3.1 Nội dung
Khảo sát về sức sản xuất của gà Isa Brown lúc 34 tuần tuổi đến 41 tuần tuổi tại Trại chăn nuôi Thanh Tân.
3.2 Thời gian và địa điểm 3.2.1 Thời gian
Khảo sát được tiến hành từ ngày 01/09/2020 đến ngày 01/11/2020.
3.2.2 Địa điểm
Khảo sát được thực hiện tại trại gà đè thương phẩm Thanh Tân I thuộc Công ty Cổ Phần Phát Triển Nông Nghiệp Thanh Niên Xung Phong (ADECO) ở ấp Vườn Ươm, xã Tân Định, Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
3.3 Đối tượng và phương pháp bố trí thí nghiệm 3.3.1 Đối tƣợng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên đàn gà đẻ Japfa Brown. Theo công ty Japfa Comfeed gà giống Japfa Brown chính là gà giống Isa Brown.
3.3.2 Phương pháp bố trí khảo sát
Khảo sát được tiến hành trên hai chuồng gà đẻ trứng thương phẩm D4 và D8.
Diện tích của hai chuồng D4 và D8 bằng nhau (16x96m). Mỗi chuồng gồm 4 dãy lồng, mỗi dãy gồm 216 ô lồng và gồm 3 tầng. Số gà lúc khảo sát ở D4 là 10116 con, D8 là 10075 con. Gà được theo dõi ở hai chuồng có cùng độ tuổi từ tuần tuổi 34 đến tuần tuổi 41. Tất cả gà thí nghiêm được nuôi ở điều kiện chuồng lạnh và nuôi trên lồng, mỗi ô lồng nhốt 3 – 4 con. Sự khác nhau giữa hai chuồng là công nhân chăm sóc trực tiếp.
Khảo sát được bố trí như bảng 3.1 Bảng 3.1 Bố trí khảo sát
D4 D8
Số gà khảo sát (con) 10116 10075
Tuổi gà khảo sát (Tuần tuổi) 34 34
Thời gian theo dõi 34 – 41 tuần tuổi
3.4 Quy trình chăm sóc và nuôi dƣỡng 3.4.1 Chuồng trại và dụng cụ
Chuồng nuôi là mô hình chuồng lạnh có diện tích là 16m x 96m. Xung quanh trại được che kín bằng tấm bạt nhựa có thể cuốn lại được khi cần. Trần nhà cũng được phủ một lớp bạt nhựa có tác dụng cách nhiệt dưới mái nhà.
Nhiệt độ chuồng nuôi được giữ ở khoảng 25 – 260C, được kiểm soát tự động bằng hệ thống làm lạnh cooling pad ở đầu trại và ở phần đầu của hai bên hông trại.
Ở cuối dãy chuồng có 9 quạt hút gió trong đó có 4 quạt chạy trực tiếp, 2 quạt cài tự động 270C, 280C để đảm bảo sự trong thoáng khí trong chuồng nuôi.
Hệ thống ánh sáng trong trại được giữ ổn định từ lúc 3 giờ đến 19 giờ.
Chuồng gà được bố trí thành 4 dãy, mỗi dãy gồm 3 tầng lồng, mỗi tầng lồng có 216 ô lồng. Ô lồng làm bằng kẽm, mỗi ô lồng thả 3 -4 con. Ô lồng có chiều dài 40cm, chiều sâu 45cm, đáy thêm phần chứa trứng là 65cm với gờ cao 5cm để giữ trứng. Chiều cao phía sau của lồng là 30cm, chiều cao phía trước của lồng là 40cm.
Máng ăn bằng nhựa có hình chữ V chạy dọc theo lồng gà, chiều cao máng ăn khoảng 10cm, miệng máng ăn có độ mở 20cm. Cây nước bằng nhựa chạy dọc theo lồng gà, mỗi ô lồng sẽ có một núm uống và chén nước.
Dụng cụ, công cụ (chổi, ống nước, bùi nhùi, dây cột trứng...) được bố trí tai một chỗ cố định. Ngoài ra mỗi chuồng còn có một xe đẩy cám, một cân 60kg để cân trứng, 2 ballet để chất cám và khoảng 400 vỉ đựng trứng.
Hình 3.1 Dãy lồng gà trong D 3.4.2 Chăm sóc và nuôi dƣỡng
3.4.2.1 Thức ăn
Thức ăn cho gà đẻ tại trại là loại thức ăn hỗn hợp dạng đóng bao (25kg) do công ty Japfa cung cấp, Thành phần dinh dưỡng được ghi nhận như Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho gà đẻ 19 tuần – loại thải của công ty Japfa.
Thành phần dinh dưỡng
Độ ẩm (%) max: 14
Đạm thô (%) min: 33
Xơ thô (%) max: 8
Ca (%) min – max: 7 – 15
P tổng số (%) min – max; 1,0 – 2,0
Lysine tổng số (%) min: 1,6
Methionine + Cystine tổng số (%) min: 1,2 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) min: 2200
(Nguồn công ty Japfa Comfeed)
3.4.2.2 Chăm sóc
Gà được cho ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng cho ăn lúc 3 giờ, buổi chiều cho ăn lúc 14 giờ.
Nước uống cho gà là nguồn nước ngầm khai thác tại trại và đã qua hai lần lọc, sử dụng núm uống tự động.
3.4.2.3 Thu nhặt trứng
Trứng được thu nhặt mỗi ngày 2 lần: sáng lúc 8 giờ và chiều lúc 15 giờ.
