3. Lựa chọn công thức thiết kế Áo dài
3.4. Đánh giá kết quả
3.4.1. Đánh giá chuyên gia
Tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các Thầy, cô trong tổ thiết kế, khoa Công Nghệ May trường ĐHCNDM Hà Nội gồm các thầy cô sau: (có lấy ý kiến đánh giá kèm theo trong phụ lục).
1- Cô Kiều Thị Lan Anh 2- Cô Nguyễn Thị Hồng Thuý 3- Cô Vũ Thị Thƣ
4- Cô Cao Thị Minh Huệ 5- Thầy Đỗ Xuân Tùng-
Các Thầy cô đều có chung ý kiến và nhận xét nhƣ sau:
- Về tổng thể Mặt trước thì thiết kế của trường ĐHCNDM Hà nội mặc ôm sát cơ thể hơn
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang
Hình 3. 18: Công thức T/g Triệu Thị Chơi
Hình 3. 19: Công Thức ĐHCNDM Hà Nội
- Phần cổ của T/g Triệu Thị Chơi may bị cầm thân, hai cổ đều ôm cổ không bị bửa
Hình 3. 20: cổ trước T/g Triệu Thị Chơi Hình 3. 21: cổ trước ĐHCNDMHN
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang
Hình 3. 22: cổ sau T/g Triệu Thị Chơi Hình 3. 23: cổ sau ĐHCNDMHN
- Nách trước và nách sau của hai công thức cho thấy phần nách may theo công thức của T/g Triệu Thị Chơi bị thừa nhiều hơn do lƣợng cử động lớn hơn.
Hình 3. 24 : Công thức nách T/g Triệu Thị Chơi
Hình 3. 25: Công thức nách ĐHCNDMHN
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang
- Phần tà của T/g Triệu Thị Chơi không ôm, tà vênh
Tà của Trường ĐHCNDMHN ôm hơn do khi may được chun tà trước khi may
Hình 3. 26: CT tà T/g Triệu Thị Chơi Hình 3. 27: CT tà ĐHCNDMHN 3.4.2. Nhận xét của người mặc
Bảng 3. 16: Nhận xét cho từng phần của Áo dài Các bộ phận
chính của áo dài
Ý kiến của người mặc về sản phẩm
T/g Triệu Thị Chơi Trường ĐHCNDMHN Cổ áo Sản phẩm khi mặc lên có độ ôm nhƣ nhau
Nách trước và nách sau
Sản phẩm khi mặc bị bùng nhiều , không ôm sát cơ thể
Sản phẩm khi mặc ôm sát cơ thể
Phần eo công thức của T/g Triệu Thị Chơi không thiết kế chiết eo sau nên khi mặc không ôm cơ thể
công thức của trường ĐHCNDMHN có thiết kế chiết sau nên khi mặc thì ôm cơ thể
Phần tà Sản phẩm khi mặc không ôm, vênh tà
Sản phẩm khi mặc ôm hơn
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang
3.4.3. Tiểu kết:
Sau khi mặc thử hai sản phẩm đƣợc may theo hai công thức của T/g Triệu Thị Chơi, công thức của trường ĐHCNDMHN kết hợp so sánh công thức của T/g Huỳnh Thị Kim Phiến với ý kiến đánh giá của các chuyên gia, đánh giá của người mặc thì T/g rút ra một số kết luận:
a/ Sản phẩm may theo công thức của T/g Triệu Thị Chơi:
- Do những năm trước của thập niên 70-80 vải vóc chưa phong phú, đa dạng nhƣ hiện nay. chất liệu của những năm đó ít có độ co giãn đàn hồi nhiều cho nên công thức của bà thời bấy giờ lƣợng cử động rất nhiều.
- Lƣợng cử động Vn=6cm, Ve =4 cm cho nên:
+ Ưu Điểm: Cảm nhận của người mẫu khi mặc rất thoải mái dễ chịu.
Phù hợp với những năm của thập niên 70-80.
+ Nhược điểm: Khi người mẫu mặc phần nách trước và nách sau thừa nhiều dẫn đến bị déo. Không tôn được hết dáng của người phụ nữ
- Phần eo sau không tạo ly cho nên khi mặc không tôn đƣợc vòng eo.
- Tà áo thiết kế rất cong cho nên khi may tà không đƣợc ôm=> khó may - Phần chiết ngực may thiên canh nhiều khi may khó may
b/ Sản phẩm may theo công thức của ĐHCNDMHN
- Lƣợng cử động Vn=3cm, Ve =3 cm cho nên:
+ Ưu Điểm: Vì là chất liệu co giãn nên cảm nhận của người mẫu khi mặc ôm sát cơ thể nhưng vẫn rất thoải mái dễ chịu. Tôn được dáng của người phụ nữ
Tà áo thiết kế thẳng khi may rất dễ và không bị vênh tà.
Phù hợp với thiết kế thời hiện đại
* Tiểu kết hoàn thiện công thức
Sau khi may mẫu và đánh giá mẫu theo hệ công thức của trường ĐHCNDMHN. Kết quả đánh giá cho thấy sản phẩm may xong đạt độ vừa vặn, ôm sát và tôn dáng, cân bằng và tiện nghi cho người sử dụng
Bởi vậy, tôi chọn công thức của trường ĐHCNDMHN làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn cao học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang