CHƯƠNG 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.3 Những nghiên cứu về tính chất nhiệt ẩm của vải
Sự hiểu biết về truyền nhiệt và truyền ẩm qua quần áo là mối quan tâm lớn đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà thiết kế và nhà sản xuất. Rất nhiều bài báo khoa học đã nghiên cứu về chủ đề này. Dưới đây là một số các công trình nghiên cứu:
Các công trình nghiên cứu về tính truyền nhiệt và truyền ẩm ở Việt Nam
Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số tính chất vật lý của vải và vấn đề vệ sinh trang phục - Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
Mục đích của nghiên cứu là mô phỏng số sự truyền nhiệt và truyền ẩm đồng thời qua quần áo trong chế độ ổn định và điều kiện không khí chuyển động.
Thiết kế mô hình thực nghiệm xác định đặc trưng truyền nhiệt và truyền ẩm của
40
kết cấu lớp quần áo. Ảnh hưởng của tính chất vật lý, cấu trúc quần áo đến nhiệt trở và ẩm trở của kết cấu lớp.
Truyền nhiệt- Truyền ẩm với tiện nghi trang phục – Tác giả: TS. Lã Thị Ngọc Anh, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.[21]
Cuốn sách tập hợp các sưu tầm, nghiên cứu của tác giả trong nghiên cứu truyền nhiệt - truyền ẩm qua quần áo, nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết để phân tích và giải thích bản chất khoa học của một số hiện tượng liên quan đến quá trình truyền nhiệt - truyền ẩm qua quần áo, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về truyền nhiệt – truyền ẩm qua quần áo.
Các công trình nghiên cứu về tính truyền nhiệt và truyền ẩm ở nước ngoài.
Clothing biosensory engineering – Tác giả: Y. Li and A.S.W. Wong, Woodhead Publishing Limited, Cambridge England [24]
Cuốn sách này là phiên bản cập nhật và mở rộng của nghiên cứu mang tên Khoa học về sự tiện nghi của quần áo, được xuất bản trong loạt Tiến trình dệt may của Viện Dệt may năm 2001. Cuốn sách được chia thành ba phần chính.
Phần đầu tiên của cuốn sách thảo luận về nhận thức cảm giác của con người về quần áo như tâm lý, sinh lý thần kinh, sinh lý nhiệt, tiện nghi nhiệt ẩm, và cách đánh giá nhận thức của tiện nghi. Các nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu các cơ chế của quá trình truyền nhiệt và ẩm trong quần áo từ những năm 1970.
Tuy nhiên, các cơ chế của sự tương tác cơ học giữa quần áo và cơ thể chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng như vậy. Phần này tập trung vào các quá trình truyền nhiệt và độ ẩm.
Phần thứ hai của cuốn sách tập trung vào các phương pháp thử nghiệm đã được phát triển để mô tả các đặc tính cảm quan của quần áo. Các chủ đề bao gồm đo tính chất nhiệt, truyền hơi nước, truyền ẩm truyền nhiệt và truyền ẩm, tính thẩm thấu, cơ học thuộc tính xúc giác. Truyền nhiệt, truyền ẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu về sự tiện nghi của quần áo. Do đó, trong nhiều năm, một loạt các nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu mô hình liên quan đến truyền nhiệt và ẩm trong vải đã diễn ra. Điều này bao gồm cơ chế khớp nối truyền nhiệt và khuếch tán độ ẩm trong hàng dệt xốp sử dụng mô hình toán học và mô phỏng toán học của các cơ chế vật lý khuếch tán độ ẩm vào vải
41
hút ẩm trong quá trình ẩm. Do truyền nhiệt và độ ẩm kết hợp rất phức tạp, cần sử dụng các kỹ thuật mô hình hóa và tính toán để mô phỏng quá trình để có sự hiểu biết sâu sắc hơn về cơ chế liên quan.
Influence of textile properties on thermal comfort – Tác giả: A Marolleau, F Salaun, D Dupont , H Gidik and S Ducept, Bài báo: A Marolleau et al 2017 IOP Conf. Ser.: Mater. Sci. Eng. 254 182007 [23]
Nghiên cứu này báo cáo về tác động của các tính chất dệt lên tính tiện nghi nhiệt ẩm. Trọng lượng vải, độ dày, độ xốp, độ ẩm lấy lại, độ thấm khí và mật độ tương quan với nhiệt trở, ẩm trở, chỉ số thẩm thấu, độ dẫn nhiệt và độ thoát nước, và khả năng quản lý độ ẩm. Truyền nhiệt và truyền ẩm ảnh hưởng đến tính tiện nghi của quần áo.
Nghiên cứu đã sử dụng tiêu chuẩn ISO 11092 để xác định nhiệt trở, ẩm trở và chỉ số thẩm thấu của các loại vải dùng để may đồ lót. Dùng thiết bị kiểm tra độ ẩm MMT (Moisture Management Tester) để đánh giá khả năng quản lý ẩm tổng thể. Kết quả cho thấy sự truyền ẩm bị ảnh hưởng bởi độ dày, mật độ và độ ẩm lấy lại trong khi truyền nhiệt bị ảnh hưởng bởi độ thẩm thấu và mật độ.
42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về tính tiện nghi của vải và trang phục, tính chất nhiệt ẩm, các tính chất hút ẩm và thải ẩm của vải. khái quát về vải tơ tằm, hình thái, cấu trúc, thành phần hóa học, tính chất hóa học của vải tơ tằm, quá trình sản xuất và đặc điểm một số loại vải tơ tằm. Theo đó, luận văn có thể đưa ra một số kết luận sau đây:
- Tiện nghi phụ thuộc bởi 3 yếu tố chính: các yếu tố liên quan đến người mặc (như sự trao đổi chất của người, tuổi tác, kinh nghiệm...), cấu trúc mềm mại và tính chất hóa học của xơ sợi (như cấu trúc vải, tính chất cơ lý và nhiệt của vải, thiết kế quần áo và sự vừa vặn), điều kiện bên ngoài (nhiệt độ môi trường xung quanh, độ ẩm, tốc độ gió)
- Tiện nghi trang phục thể hiện qua các khía cạnh: tiện nghi sinh lý nhiệt, tiện nghi về cảm giác, tiện nghi vận động cơ thể và tiện nghi thẩm mỹ.
- Tính truyền nhiệt, truyền ẩm, tính hút ẩm và thải ẩm của vải ảnh hưởng đến tính tiện nghi trang phục
Để nghiên cứu tính chất nhiệt ẩm của một số mẫu vải tơ tằm ảnh hưởng đến tính tiện nghi của quần áo, đề tài giải quyết các vấn đề xác định đặc trưng tiện nghi của một số mẫu vải:
- Xác định tính truyền nhiệt - truyền ẩm của các mẫuvải - Xác định khả năng quản lý ẩm của các mẫu vải
- Tính hút ẩm và thải ẩm của vải
- Đánh giá tính chất nhiệt ẩm của các mẫu vải tơ tằm trên quan điểm đảm bảo tính tiện nghi của quần áo
43