Tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của việt nam sang thị trường một số nước asean (Trang 37 - 44)

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5 (ĐVT: Triệu USD)

Thị trường nhập khẩu 1995 1999 2003 2007 2011 ASEAN-5 817,90 1833,54 2461,71 6991,99 10357,38 Indonesia 156,82 604,54 415,58 994,20 2382,95 Malaysia 125,91 248,07 365,22 1835,53 3376,83 Philippines 42,93 227,64 319,32 906,46 911,69 Singapore 449,14 524,18 1024,79 2142,54 1658,82 Thái Lan 43,10 229,10 336,79 1113,26 2027,10

(Nguồn: Liên hiệp quốc)

Qua bảng trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5 tăng dần qua các năm, từ 817,9 triệu USD năm 1995, lên 2461,71 triệu USD năm 2003 và 10357,38 triệu USD năm 2011. Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường từng nước đều tăng dần qua các năm. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Malaysia là cao nhất. Cụ thể, năm 1995, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Malaysia chỉ là 125,91 triệu USD, nhưng tăng lên 365,22 triệu USD vào năm 2003 và 3376,83 triệu USD vào năm 2011. Đứng ở vị trí thứ hai là thị trường Indonesia. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

sang thị trường này giảm nhẹ từ 604,54 triệu USD năm 1999 xuống còn 415,58 triệu USD năm 2003, nhưng lại tăng trở lại trong các năm tiếp theo, đạt 2382,95 triệu USD năm 2011. Đứng ở vị trí cuối cùng là thị trường Philippines, đạt 911,69 triệu USD năm 2011.

Từ đó, ta có thể tính toán được tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5 (ĐVT: %/năm)

Thị trường nhập khẩu 1995-1999 1999-2003 2003-2007 2007-2011 1995-2011

ASEAN-5 22,36 7,64 29,82 10,32 17,20

Indonesia 40,12 -8,94 24,37 24,43 18,54

Malaysia 18,48 10,15 49,73 16,46 22,82

Philippines 51,75 8,83 29,80 0,14 21,04

Singapore 3,94 18,25 20,25 -6,20 8,51

Thái Lan 51,84 10,11 34,84 16,16 27,21

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Qua bảng ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 17,2%/năm trong giai đạn 1995-2011.

Tốc độ tăng trưởng này có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 1999-2003, chỉ đạt 7,64%/năm. Tăng cao nhất đạt 29,82%/năm trong giai đoạn 2003-2007.

Sau đó lại giảm xuống chỉ còn 10,32%/năm trong giai đoạn 2007-2011. Thị trường xuất khẩu trong 5 nước Asean có tỷ trọng tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu cao nhất là Thailand, đạt 27,21%/năm. Tuy nhiên tỷ trọng này cũng có sự dao động không rõ rệt. Trong giai đoạn 1995-1999, thị trường này cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu cao nhất trong 5 nước Asean, đạt 51,84%/năm. Nhưng giảm xuống đứng ở vị trí thứ ba vào giai

đoạn 1999-2003 và giai đoạn 2007-2011 lần lượt đạt 10,11%/năm và 16,16%/năm, vị trí thứ hai trong giai đoạn 2003-2007 đạt 34.84%/năm. Đứng ở vị trí thứ hai là thị trường Malaysia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu là 22,82%/năm trong toàn giai đoạn 1995-2011. Đứng ở vị trí cuối cùng là thị trường Singapore. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong xuất khẩu của thị trường này tăng dần trong các giai đoạn 1995-2007, nhưng lại chỉ đạt tốc độ tăng trưởng âm vào giai đoạn 2007-2011, là -6,2%/năm.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN-5 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam (ĐVT: %)

Thị trường nhập khẩu 1995 1999 2003 2007 2011 ASEAN-5 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Indonesia 19,17 32,97 16,88 14,22 23,01

Malaysia 15,39 13,53 14,84 26,25 32,60

Philippines 5,25 12,42 12,97 12,96 8,80

Singapore 54,91 28,59 41,63 30,64 16,02

Thái Lan 5,27 12,49 13,68 15,92 19,57

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Qua bảng ta thấy Malaysia là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN-5. Tỷ trọng này tăng dần trong giai đoạn 1999-2011, chiếm 13,53% năm 1999 và 32,6% năm 2011. Đứng thứ hai là thị trường Indonesia. Tỷ trọng của thị trường này trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN-5 giảm dần từ 1999-2007 nhưng lại tăng trở lại và đứng ở vị trí thứ hai, đạt 23,01% năm 2011. Đứng ở vị trí cuối cùng là thị trường Philippines. Thị trường này vẫn giữ ở mức thấp trong cả giai đoạn 1995- 2011, và chỉ chiếm 8,8% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN -5 năm 2011.

3.1.2. Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN

Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5 được thể hiện ở bảng 3.4. Qua bảng 3.4 ta thấy cho thấy rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1995-2011 tăng nhanh qua các năm. Nếu như tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5 chỉ là 817,9 triệu USD năm 1995 thì giá trị xuất tăng lên 2461,71 triệu USD năm 2003và 10,357,38 triệu USD năm 2011. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này cũng đạt 17,2%/ năm.