Trứng sau khi thu nhặt được công nhân tiến hành cân và phân hạng tại trại.
Trong quá trình thu nhặt trứng công nhân để ý những dấu hiệu bất thường của gà (bỏ ăn, ủ rủ, khò khè...) hay trứng ( mỏng vỏ, dính máu, dính phân xanh, phân trắng, méo mó, trứng 2 lòng, trứng hạt mít...) để đánh dấu ô lồng đó lại và báo cho kỹ thuật trại.
3.5 Thực tế thú y
Để hạn chế stress cho gà, tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng và hạn chế sự thiếu hụt khoáng chất trại đã bổ sung các chế phẩm như Vit AD3E, Lovit EC, Permasol, Alpha D3SP, Clostop vào nước uống cho gà.
Thời gian thực hiện đề tài vào tháng 9, tháng 10 có mưa nhiều, ẩm ướt là điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Để phòng bệnh cho đàn gà ở trại, bác sĩ thú y trại đã dùng kháng sinh pha vào nước uống để phòng và trị bệnh cho gà.
Bảng 3.3 Thuốc sử dụng trong quá trình khảo sát.
Tuần tuổi D4 D8 Số ngày dùng
34 Medox:
(Doxycyline), liều dùng 0,5 lít/1000 lít nước.
Pharmatil:
(Tilmicosin
phophate), liều dùng 0,5l ít/1000 lít nước.
Medox:
(Doxycyline), liều dùng 0,5 lít/1000 lít nước.
Pharmatil:
(Tilmicosin
phophate), liều dùng 0,5 lít/1000 lít nước.
3 ngày
35 Enfloxcin 20%:
(Enrofloxacin), liều 1 lít/1000 lít nước.
3 ngày
36 Amocin:
(Amoxicillin), liều 1 kg/1000 lít nước.
Colicide: (Colistin sulfate), liều 1 kg/1000 lít nước.
Amocin:
(Amoxicillin), liều 1 kg/1000 lít nước.
Colicide: (Colistin sulfate), liều 1 kg/1000 lít nước.
4 ngày
Medox Pharmatil Paravet:
(Paracetamol), liều 1 kg/1000 lít nước.
3 ngày
37 Livotas: giải độc gan thận, liều 1 lít/1000 lít nước.
3 ngày đầu
Enfloxcin 20% 2 ngày kế
Medox Pharmatil
1 ngày kế
38 B.M.D: (Bacitracin
Methylene
Disalicylate), liều 0,4 kg/ 1000 lít nước
4 ngày đầu
Medox Pharmatil
4 ngày đầu
Livotas
Clostop: (Bacillus subtilis), liều 1 kg/
Livotas
Clostop: (Bacillus subtilis), liều 1 kg/
3 ngày kế
1000 lít nước. 1000 lít nước.
39 Medox
Pharmatil
Amocin Colicide
3 ngày đầu
Trong quá trình khảo sát thì ở tuần tuổi 36 ở D4 và tuần tuổi 36, 39 ở D8 trứng có hiện tượng dính phân trắng và phân xanh, bác sĩ thú y của trại đã dùng Amocin và Colicide. Riêng ở tuần thứ 37 và 38 gà ở D4 bị viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens gây ra, bác sĩ thú y của trại đã dùng B.M.D để điều trị và đạt hiệu quả tốt.
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi 3.6.1 Tỷ lệ đẻ (TLD)
Số lượng trứng ở mỗi chuồng được thu nhận hàng ngày (tính cả trứng loại), cuối tuần cộng lại rồi tính tỷ lệ đẻ của tuần theo công thức.
TLD (%) = số trứng đẻ trong tuần/số gà mái trong tuần*100 3.6.2 Trọng lƣợng trứng trung bình (P)
Trứng được xếp vào vỉ, mỗi vỉ 30 trứng, cân lần 10 vỉ. Trứng được cân hàng ngày.
P (g) = tổng trọng lượng trứng cân được/số trứng đã cân 3.6.3 Tiêu tốn thức ăn (TTTA)
TTTA (g/con/ngày) = lượng thức ăn trong tuần/số gà ngày có mặt trong tuần
3.6.4 Tiêu tốn thức ăn cho 1 quả trứng
Thức ăn/1 quả trứng (g) = lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần/số trứng đẻ trong tuần
3.6.5 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng
Thức ăn (kg)/Trứng (kg) = lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần/ trọng lượng trứng trong tuần
3.6.6 Tỷ lệ trứng loại thải
Trứng loại thải gồm các trứng vỏ lụa, trứng có kích thước quá nhỏ, trứng có vỏ nhăn nheo biến dạng, trứng 2 lòng đỏ. Tỷ lệ trứng loại thải được tính như sau.
Tỷ lệ trứng loại thải (%) = (số trứng loại thải trong tuần/số trứng đẻ trong tuần)*100
3.6.7 Tỷ lệ gà loại thải
Tỷ lệ gà loại thải (%) = (số gà loại thải/số gà khảo sát)*100 3.6.8 Hiệu quả kinh tế
Thông qua chi phí thức ăn cho 1 kg trứng, tính hiệu quả kinh tế cho từng chuồng.
3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả số liệu thu nhập được xử lí bằng phần mềm Excel 2013 và phần mềm Minitab 16.2 for Windows ( Trần Văn Chính, 2017).
Chương 4