Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘCCÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
CĐGD Việt Nam là bộ phận cấu thành của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, có đầy đủ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, tự nguyện, tự chủ, thể hiện các đặc điểm sau đây: Ban Chấp hành công đoàn các cấp đều do bầu cử lập ra; thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức; báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp và công đoàn cấp trên; các Nghị quyết được thông qua theo nguyên tắc thảo luận dân chủ, biểu quyết theo đa số và được thực hiện nghiêm chỉnh; Tổ chức công đoàn cấp dưới được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền tự chủ của mình, nhưng
không được trái với nghị quyết của công đoàn cấp trên; Khi thành lập mới hoặc tách, nhập tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành lâm thời, Uỷ ban Kiểm tra lâm thời.
Đối tượng tập hợp của CĐGD Việt Nam là cán bộ, nhà giáo, người lao động (CBNGNLĐ) trong toàn ngành Giáo dục.
3.1.2.1. Hình thức và cơ cấu tổ chức
Hệ thống CĐGD Việt Nam gồm các cấp cơ bản sau đây:
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công đoàn Giáo dục Việt Nam
- CĐGD Việt Nam: là đại diện Công đoàn Ngành trên cả nước, có cơ cấu tổ chức bộ máy giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, được thành lập mô hình 06 Ban nghiệp vụ và biên chế cán bộ theo qui định tại Quyết định số 883/QĐ-TLĐ ngày 16/5/2009 của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Số lượng các ban và biên chế cán bộ căn cứ chủ yếu vào số lượng CBNGNLĐ trực tiếp chỉ đạo.
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘC CÔNG ĐOÀN GIÁO
DỤC VIỆT NAM CÔNG ĐOÀN
CẤP TRÊN TRỰC TIẾP
CƠ SỞ
Các Ban tham mưu giúp việc thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan CĐGD gồm 06 ban: Văn phòng; Ban Tổ chức; Ban Tuyên giáo và Nữ công; Ban Chính sách - Pháp luật; Ban Tài chính; Văn phòng Uỷ ban kiểm tra.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Công đoàn Đại học Quốc gia, Công đoàn Đại học Thái Nguyên, Công đoàn Đại học Đà Nẵng, Công đoàn Đại học Huế, Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục & Đào tạo).
- CĐCS: Tổ chức cơ sở của Công đoàn được thành lập ở các trường học và đơn vị giáo dục. Cấp CĐCS được tổ chức theo các hình thức như sau: CĐCS có công đoàn bộ phận, hoặc không có công đoàn bộ phận; CĐCS có tổ công đoàn, hoặc không có tổ công đoàn.
Theo thống kê, tính đến tháng 12 năm 2018:
+ Tổng số CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam: 54CĐCS.
+ Tổng số CBNGNLĐ trong 54 CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam: là 24876 đoàn viên viên công đoàn, số cán bộ công đoàn là 1034 CBCĐ.
3.1.3. Khái quát về thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam
- Về tâm lực: trong thời gian qua, CĐGD Việt Nam chỉ ưđạo CĐGD các cấp tập trung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, chú trọng những nội dung liên quan đến đạo đức, phẩm chất người cán bộ, đó là: trung thành với sự nghiệp cách mạng; có mối liên hệ mật thiết với đoàn viên, người lao động; dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tinh thần trách nhiệm với công việc; chấp hành kỷ luật; thành thạo công việc và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao bằng những việc làm, bằng những hoạt động rất thiết thực, hiệu quả.
