Mức độ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu Phân tích ngành ô tô tại Việt Nam (Trang 28 - 33)

III. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh

5. Mức độ cạnh tranh trong ngành

Hiện nay, bốn ông lớn gồm Toyota, Honda, Ford và Thaco hiện đang chiếm tới 77% thị phần thị trường ô tô tại Việt Nam (theo Báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt, tính riêng trong Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA)).

Trong đó, chiếm thị phần cao nhất là một doanh nghiệp nội - Thaco với tỉ lệ 34,3%. Đứng thứ hai là Toyota với 23,8% thị phần. Honda và Ford lần lượt nắm giữ 10,2% và 8,7% thị phần xe trong nước. Còn lại là các thương hiệu khác như VinFast, Mitsubishi,... Có thể thấy rằng, mức độ cạnh tranh miếng bánh thị phần trong ngành ô tô tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi mà các doanh nghiệp sản xuất đang có những chiến lược phát triển và mở rộng sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Nguyễn Trần Phương Thủy 29 Bảng thống kê bên dưới đây cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng đối với hãng xe nhập khẩu cao hơn so với các hãng trong nước và tính đến hết tháng 12/2019 doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12% trong khi xe nhập khẩu tăng 82% so với cùng kì năm ngoái. Từ đó có thể thấy, ngành công nghiệp sản xuất ô tô nội địa của Việt Nam vẫn còn yếu thế trên thị trường. Và hiện tại ngành ô tô có cơ cấu ngành tập trung, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đang ngày cành gay gắt, tạo sức ép lớn đối với nhà sản xuất trong nước.

Nguyễn Trần Phương Thủy 30 Kết quả bán hàng được VAMA công bố cho thấy, nhờ sự đa dạng về thương hiệu và chủng loại sản phẩm Trường Hải (Thaco) tiếp tục dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam về doanh số bán hàng. Năm 2019, số lượng bán ra của Thaco là 91.710 chiếc và chiếm 30% trên tổng số lượng bán ra của toàn ngành.

Nguyễn Trần Phương Thủy 31 Để cạnh tranh với các đối thủ, các doanh nghiệp lớn như Thaco Trường Hải, Toyota Việt Nam,... xây dựng các chiến lược hội nhập dọc tập trung vào chiến lược nội địa hóa sản phẩm để gia tăng, hoàn thiện chuỗi giá trị và phát triển chiến lược đa dạng hóa sản phẩm (đa dạng hóa có liên kết) để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm sẽ giúp cải thiện được giá thành của sản phẩm bán ra. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô khác như Honda tập trung vào hiệu suất, uy tín của sản phẩm thay vì việc đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm và đưa ra một mức giá phù hợp với sản phẩm đó. Một ông lớn khác trong số các ông lớn tại Việt Nam, Ford Việt Nam với chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm của mình với hiệu suất và mức giá vừa phải trên uy tín có sẵn của thương hiệu Ford. Là một nhà sản xuất xe hơi non trẻ, Vinfast dường như không đặt mình ở phân khúc xe giá rẻ bình dân, thậm chí hãng còn định hình thương hiệu ở tầm giá hạng sang. Giá bán xe Vinfast nhỉnh hơn các xe Hàn - Nhật cùng phân khúc nhưng lại cạnh tranh hơn các thương hiệu châu Âu

Nguyễn Trần Phương Thủy 32 như Mercedes-Benz hay BMW. Để cạnh tranh với các ông lớn, ngay từ khi bắt đầu VinFast đã chủ động tạo ra chuỗi giá trị riêng thay vì bắt đầu từ một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất ô tô sẵn có. Bên cạnh việc sở hữu quy trình sản xuất công nghệ tự động hóa hàng đầu thế giới. VinFast còn làm chủ các công đoạn cốt lõi. Công ty có khả năng tự thiết kế, sản xuất những cấu phần chính của ô tô theo tiêu chuẩn Châu Âu tại Việt Nam.

Từ những điều trên dễ dàng nhận thấy mức độ cạnh tranh trong ngành ô tô Việt Nam là cao.

Kết luận chung

Qua phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh trong ngành ô tô Việt Nam thì mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và quyền lực thương lượng của nhà cung cấp cao. Trong khi đó quyền lực thương lượng của người mua, áp lực từ sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm tàng ở mức trung bình.

Từ đó có thể thấy rằng, ngành ô tô tại Việt Nam là một ngành kém hấp dẫn. Mặc dù là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống ngày càng nâng cao và nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ô tô đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước chưa phát triển so với tiềm năng do đó mà tính hấp dẫn của ngành này giảm sút đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích ngành ô tô tại Việt Nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)