Sơ đồ tiến trình thực hiện tái kỹ nghệ và quy trình phát triển hệ thống quản lý văn bản và điều hành trực tuyến

Một phần của tài liệu Công nghệ quản lý dữ liệu phi cấu trúc và ứng dụng phát triển hệ thống thông tin quản lý (Trang 65 - 70)

Chương 3. Phát triển và cài đặt hệ thống quản lý văn bản và điều hành trực tuyến trên công nghệ IBM – Lotus Domino

3.3. Sơ đồ tiến trình thực hiện tái kỹ nghệ và quy trình phát triển hệ thống quản lý văn bản và điều hành trực tuyến

Hình 3.1: Sơ đồ tiến trình tái kỹ nghệ “Hệ thống quản lý văn bản & điều hành trực tuyến”

Mô hình hóa UML

Làm lại tài liệu

Tài liệu chương trình

Dữ liệu gốc Cấu trúc

dữliệu

Dữ liệu được cấu

trúc

Xây dựng mã nguồn Mã nguồn

hệ thống cũ

Mã nguồn hệ thống mới Cấu trúc

chương trình

Chương trình được

cấu trúc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Các bước thực hiện

Ta có thể thực hiện quá trình tái kỹ nghệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành trực tuyến dựa trên các bước sau:

Giai đoạn 1: Từ mã nguồn của phần mềm và các tài liệu của phầm mềm xây dựng, bổ sung điều chỉnh các tài liệu và mô hình thiết kế và luồng làm việc của phần mềm theo như quy trình và các yêu cầu sửa đổi. Trong giai đoạn này, chúng ta thực hiện xây dựng, cập nhật điều chỉnh các tài liệu đặc tả yêu cầu phần mềm, xây dựng lại mô hình UML của phần mềm.

Giai đoạn 2: Từ các tài liệu và mô hình thiết kế của phầm mềm thực hiện cấu trúc lại chương trình: Điều chỉnh lại luồng đi của tác nghiệp, đồng thời thêm một số chức năng mới cho chương trình.

Giai đoạn 3: Thực hiện tái kỹ nghệ lại dữ liệu.

Giai đoạn 4: xây dựng mã nguồn phầm mềm cho phần mềm mới: Từ cấu trúc của hệ thống mới thực hiện xây dựng mã nguồn cho phần mới

Giai đoạn 5: Hoàn thiện phần mềm, cài đặt và sử dụng: Xây dựng hoàn thiện phần mềm, thực hiện kiểm tra và đánh giá chương trình so với chương trình cũ.

3.3.1. Từ mã nguồn của hệ thống chuyển sang mô hình trực quan

Trong giai đoạn này phải thực hiện việc kỹ nghệ ngược để tạo ra các tài liệu phân tích, thiết kế cho chương trình. Để tạo ra được các tài liệu phân tích, đặc tả hệ thống trước tiên phải có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về hệ thống. Tuy nhiên, với việc xuất phát từ mã nguồn của chương trình, đây không phải là một việc đơn giản. Để xây dựng được tài liệu đặc tả chương trình sử dụng cho quá trình thiết kế cần phải hiểu chương trình có những chức năng, tính năng gì, hoạt động như thế nào, vận hành ra sao. Để có được những thông tin này, trước hết cần dựa trên việc sử dụng chương trình cộng với việc nghiên cứu mã chương trình. Các ghi chú trong mã nguồn cũng là một phần quan trọng giúp cho hiểu hệ thống hơn. Thực hiện xong các bước này, ta có thể xây dựng được một tài liệu đặc tả chương trình hoàn thiện.

Sau khi đã có tài liệu phân tích, đặc tả, ta tiếp tục phục hồi các mô hình thiết kế cho chương trình bằng cách sử dụng công cụ Rational Rose. Quá trình xây dựng các mô hình này có thể được thể hiện bằng sơ đồ như hình 3.2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Hình 3.2: Từ mã nguồn của hệ thống chuyển sang mô hình trực quan

Bản công cụ phát triển phần mềm Rational Rose cho phép dễ dàng đưa mã nguồn của chương trình đã có sẵn vào mô hình một cách tự động để có thể thay đổi hoặc thiết kế lại và kiến trúc lại hệ thống. Một điều rất tiện lợi của công cụ này là ngay trên mô hình có thể sinh mã và sửa mã. Điều này giúp ta có cái nhìn tổng quan về thiết kế, dễ dàng đọc – hiểu và phát triển chương trình.

Để thu được mô hình UML của chương trình, ta thực hiện quá trình dịch ngược theo các thao tác như đã giới thiệu ở chương 1. Sau khi thực hiện quá trình này, kết quả sẽ thu được một biểu đồ lớp của chương trình.

Với việc đã có các tài liệu đặc tả cộng với sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống, tiếp tục sử dụng công cụ Rational Rose để xây dựng hoàn thiện các biểu đồ UML cho chương trình.