- Về trí lực: trình độ đội ngũ CBCĐ các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam là rất cao, nhiều đồng chí có trình độ trung, cao cấp về lý luận chính trị (Phụ lục số 3, Phụ lục số 4): trình độ của CBCĐ các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam là cao và vẫn tiếp tục tăng cao, cụ thể: năm 2013 có 98.55 số CBCĐ có trình độ trên đại học là 70.93%, đến thời điểm hết tháng 12/2018, số CBCĐ có trình độ trên đại đạt tỷ lệ 72.6%. Song trong thời gian tới, số CBCĐ có trình độ trên đại học sẽ cao hơn do hiện nay một số cán bộ vẫn đang tiếp tục theo học chương trình cao học, chuẩn bị tốt nghiệp. Số CBCĐ có trình độ từ cao đẳng trở lên năm 2013 là 27.62 %, đến
năm 2018 số CBCĐ có trình độ từ cao đẳng trở lên giảm còn 26.4%, đó là do số CBCĐ này tham gia học đại học và sau đại học. Đây là lực lượng cán bộ nòng cốt của tổ chức công đoàn, có tri thức, tâm huyết với phong trào góp phần cho hoạt động công đoàn đạt hiệu quả cao. Trên thực tế, với trí lực như vậy, CBCĐ có khả năng hoàn thành công việc, tuy nhiên số CBCĐ chưa được đào tạo cơ bản về lý luận và nghiệp vụ công đoàn nên còn chưa xác định được “vai” của mình ở đâu trong các đợn vị, điều đó xuất phát từ nguyên nhân số CBCĐ được bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ công đoàn còn rất thấp, năm 2013 là 2.23% và đến năm 2018 là 2%, đây là số CBCĐ chuyên trách tại công đoàn cơ sở Cơ quan Công đoàn Giáo dục Việt Nam, lý do giảm vì trong thời gian đó số CBCĐ chuyên trách giảm 2 người, như vậy có tới 98% CBCĐ chưa được bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ công đoàn, vấn đề này xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của CBCĐ tại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam, đó là các CBCĐ không chuyên trách, họ là giảng viên, chuyên viên, trưởng - phó các khoa, phòng và thậm trí là Lãnh đạo của các đơn vị, họ được đại hội tín nhiệm bầu, tham gia hoạt động công đoàn nhưng phần lớn thời gian vẫn làm chuyên môn như giảng dạy, quản lý … nên chưa dành thời gian học tập lý luận và nghiệp vụ công đoàn - đây là một hạn chế không nhỏ trong quá trình hoạt động công đoàn bởi CBCĐ có lý luận và nghiệp vụ công đoàn sẽ hiểu được tính chất, vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn, có nghiệp vụ công đoàn vững chắc sẽ làm tốt vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBNGNLĐ
- Về thể lực: đaphần CBCĐ có đủ sức khỏe học tập và công tác (Phụ lục số 5): từ năm 2013 đến năm 2018 sức khỏe CBCĐ đã đươc nâng lên đáng kể, số lượng CBCĐ có sức khỏe loại II (Loại tốt) tăng gần 13% so với đầu nhiệm kỳ, số CBCĐ có sức khỏe loại IV (Loại yếu) giảm, có 1031 CBCĐ (chiếm tỷ lệ 99.71%) tổng số CBCĐ có sức khỏe loại III trở lên, với sức khỏe này, đa phần đội ngũ CBCĐ có thể đảm bảo hoàn thành công việc được giao, tuy nhiên, để CBCĐ đảm bảo tăng số sức khỏe loại I, Loại II lên nữa để CBCĐ có thể có sức khỏe tốt để hoàn thành tốt hơn nữa mọi nhiệm vụ được giao thì đòi hỏi các CĐCS có các giải pháp tích cực.
- Về cơ cấu: cơ cấu đội ngũ CBCĐ tương đối hợp lý (Phụ lục số 6):
+ Số lượng CBCĐ cuối nhiệm kỳ tăng so với đầu nhiệm kỳ. Số lượng CBCĐ giữa Công đoàn Giáo dục Việt Nam với CĐCS chưa đồng đều, CBCĐ cấp Công đoàn Trung ương chỉ là 31/1032 (người) năm 2013 và 27/1034 (người) cấp cơ sở.
Cơ cấu về số CBCĐ/ 1 CĐCS đảm bảo đúng yêu cầu của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
+ Cơ cấu về giới tính: Đặc thù của ngành Giáo dục tỷ lệ nữ là cao, đối với các CĐCS, số đoàn viên và người lao động là nữ là 12588 người/24876 tổng số đoàn
viên và người lao động (tỷ lệ 50.6%) vì vậy Qua bảng 3.5 ta thấy số CBCĐ là nữ đạt 57.14 % năm 2013 và 66.9% năm 2018 là phù hợp với đặc điểm ngành nghề.
+ Cơ cấu về độ tuổi: độ tuổi CBCĐ từ 30 trở xuống tăng so với đầu nhiệm kỳ, số lượng CBCĐ trong độ tuổi từ 41 - 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất: 49.85% năm 2013 và (47.3%) năm 2018, đây là độ tuổi “chín” về mọi mặt, từ trình độ chuyên môn cho đến kinh nghiệm hoạt động - đó là điều kiện rất thuận lợi để hoạt động công đoàn đạt hiệu quả cao.
Qua phân tích về cơ cấu số lượng, giới tính, độ tuổi của đội ngũ CBCĐ các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam, ta thấy, cơ cấu về giới tính, cơ cấu về độ tuổi đội ngũ CBCĐ là tương đối phù hợp; cơ cấu về số lượng trung bình 23 CBCĐ/01 CĐCS là phù hợp.