Một vài yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng

Một phần của tài liệu Tieuluan voquocthinh (Trang 25 - 30)

Điều kiện nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng trứng gia cầm. Sản lượng trứng sẽ giảm sút nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể; tức là nếu gà mái nhận thức ăn ở mức độ không đủ đáp ứng yêu cầu của khẩu phần duy trì và sản xuất thì gà sẽ giảm hoặc ngưng đẻ. Gà cũng có thể không đẻ nếu các chất dinh dưỡng cung cấp kếm phẩm chất hay trong thức ăn thiếu những chất nhất định cần thiết để tạo ra lòng đỏ. Có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của số lượng và chất lượng protein đối với sản lượng trứng. Khả năng gà mái sử dụng protein của bản thân sản xuất ra trứng hết sức hạn chế. Khi nhiều các acid amin, gà mái ngừng đẻ đến 4 -5 ngày. Vì vậy, các acid amin như metionin, lysin, triptophan và một số khác thường không đủ trong các khẩu phần ăn có ý nghĩa quan trọng đối với gia cầm.

Đối với các giống gia cầm đẻ nhiều như các giống gà chuyên trứng thì lượng chất khoáng cần để tạo vỏ trứng cũng rất lớn. Từ đó có thể hiểu được rằng, cung cấp không đủ các chất khoáng, nhất là Ca và P cũng như Mn và các nguyên tố khác sẽ làm giảm sản lượng trứng. Đối với các vitamin cũng thể. Trong thời gian đẻ rộ, chim cần số lượng đầy đủ các vitamin theo một tỷ lệ vừa phải. Các công trình nghiên cứu gần đây cũng nêu lên hiện tượng năng suất trứng được nâng cao bằng cách bổ sung vitamin vào khẩu phần. Người ta đã xác định được mối tương quan giữa hiện tượng thiếu vitamin với khả năng đề kháng kém của cơ thể đối với các bệnh khác (Bùi Hữu Đoàn, 2009).

Không có mối quan hệ cụ thể giữa việc nuôi dưỡng gà mái tơ trước lúc bắt đầu đẻ trứng với năng suất trứng ở giai đoạn tiếp sau. Trong một thời gian nhất định, nuôi dưỡng theo khẩu phần thấp thì gà mái tơ bắt đầu đẻ trứng muộn hơn so với gà được ăn đầy đủ và trứng đẻ lúc đầu có lớn hơn, nếu thức ăn được cải tiến thì chúng tăng nhanh sản lượng và khối lượng trứng của hai nhóm sẽ nhanh chóng bằng nhau.

Cũng không có sự khác nhau về các chỉ tiêu như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ chết, nhu cầu chung về thức ăn, thể trọng cuối cùng, tỷ lệ mỡ. Do đó, sự thành thục sinh dục sớm không đảm bảo năng suất cao về sau. Vì vậy, để có năng suất trứng cao, trước hết cần thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu các chất dinh dưỡng cho những gà mái có bản chất di truyền tốt. Mặc dù khi cho ăn thiếu và xây dựng khẩu phần sai thì bản chất di truyền không có tác dụng nhưng cũng không thể nâng cao khả năng sản xuất của gà mái lên quá giới hạn do tính di truyền quy định.

2.4.2 Giống

Đây là yếu tố quyết định vì nó liên quan đến di truyền, do vậy ta phải chọn giống gà ngay từ đầu sao cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng như phải phù hợp với điều kiện chăn nuôi, ngoại cảnh, khí hậu của từng vùng...

Những giống khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Đối với gà có khối lượng cơ thể lớn thì đòi hỏi lượng thức ăn cao hơn, ngược lại giống nhở có nhu cầu thức ăn ít hơn.

Bảng 2.2 Tỷ lệ đẻ theo số lượng thức ăn và trọng lượng của gà Tỷ lệ đẻ Số lƣợng thức ăn/ngày theo khối lƣợng của gà (gam)

(%) 1,75 kg 2 kg 2,25 kg 2,5 kg 2,7 kg

32,8 102,5 111,5 120 128 138

41,1 109 117,5 126 134 142

49,3 115 124 132,5 140,5 148,5

57,5 121,5 130 138,5 147 154,5

65,8 128 136,5 145 153 161

(Nguyễn Thị Thu Nguyệt,1986)

Gà chuyên thịt nặng cân, ăn nhiều, trong khi đó gà đẻ chuyên trứng Isa Brown nhẹ cân ăn ít, nên nhu cầu protein trong khẩu phần phải cao hơn. Ví dụ: Gà Phymouth thịt gà con cần 22% protein, gà giò cần 20% protein trong khẩu phần ăn.

Gà Hybro thịt thì gà con cần 24% protein, gà giò cần 22% protein trong khẩu phần ăn. Gà đẻ chuyên trứng Isa Brown, gà con (0 – 10 tuần tuổi) cần 20 – 21% protein, gà hậu bị (11 – 20 tuần tuổi) cần 17 – 18% protein, gà trong giai đoạn đẻ trứng (21 – 76 tuần tuổi) cần 18 – 19% protein trong khẩu phần ăn (Dương Thanh Liêm 1980).

