đoạn)5

- Giai đoạn I: 1900- 1930 - Giai đoạn II: 1930-1960 - Giai đoạn III:1960- 1990

5Trích dẫn sử dụng cách phân giai đoạn của TS Dương Thị Kim Đức trong Đề tài nghiên cứu Khoa học sinh viên “Lịch sử phát triển trang phục Áo dài phụ nữ Việt Nam”

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

- Giai đoạn IV:1990-2000

 Giai đoạn I: Từ năm 1900 đến năm 1930

Đầu thế kỉ XX, Việt Nam triều đại phong kiến nhà Nguyễn, cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Thời kỳ này, trang. phục của vua quan cũng được qui định tỉ mỉ như ở những triều đại phong kiến trước và được đặt trong sự quản lý của Bộ lễ.

Đồng thời lúc này, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, qua 2 lần khai thác thuộc địa kinh tế nước ta sa sút nghiêm trọng, tệ nạn xã hội phát triển, xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc. Các thành phần kinh tế dân tộc đƣợc tăng lên nhanh chóng, sự phân hóa xã hội tiếp tục diễn ra, các giai cấp mới vừa đông thêm về số lƣợng, vừa mạnh thêm về kinh tế.

Đáng chú ý là sự phát triển nhanh chóng trong những năm chiến tranh của giai cấp tƣ sản và một bộ phận tiểu tƣ sản. Kinh tế mạnh, kéo theo đó là nhu cầu về trang phục của tầng lớp tư sản. Trang phục thời kỳ này đã bước đầu du nhập làn sóng Âu hóa và thời trang.

Hình 1. 8:Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp đầu thế ki XX

Cùng lúc đó, thời kỳ này, phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhân dân lao động bị bóc lột đến cùng cực nên trang phục thời kỳ này cũng có nhiều thay đổi phù hợp với hoàn cảnh xã hội.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Điển hình đầu thế kỉ 20, phần đông Áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể Ngũ thân. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay vì các loại vải ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn đến gấu và không chít eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm. Cổ áo chỉ cao khoảng 2 - 3cm.

Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra. Cổ áo nhƣ thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ. Phần nhiều Áo dài ngày xƣa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ hôi vì thế đƣợc may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba, quần may rộng vừa phải, với đũng thấp.

 Giai đoạn II: từ năm 1930 đến năm 1960

Hình 1. 9:Áo dài phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Bối cảnh lịch sử: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933 làm cho nền kinh tế xã hội của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa đều bị đình trệ, nền dân chủ tƣ sản bị thủ tiêu và thay thế vào đó là nền chuyên chính của bọn phát xít.

Nước Pháp bước vào khủng hoảng có muộn hơn nhưng lại kéo dài và cũng như nhiều đế quốc khác muốn thoát khỏi tình trạng bi thảm của cuộc khủng hoảng, giới tƣ bản tài chính Pháp tìm cách trút hậu quả nặng nề của nó lên đầu nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Đông Dương lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế từ rất sớm và ngày càng trầm trọng.

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục tăng lên. Giai cấp nông dân và giai cấp vô sản là hai bộ phận đông đảo nhất trong xã hội, cũng là hai đối tƣợng chủ yếu của chính sách bóc lột vơ vét của tƣ bản Pháp ở thuộc địa. Họ lại có đời sống bị bần cùng hóa và hiện đang bị đe dọa trực tiếp bởi nạn chết đói, thất nghiệp không có cách nào chống đỡ.

Trong lúc đó tư tưởng tư sản tiếp tục ăn sâu vào nhiều bộ phận xã hội, làn sóng văn hoá Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng tới thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mĩ đối với Áo dài. Điều này đã tạo ra một phong trào cách tân về kiểu dáng, biến chiếc Áo dài trở thành một trang phục tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ.

Với Áo dài cách tân, địa vị xã hội của người phụ nữ dường như đã được xác lập và tạo nên phong trào bình quyền nam nữ thời bấy giờ. Thời kỳ này một Họa sĩ trường Mĩ thuật Đông Dương có tên là Cát Tường, tung ra kiểu Áo dài mới gọi là Áo dài Lemur, chữ Lemur trong tiếng Pháp có nghĩa là “bức tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc Áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc đƣợc khoét hở cổ. Vài năm sau khi Áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau. Một vài nhà tạo mẫu Áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhƣng gần nhƣ họ chỉ bỏ đƣợc phần nối giữa sống áo, vì vải phương tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Hình 1. 10: Cô Nguyễn Thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur

Hình 1. 11: Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa thu của Lemur 1938 Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu Áo dài đƣợc Âu hóa. Áo Lemur vẫn giữ nguyên phần Áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim, Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

Năm 19346, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng của áo Lemur, đồng thời đƣa thêm các yếu tố dân tộc từ Áo dài tứ thân, Ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lƣợn. Sự dung hợp này quá hài hòa, giữa cái mới và cái cũ, đƣợc giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây Áo dài Việt Nam đã tìm đƣợc hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc Áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.

6 Trang phục Việt Nam – Đoàn Thị Tình – Nhà xuất bản mỹ thuật - 2006

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Hình 1. 12: Thiếu nữ Việt trong tà Áo dài Le mur

Phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với Áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần đƣợc may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may Áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu Áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen.

Đến khoảng năm 1950, sườn Áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong đƣợc cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu đƣợc hạ thấp xuống.

 Giai đoạn III: từ năm 1960 đến năm 1990

Giai đoạn 1960 – 1975, Việt Nam bị chia làm hai miền (Miền Bắc và miền Nam). Ở miền Bắc đƣợc giải phóng và Miền Nam vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Trải qua hơn 30 năm trường kỳ kháng chiến, đại thắng mùa

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

xuân năm 1975, Việt Nam chính thức thống nhất đất nước. Song Việt Nam thời kỳ này vẫn vô cùng khó khăn trong công cuộc xây dựng và khôi phục hậu quả nặng nề từ hai cuộc chiến tranh để lại. Vì thế Văn hóa nói chung và trang phục nói riêng ở thời kỳ này có nhiều khác biệt và thay đổi.

Áo dài đƣợc thay đổi nhiều nhất trong thập kỉ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên Áo dài bắt đầu đƣợc may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần, gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Vào những năm 1960, Đệ nhất phu nhân Việt Nam Cộng Hòa, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại Áo dài không cổ. Nhiều người sau đó còn may Áo dài với cổ khoét tròn. Mẫu Áo dài hở cổ lần đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc Áo dài hở cổ còn đƣợc điểm xuyết với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngƣợc. Thiết kế mới này trở thành đề tài đƣợc dƣ luận xã hội đánh giá theo nhiều ý kiến khác nhau. Không chỉ là thời trang, Áo dài hở cổ còn là trang phục thể hiện phong cách sống tươi trẻ, tự tin của các thiếu nữ Sài Gòn.

Hình 1. 13: Áo dài Trần Lệ Xuân

Đến gần cuối thập kỉ 60, Áo dài màu trở thành thời thƣợng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. Áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhƣng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai Áo dài bắt đầu đƣợc cắt lối raglan để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về công thức thiết kế và hệ cỡ số áo dài phụ nữ Việt Nam từ 20 30 tuổi (Trang 22 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)