Nhóm hàng chế biến là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5, đạt 5.625,13 triệu USD năm 2011. Đứng vị trí thứ hai là nhóm hàng sơ chế, đạt 4685,51 triệu USD năm 2011. Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất là hàng hoá không thuộc các nhóm trên, chỉ đạt 46,74 triệu USD năm 2011.

Trong số các nhóm hàng hoá thì hàng chế biến có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995-2011 cao nhất, đạt 27,42% một năm và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5 (17,2%/năm). Hàng thô hoặc mới sơ chế là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân cao thứ hai (12,72%/năm). Cuối cùng là hàng hóa không thuộc các nhóm trên, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1995-2011 là 8,92% một năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu (17,2% một năm). Trong số nhóm hàng chế biến thì máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1995-2011 cao nhất (31,46% một năm). Đứng thứ hai là hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu (28,29%/năm). Cuối cùng là hàng chế biến khác với tốc độ tăng trưởng bình quân là 20,03% một năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu hàng chế biến.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN-5 giai đoạn 1995-2011 được trình bày tại bảng 3.6. Kết quả tính toán cho thấy có sự thay

đổi cơ cấu mặt hàng một cách đáng kể trong giai đoạn 1995-2011. Cụ thể, nhóm hàng thô hay mới sơ chế chiếm tỷ trọng cao nhất (84,3%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1995. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm hàng này có xu hướng giảm dần qua các năm. Đến năm 2003 thì tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ là 68,52%, và đến năm 2011 thì tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 45,24% và tụt xuống đứng ở vị trí thứ 2. Ngược lại, nhóm hàng chế biến là nhóm hàng chỉ đứng ở vị trí thứ hai năm 1995 (sau nhóm hàng thô hay mới sơ chế). Tuy nhiên tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, từ 14,24%

năm 1995 lên 31,14% năm 2003 và đứng ở vị trí thứ nhất năm 2011 đạt 54,31%. Cuối cùng là hàng hoá không thuộc các nhóm trên, chỉ chiếm dưới 1,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong số hàng chế biến thì máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng là nhóm hàng có tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2011. Tỷ trọng của nhóm hàng này có xu hướng tăng dần, từ 3,71% năm 1995 lên 16,69% năm 2003 và 23,32% năm 2011. Đứng thứ hai là hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu, năm 2011 tỷ trọng của nhóm hàng này đạt 18,38%.

Đứng thứ ba là hàng chế biến khác. Mặc dù nhóm hàng này là nhóm hàng lớn nhất năm 1995 nhưng đến năm 2011 tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ đạt 6,67%. Cuối cùng là hoá chất và sản phẩm liên quan. Tỷ trọng của nhóm hàng này đat 5,94%.

Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN-5 (ĐVT: Triệu USD)

Nhóm hàng 1995 1999 2003 2007 2011

Tổng kim ngạch xuất khẩu 817,90 1.833,54 2.461,71 6.991,99 10.357,38 1, Hàng thô hoặc mới sơ chế 689,48 1.384,99 1.686,85 4.656,50 4.685,51 Lương thực, thực phẩm và động vật sống 346,18 799,23 346,36 1.359,32 2.530,86

Đồ uống và thuốc lá 0,24 1,84 12,24 34,59 67,99

NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 141,01 64,48 68,49 176,14 411,01 Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn & vật liệu liên quan 201,66 518,56 1.259,62 3.085,66 1.667,77

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,39 0,88 0,14 0,78 7,87

2, Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 116,50 443,70 766,63 2.313,13 5.625,13

Hoá chất và sản phẩm liên quan 13,57 18,00 70,94 227,56 615,07

Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 35,35 51,65 112,71 543,54 1.903,61 Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 30,37 288,73 410,88 1.232,46 2415,63

Hàng chế biến khác 37,21 85,33 172,09 309,57 690,82

3, Hàng hóa không thuộc các nhóm trên 11,92 4,84 8,23 22,36 46,74 (Nguồn: Dựa trên số liệu của Liên hiệp quốc)

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng bình quân xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN (ĐVT:%/năm)

Nhóm hàng 1995-

1999

1999- 2003

2003- 2007

2007- 2011

1995- 2011 Tổng kim ngạch xuất khẩu 22,36 7,64 29,82 10,32 17,20 1. Hàng thô hoặc mới sơ chế 19,05 5,05 28,90 0,16 12,72 Lương thực, thực phẩm và động vật sống 23,27 -18,86 40,75 16,81 13,24 Đồ uống và thuốc lá 66,37 60,61 29,67 18,40 42,32 NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu -17,77 1,52 26,64 23,59 6,91 Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn & vật liệu liên

quan 26,63 24,84 25,11 -14,26 14,12

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 22,68 -36,86 53,42 78,48 20,68 2. Hàng chế biến hoặc đã tinh chế 39,70 14,65 31,80 24,88 27,42

Hoá chất và sản phẩm liên quan 7,31 40,91 33,83 28,22 26,92 Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu 9,95 21,54 48,19 36,80 28,29 Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 75,59 9,22 31,60 18,32 31,46

Hàng chế biến khác 23,06 19,17 15,81 22,22 20,03

3. Hàng hóa không thuộc các nhóm trên -20,17 14,21 28,37 20,24 8,92 (Nguồn: Tính toán của tác giả)

Bảng 3.6: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN-5 (ĐVT: %)

Nhóm hàng 1995 1999 2003 2007 2011

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hóa của việt nam sang thị trường một số nước asean (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)