2.4.3 Tuổi và giai đoạn đẻ trứng

Sức đẻ trứng của gà phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình đẻ trứng của gà, như trong giai đoạn đầu của thời kì đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ và trọng lượng trứng của gà tăng dần cho đến khi gà được khoảng 40 tuần tuổi thì tỷ lệ đẻ của gà giảm dần, trọng lượng trứng lớn hơn. Tỷ lệ đẻ của gà sau khoảng một năm còn khoảng 70 - 80%, ngoài ra khi gà càng lớn tuổi thì vỏ trứng càng mỏng và rất dễ vỡ, khả năng hấp thu thức ăn giảm... Tùy theo từng giai đoạn của thời kì đẻ trứng có năng suất trứng khác nhau, gà thường có năng suất cao trong giai đoạn pha 2 của quá trình đẻ trứng.

Trong giai đoạn gà đẻ cao, nhu cầu về dưỡng chất cũng như protein trong thức ăn cần một lượng cao hơn giai đoạn gà đẻ thấp.

Theo tài liệu của Bainter (1965) cho biết mức Protein tiêu hóa trong khẩu phần của gà mái qua các giai đoạn tuổi (Trần Ngọc Tuyền, 2009).

Bảng 2.3 Protein tiêu hóa theo tuần tuổi

Tuần tuổi Protein tiêu hóa (%)

20 – 24 11

24 – 40 15,3

40 – 44 14,5

44 tuần trở đi 13,6

Theo tác giả Huỳnh Thị Diệu (1986) đã xác định mức năng protein thích hợp cho từng giai đoạn tuổi theo thời gian đẻ như sau.

Bảng 2.4 Mức protein thích hợp theo tuần tuổi

Tuần tuổi Protein (%)

Từ 22 tuần tuổi đến 40 tuần tuổi 18 Từ 40 tuần tuổi đến khi sản xuất giảm còn 65% 15,5 Sau khi sức sản xuất còn dưới 65% 15

2.4.4 Điều kiện chăm sóc và nuôi dƣỡng

Các yếu tố bên ngoài đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng của gà như: stress, ánh sáng, bệnh tật, khí hậu...

Khi bị stress: nếu gà bị stress do các yếu tố bên ngoài thì sẽ làm rối loạn kích thích tố từ đó sẽ giảm sản lượng trứng.

Ánh sáng: thời gian chiếu sáng cho gà đẻ thường từ 10 – 14 giờ/ngày, ánh sáng rất quan trọng với gà đẻ vì ánh sáng có tác dụng khích thích hệ sinh dục, cho nên tăng thời gian chiếu sáng sẽ nâng cao năng suất đẻ trứng. Nhưng nếu lạm dụng thời gian chiếu sáng quá nhiều thì dẫn tới tình trạnh lì sáng tức là không còn đáp ứng với ánh sáng nữa, do vậy ta cần có thời gian chiếu sáng hợp lý.

Bệnh tật: nếu gà mắc các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, thương hàn, E.coli...

thì sẽ làm giảm năng suất trứng, hay bị viêm phần phễu dẫn đến làm giảm khả năng bắt giữ noãn, nên lòng đỏ sẽ không đi vào tử cung mà noãn rơi vào xoang bụng và được hấp thu ở xoang bụng.

Nhu cầu protein cũng thay đổi theo thời tiết, khí hậu và các mùa trong năm.

Mùa nóng gà ăn ít nên phải bổ sung protein cao hơn trong khẩu phần ăn, ngược lại vào mùa lạnh gà ăn nhiều thì hàm lượng protein trong khẩu phần ăn phải thấp hơn mùa nóng. Thường thì khi nhiệt đọ tăng thêm 50C thì hàm lượng protein trong thức ăn tăng thêm 1%. Hàm lượng protein trong mùa hè thường cao hơn trong mùa nóng 1 – 2%.

Qua theo dõi các trại gà ở TP Hồ Chí Minh vào các tháng 3, tháng 4, tháng 5 mùa khô – nóng, gà mái đẻ trứng thương phẩm chỉ ăn hết từ 80 – 90 gam thức ăn một ngày, ít khi vượt lên 100 gam. Ngược lại vào tháng 12, tháng 1, tháng 2, trời lạnh hay vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11) gà ăn từ 90 - 110 gam/con/ngày duy trì được sức đẻ trứng cao, do đó cần pha trộn thức ăn vào mùa khô – nóng có mức protein 19 – 20% cho gà đẻ, vào mùa mát thức ăn biến động từ 18 – 19%. Mức 16 – 17% protein thô cho gà đẻ ở Việt Nam không đạt kết quả tốt (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).

Phương thức chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp protein cho gà như đối với việc nuôi trên lồng thì đòi hỏi về protein sẽ cao hơn so với nuôi ở nền, do nuôi trên lồng gà vận động ít nên ăn ít hơn. Do đó cần nhu cầu protein cao hơn để cung cấp đầy đủ cho cơ thể, ngược lai đối với gà nuôi ở dưới nền thì gà vận động nhiều nên sẽ ăn nhiều hơn nên protein trong khẩu phần có thể ít hơn gà nuôi trên lồng mà vẫn đảm bảo nhu cầu protein cơ thể. Thường thì sự trên lệnh về protein này là 1% (Dương Thanh Liêm, 1980).

Chương 3

Một phần của tài liệu Tieuluan voquocthinh (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)