Hình 3.3: Mô hình use case cho thấy các yêu cầu của hệ thống Mã nguồn

chương trình

Thư viện hỗ trợ

Công cụ RATIONAL ROSE

Mô hình trực quan

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Hình 3.4: Mô hình use case cho quyền quản trị

Hình 3.5: Mô hình use case cho quyền người dùng 3.3.2. Từ mô hình trực quan cấu trúc lại chương trình

Dựa vào các biểu đồ UML, tài liệu đặc tả chương trình được tạo ra từ giai đoạn trên, đọc tài liệu mã nguồn cùng với việc sử dụng chương trình gốc, chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về hoạt động của chương trình, các chức năng, tính năng cũng như cách thức hoạt động của nó. Và dựa trên những hiểu biết về chương trình gốc này, kết hợp với những yêu cầu tiến hóa hệ thống đưa ra ở trên, chúng ta dễ dàng xây dựng lại cấu trúc mới cho chương trình.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

Chương trình mới sẽ có các chức năng:

Thêm một văn bản đến/văn bản đi mới.

Sửa một bản ghi đã có Xóa một bản ghi đã có Lưu bản ghi vừa được tạo

Tìm văn bản theo người xử lý văn bản, theo ngày tháng đến/đi của văn bản, theo ngày tháng nhận của văn bản, theo cơ quan gửi văn bản đến, theo cơ quan nhận văn bản đi,…

Sắp xếp các văn bản…

Ngoài ra, chương trình mới sẽ có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt, giúp cho việc sử dụng chương trình được dễ dàng và đơn giản hơn.

Trước tiên, thực hiện việc cấu trúc lại mã nguồn của chương trình, bỏ đi các phần mã nguồn thừa, không cần thiết nữa hoặc những phần mã nguồn sai. Sau đó, dựa trên mô hình thiết kế đã xây dựng ở trên thiết kế lại chương trình với các chức năng mới đã được thêm vào. Cụ thể ở đây sẽ đưa thêm các chức năng tìm kiếm, sắp xếp văn bản.

Dựa trên các mô hình UML cũ, sử dụng Rational Rose để sửa chữa, tinh chỉnh và nâng cao chương trình với các chức năng mới được thêm vào, đồng thời phải đồng bộ chương trình để các chức năng mới không xung đột với hệ thống, chương trình mới có thể đảm bảo ổn định.

Hình 3.6: Biểu đồ tuần tự cho chức năng tìm kiếm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/

3.3.3. Tái kỹ nghệ dữ liệu

Với chương trình xây dựng ban đầu, một thông tin văn bản đến/đi được lưu trữ và thực hiện tìm kiếm chính xác, sau khi thực hiện tái kỹ nghệ dữ liệu, ta chuyển từ tìm kiếm chính xác sang tìm kiếm xấp xỉ bằng thuật toán quy hoạch động tìm dãy con chung lớn nhất. Việc thay đổi này làm tăng hiệu suất tìm kiếm.

3.3.4. Xây dựng mã nguồn

Sau khi đã hoàn thiện quá trình cấu trúc lại hệ thống và kỹ nghệ dữ liệu, giai đoạn tiếp theo là thực hiện xây dựng mã nguồn. Sau giai đoạn cấu trúc lại chương trình đã thu được mô hình UML của chương trình mới với đầy đủ các chức năng được cải tiến. Kết hợp với mã nguồn gốc và chức năng sinh mã nguồn của Rational Rose từ mô hình UML, chúng ta sẽ xây dựng mã nguồn cho chương trình với đầy đủ các chức năng kể trên. Để thu được mã nguồn Java từ mô hình UML thông qua Rational Rose, ta thực hiện lệnh: vào Tools/Java/J2EE /Generate Code, sau khi thực hiện lệnh đó, phần mềm Rational Rose sẽ tự động sinh mã nguồn cho chương trình.

Đối với cơ sở dữ liệu của chương trình, thực hiện xây dựng mã nguồn theo cấu trúc của dữ liệu được tạo mới.

3.3.5. Hoàn thiện, cài đặt và sử dụng

Sau khi xây dựng mã nguồn, thực hiện cài đặt đầy đủ các nền tảng môi trường cần thiết để hỗ trợ chương trình hoạt động. Thực hiện đánh giá chương trình xem đã có đầy đủ chức năng đã yêu cầu không, đồng thời kiểm thử chương trình để tìm các lỗi trong quá trình hoạt động. Các lỗi ở đây có thể là các lỗi về chức năng, về giao diện chương trình, về hiệu suất thực hiện v.v… Sau khi chương trình đã được đánh giá đầy đủ có thể đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu Công nghệ quản lý dữ liệu phi cấu trúc và ứng dụng phát triển hệ thống thông tin quản lý (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)