Cân điện tử (hình 2.2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý và tính chất sử dụng của vải Polyeste sau khi giảm trọng (Trang 60 - 66)

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm sử dụng

2.4.1. Cân điện tử (hình 2.2)

Hình 2.2: Cân điện tử

Loại cân khối lượng được sử dụng để thực hiện các thí nghiệm và thu thập, tính toán số liệu trong luận văn này là cân điện tử nhãn hiệu Precisa - 1200 C do Thụy sỹ sản xuất, có độ chính xác đến 1% (2 chữ số thập phân sau phần nguyên). Khối lượng lớn nhất có thể cân được là 1200g, nhỏ nhất là 0,5g. Điện áp sử dụng: 220V. Trước khi cân phải đặt cân cố định ở vị trí cân bằng và điều chỉnh về 0. Quá trình cân phải được tiến hành trong phòng kín, không có gió.

2.4.2. Máy giảm trọng vải PET trong phòng thí nghiệm (hình 2.3) Thiết bị sử dụng để xử lý giảm trọng vải PET trong phòng thí nghiệm là máy nhuộm cốc cao áp gồm tổ hợp 12 cốc, có nhãn hiệu MINI COLOR - do hãng TCE của Việt nam sản xuất.

- Máy sử dụng điện áp 220 V, hệ thống làm nguội bằng nước mát.

- Trục quay của máy có 4 giá đỡ cốc giảm trọng, mỗi giá lắp 3 cốc.

- Số lượng cốc giảm trọng sử dụng: 12 cốc, dung tích mỗi cốc: 175 ml.

Cốc được chế tạo từ thép không gỉ, chịu được áp suất cao.

- Nhiệt độ tối đa máy đạt được khi gia nhiệt: 150oC. Chế độ giữ nhiệt trong quá trình thí nghiệm được máy thực hiện tự động.

- Đo thời gian, dừng máy và báo kết thúc thí nghiệm: tự động

- Quá trình truyền nhiệt từ máy đến cốc giảm trọng được thực hiện thông qua dung môi do trục quay đưa các cốc giảm trọng vào dung môi khi quay. Dung môi truyền nhiệt là glyxêrin. Quá trình quay liên tục của trục mang theo giá đỡ cốc giảm trọng khi thí nghiệm làm vải và dung dịch xút luôn chuyển động tương đối với nhau, vải được thấm và giảm trọng đều tại tất cả mọi vị trí.

Hình 2.3: Máy giảm trọng vải

2.4.3. Máy kéo đứt mẫu trong phòng thí nghiệm (hình 2.4)

Thí nghiệm kéo mẫu vải đến trạng thái bị phá hủy (kéo đứt) để xác định độ bền đứt, độ giãn đứt được thực hiện trên máy kéo đứt có nhãn hiệu testometric M350 – 5kNCX do hãng Testometric Co. Ltd. của Anh sản xuất.

Đây là loại máy thử kéo với tốc độ không đổi. Trên máy có thiết kế 2 hàm kẹp trên, dưới để mắc mẫu; có thang đo lực và thước đo độ giãn của mẫu.

Mẫu được mắc trong kẹp trên và kẹp dưới với khoảng cách 200 mm. Đặt

tải trọng ban đầu cho mẫu để mẫu đạt độ căng xác định (dài 200 mm) sau đó tiến hành kéo đứt mẫu. Tại thời điểm mẫu bị đứt đọc độ bền đứt và độ giãn đứt trên thiết bị đo.

2.4.4. Máy xé rách mẫu trong phòng thí nghiệm (hình 2.5)

Thí nghiệm xé rách vải để xác định độ bền xé được thực hiện trên máy xé rách có nhãn hiệu Elmendof Tear Tester do hãng James Heal Co.

Ltd. của Anh sản xuất.

Quá trình thí nghiệm được tiến hành trong môi trường không khí chuẩn. Cắt dọc giữa băng vải (mẫu) theo chiều dài 120 mm sau đó đặt 2 đầu của phần băng vải đã cắt vào 2 cặp của máy thử độ bền xé rách vải và thực hiện thí nghiệm. Khi mẫu vải bị xé rách sẽ xác định được lực kéo

200 mm

Hình 2.4: Máy kéo đứt

Hình 2.5: Máy xé rách 2.4.5. Tuû saáy (hình 2.6)

Thí nghiệm xác định độ ẩm của vải được thực hiện bằng phương pháp đo sự thay đổi trọng lượng của vải trước và sau khi sấy. Vải được sấy khô bằng tủ sấy do Trung quốc sản xuất. Đây là loại tủ sấy truyền nhiệt đối lưu cưỡng bức. Mẫu được tiếp xúc với luồng khí nóng thổi xuyên qua và không khí cùng với hơi nước lấy từ mẫu sẽ thoát ra ngoài. Nhiệt độ sấy chọn trong khoảng 100 ÷1100C để tránh gây ảnh hưởng đến vải. Thời gian sấy:

60 phút cho đến khi khối lượng mẫu không thay đổi. Vải trước khi sấy phải để trong môi trường không khí chuẩn 24 giờ.

120 mm

200 mm

Hình 2.6: Tuû saáy

2.4.6 Dụng cụ xác định góc hồi nhàu (hình 2.7)

Dụng cụ để xác định góc hồi nhàu gồm bàn phẳng, tải trọng có lực nén bằng 1kglực/cm2 và thước đo góc.

Có nhiều phương pháp xác định độ chống nhàu của vải. Dưới đây là thí nghiệm đo góc hồi nhàu được sử dụng để nghiên cứu độ chống nhàu của vải PET giảm trọng trong luận văn này:

20 mm

40 mm

α

10 mm

Mẫu vải thí nghiệm được đánh dấu và uốn các đầu mẫu theo kích thước 10 x 20 mm theo góc uốn 1800 rồi ép mẫu dưới lực nén 1 kglực/cm2 trong thời gian 30 phút. Bỏ lực nén và để mẫu nghỉ trong 5 phút rồi đo góc hồi phụcα . Từ góc hồi phục tính được hệ số chống nhàu K của vải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý và tính chất sử dụng của vải Polyeste sau khi giảm trọng (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)