II. Phân tích môi trường bên ngoài
3. Yếu tố văn hóa – xã hội
Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70%
xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%. Theo kết quả chính thức được Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương công bố tại Hội nghị tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, diễn ra sáng 19/12, tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người, tỷ trọng dân số từ 15-64 vẫn chiếm đa số, khoảng 68% tổng dân số, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,7%. Điều này cho thấy, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tức đang có nguồn
Nguyễn Trần Phương Thủy 21 nhân lực vàng cho phát triển kinh tế, tạo bứt phá để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026. Nielsen Việt Nam phân loại thu nhập hộ gia đình các nhóm khác nhau. Bảng sau thể hiện các phân loại chi tiết của mức thu nhập hộ gia đình (HIB) ở Việt Nam vào năm 2017.
Nguyễn Trần Phương Thủy 22 Từ bảng trên có thể thấy, mức thu nhập của hộ gia đình trong khoảng từ 5.500.000-7.499.999 VNĐ chiếm 27%, từ 7.500.000-14.999.999 VNĐ chiếm 43% và ở mức thu nhập cao hơn từ 15.000.000-44.999.999 VNĐ chiếm 12% và điều này cho thấy sự hình thành và phát triển của tầng lớp trung lưu. Do đó, chúng có thể tác động tích cực đến sức mua của người tiêu dùng.
Cơ sở hạ tầng yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng ô tô. Ở Hà Nội và TP.HCM, đất dành cho giao thông chỉ chiếm 6-8% trong khi đó tiêu chuẩn phải đạt 20%. Chiều rộng của các tuyến giao thông không đủ để thoát lưu lượng xe và
Nguyễn Trần Phương Thủy 23 người đi lại ngày một gia tăng dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nặng ở các khu vực thành phố lớn. Chưa có sự tách bạch, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông chuyên biệt cho phương tiện ô tô. Bên cạnh đó, một đặc điểm riêng biệt của văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ô tô đó là việc sở hữu một chiếc xe ở Việt Nam được xem như việc khẳng định thương hiệu hay đẳng cấp của chủ nhân, giá trị một chiếc xe còn là một món tài sản như nhà cửa chứ không chỉ phương tiện lưu thông. Vì vậy hiện nay phương tiện giao thông chính được sử dụng vẫn là xe máy.
Ngoài ra nhu cầu mua ô tô còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xã hội như thu nhập, lứa tuổi, lối sống. Đa phần người sử dụng ôtô đều có mức sống cao và thu nhập khá trở lên. Đối với giới trẻ việc mua điện thoại thông minh, laptop, các thiết bị công nghệ khác rẻ hơn và hấp dẫn hơn so với việc mua xe. Nguồn tài chính để mua xe, phí đỗ xe, phí bảo dưỡng,... khiến các khách hàng trẻ bị sức ép về tiền nong. Như vậy, xe đã trở thành nhu cầu đứng thứ 2 sau mặt hàng công nghệ như iPhone, máy tính cá nhân…đối với giới trẻ. Đối với số ít ỏi khách hàng trẻ có nhu cầu mua xe, họ muốn phương tiện của họ phải có kết nối internet, có nhiều tính năng hơn và có khả năng kết nối cao. Đối với người lớn tuổi, các bậc trung niên, những người sắp sửa hoặc đã về hưu: Số lượng những người này có xe hơi riêng để dùng chiếm một phần không nhỏ trong xã hội. Đơn giản, những người sau những năm dài hoạt động không ngừng nghỉ, cống hiến hết mình và biết tính toán chi ly thì mới chính là những người có đủ điều kiện nhất để sở hữu xe hơi riêng, nhất là các loại tiện nghi, sang trọng. Các bậc trung niên có sở thích dùng xe riêng của mình. Nhưng thường thì các yếu tố về chức năng vận hành, độ an toàn và khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khác nhau luôn được họ đánh giá cao nhất.
Thường thì những chiếc xe họ thích là những chiếc không màu mè, giản dị nhưng lại nhiều tính năng, ít tiêu hao nhiên liệu và thoả mãn được những yêu cầu khó tính của họ. Thông thường xe nhỏ gọn, giá cả phải chăng và ít mất giá dường như là những ưu điểm dễ khiến phụ nữ xiêu lòng nhất khi chọn mua xe. Và từ trước đến nay, mọi người thường cho rằng phụ nữ chỉ chuộng kiểu dáng mỗi khi mua
Nguyễn Trần Phương Thủy 24 xe hơi còn cánh mày râu lại chú trọng cơ cấu kỹ thuật, máy móc, động cơ và tốc độ. Tuy nhiên kết quả hoàn toàn đảo ngược theo một thống kê mới nhất tại Việt Nam: Tỷ lệ nam nữ coi trọng động cơ khi mua xe hơi không chênh nhau là mấy.
Thậm chí, nhiều đấng nam nhi còn tỏ ra ưa thích các dòng xe “nữ tính”. Cụ thể, 62% phụ nữ cho rằng dung tích của động cơ là rất quan trọng trong khi kết quả từ nam giới là 48%. Cứ 3 người phụ nữ thì có 1 người cho rằng tốc độ tối đa của xe là rất quan trọng. Một ngạc nhiên là tỷ lệ cao hơn từ nam giới cho rằng phong cách quan trọng hơn kích cỡ động cơ. Số liệu khảo sát cho thấy 65% nam giới nói rằng phong cách là quan trọng hơn so với 55% phụ nữ. Ngoài ra, 70% người được hỏi (cả nam và nữ) đều cho rằng màu sắc quan trọng hơn tốc độ. Ngoài ra, 51%
phụ nữ được hỏi cho rằng phong cách và sự tinh tế trong thiết kế nội thất rất quan trọng, trong khi chỉ có 40% nam giới có cùng nhận định; 72% phụ nữ cho rằng việc dừng đậu xe một cách dễ dàng cũng rất quan trọng, so với 59% nam giới;
55% phụ nữ lại coi trọng không gian chứa hành lý, đồ đạc, trong khi chỉ có 42%
nam giới nghĩ như vậy. Có hai yếu tố mà người tiêu dùng Việt Nam đều có cùng quan điểm, trong đó việc ít tiêu hao nhiên liệu là quan trọng nhất trong việc chọn một chiếc xe (với 83% đàn ông, và 86% phụ nữ), và yếu tố kiểu dáng nhỏ gọn là yêu cầu kế tiếp (với 65% đàn ông, và 66% phụ nữ). Các yếu tố này có lẽ bị tác động bởi sự kết hợp giữa tiết kiệm nhiên liệu và sự tắc nghẽn giao thông.