Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI CÁC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRỰC THUỘCCÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC VIỆT
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam
4.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
Thống kê cơ bản về giải pháp Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho CBCĐtại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam cho kết quả sau:
Bảng 4.7. Thống kê cơ bản về giải pháp Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho CBCĐtại các CĐCS trực thuộc CĐGD Việt Nam
Giải phát đề xuất
Tổng
Rất không cần thiết
Không cần
thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết Số
lượng Tỷ
lệ
%
Số
lượng Tỷ lệ
%
Số
lượng Tỷ lệ
%
Số
lượng Tỷ lệ
%
lượSố n g
Tỷ lệ
% 3 557 5 0.90 4 0.72 64 11.49 329 59.07 155 27.83
Kết quả khảo sát cho thấy có 329 người (59,07%) được hỏi cho rằng Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho CBCĐlà cần thiết.
Căn cứ kết quả khảo sát và những hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua, để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ thì CĐGD Việt Nam cần thực hiện những nội dung sau:
Khi đã lựa chọn được CBCĐ vào diện quy hoạch thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện CBCĐ là hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến nâng cao chất lượng CBCĐ. Cơ sở pháp lý của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nghị quyết 4a/ NQ-TLĐ, ngày 4/03/2010 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa X về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ giai đoạn 2010-2020; Đề án 165 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước; Quyết định số 482/QĐ-TLĐ, ngày 16/4/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ; Hướng dẫn số 1114/HD-TLĐ, ngày 9/7/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV, ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP, ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
CĐCS là nơi triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Nghị quyết, nhiệm vụ của công đoàn cấp trên đến đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Vì vậy,chất lượngđội ngũ CBCĐ có vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn và đến vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn đối với cơ quan, đơn vị nói riêng và xã hội nói chung.
Trên thực tế, đội ngũ cán bộ CĐCScòn có những hạn chế về chất lượng, để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, CĐGVD Việt Nam cần thực hiện các nội dung sau:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ. Để CBCĐ có năng lực thực sự, có chất lượng caothì vấn đề quan trọng hiện nay là phải hình thành một tư duy xem làm công tác công đoàn là một nghề, một chuyên môn trong tổng thể các nghề khác và phải có tính khoa học.
Từ đó hình thành hệ thống đào tạo bài bản, quy củ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu của ngành.
- CĐGD Việt Nam cần tiếp tục chỉ đạo các CĐCS trực thuộc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ hàng năm cụ thể về nội dung, số lượng, đối tượng, quy mô và kinh phí đảm bảo cho đào tạo, bồi dưỡng. Trong đổi mới phương thức chỉ đạo đối với CBCĐ ngành Giáo dục theo hướng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên đối với CBCĐ.
- CĐGD Việt Nam và các CĐCS căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,huy động các nguồn lực để tổ chức tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công đoàn cho CBCĐ vì: phần lớn cán bộ CĐCS đều là kiêm nhiệm, việc nắm bắt chính sách pháp luật liên quan đến người lao động rất hạn chế, nhiều người không muốn làm CBCĐ vì ngại vất vả và va chạm nên khi phải thực hiện nhiệm vụ thiếu đi sự nhiệt tình, trách nhiệm; phương pháp, kỹ năng trong tổ chức, tham gia, phối hợp, trong thương lượng, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cũng như kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục người lao động còn rất nhiều hạn chế..
- Cần có sự đổi mới về phương pháp, xây dựng khung chương trình đào tạo bồi dưỡng CBCĐ theo từng loại hình đảm bảo có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí công tác. Tập huấn, bồi dưỡng theo hướng phân cấp đối tượng tập huấn: đối với CBCĐ không chuyên trách, hầu hết CBCĐ đều hoạt động kiêm nhiệm, hoạt động bằng tâm huyết và lòng nhiệt tình, ít am hiểu về tổ chức công đoàn, do quá bận công tác chuyên môn nên ít có thời gian nghiên cứu tài liệu, vì thế hoạt động chưa bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp, không có kiến thức về lý luậnvà nghiệp vụ công đoàn, với đối tượng này các cấp CĐGD chỉ nên bồi dưỡng thường xuyên, ngắn ngày để đáp ứng công việc được giao, phù hợp với điều kiện của đơn vị. Bởi vì, CBCĐ không chuyên trách thường biến động, hoạt động của họ không phải là một nghề nên đào tạo dài hạn sẽ lãng phí về vật chất của xã hội và lãng phí thời gian của cá nhân họ. Đối với CBCĐ chuyên trách, tăng cường đào tạo dài hạn, bài bản hơn những nội dung chuyên môn sâu về nghiệp vụ công tác như về quản trị nhân sự, về luật, các chương trình trung và cao cấp lý luận chính trị; các chương trình quản lý nhà nước theo ngạch, đồng thời, CBCĐ chuyên trách vẫn phải thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ để nâng cao trình độ, chất lượng.
- Kiện toàn, đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên kiêm chức: Phải lựa chọn, huấn luyện được một đội ngũ giảng viên kiêm chức, chuyên sâu theo các chuyên đề, lĩnh vực, có phương pháp giảng dạy đổi mới, có khả năng thuyết trình tốt; vận dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, chuẩn bị bài giảng theo phương pháp tích cực để nâng cao ý thức trách nhiệm của cả người dạy và học viên cùng trao đổi để đi đến chốt vấn đề. Cần thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với giảng viên. Tăng số lớp tập huấn, bồi dưỡng hằng năm, phải đảm bảo phủ hết tới đội ngũ cán bộ CĐCS, đối với các lớp về rèn kỹ năng cần tổ chức với số lượng người tham gia vừa phải (25- 30 người) thì mới tạo môi trường để mọi người cùng tham gia, nhất là đưa ra được các tình huống từ thực tiễn để cùng nhau trao đổi, lựa chọncách giải quyết tốt nhất.
- Công đoàn Giáo dục Việt Namcần xây dựng được cơ chế, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ. Trong đó đề cao và khuyến khích CBCĐ tự học; trao
quyền và trách nhiệm cho cán bộ CĐCS trong việc lựa chọn nội dung, địa điểm và thời gian tham gia, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp.