THẢO LUẬN VÀ CƠ CHẾ ĂN MÒN ỨC CHẾ ĂN MÒN

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường axit của hỗn hợp br hoặc i với CAFFEINE bằng phương pháp phân tích hiện đại (Trang 55 - 60)

Theo kết quả nghiên cứu (3.2.) cho thấy: Khi nồng độ Br-, I- tăng thì khả năng ức chế ăn mòn của các chất đối với thép CT3 trong dung dịch axit HCl 1M đều tăng, nên rất có thể các chất này hoạt động theo cơ chế hấp phụ.

Để kiểm nghiệm dự đoán này, thiết lập mối quan hệ giữa hiệu suất ăn mòn với nồng độ chất ức chế theo các thuyết hấp phụ.

Theo thuyết hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir:

𝜃 = 𝐾𝐶

1+𝐾𝐶 (3.1)

Hay dạng tuyến tính: 𝐶

𝜃 = 𝑐 + 1

𝐾 (3.2)

Trong đó:  là phần bề mặt bị che phủ K: hằng số cân bằng hấp phụ

Nếu coi hiệu quả ức chế = 100% ứng với sự che phủ hoàn toàn bề mặt vật liệu thì  chính là hiệu quả ức chế ăn mòn chất ức chế đạt được. Từ bảng 3.2 và bảng 3.4, xây dựng đồ thị quan hệ giữa C/ và C, được kết quả trên hình 3.6.

Hình 3.6. Dạng tuyến tính thuyết hấp phụ Langmuir của I- và Br- lên bề mặt thép CT3 trong dung dịch HCl 1M

Hình 3.6 cho thấy: dạng tuyến tính của phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir có hệ số tương quan khá lớn: R2 = 0,9976 đối với I- và R2 = 0,9584 đối với Br-. Điều này cho thấy, kết quả thực nghiệm tuân thủ khá tốt phương trình Langmuir, hay I- và Br- đều có khả năng hấp phụ lên bề mặt thép CT3 trong dung dịch HCl 1M. Chính điều này làm giảm khả năng bị ăn mòn của thép.

Tương tự, kiểm tra mức độ phù hợp giữa các kết quả thực nghiệm với thuyết hấp phụ Langmuir của hỗn hợp chất ức chế. Kết quả thu được trên hình 3.7.

y = 0.0312x + 0.0111 R² = 0.9584

y = 0.0137x + 0.0058 R² = 0.9976 0

0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18

0 1 2 3 4 5 6

Tỷ lệ C/

Nồng độ (g/l)

Br- I-

Hình 3.7. Dạng tuyến tính thuyết hấp phụ Langmuir của hỗn hợp I- hoặc Br- với caffeine lên bề mặt thép CT3 trong dung dịch HCl 1M

Theo hình 3.7, từ các giá trị R2 cho thấy: các hỗn hợp I- với caffeine nghiệm đúng phương trình Langmuir hơn là hỗn hợp Br- với caffeine, nồng độ I- trong hỗn hợp càng nhỏ, sự phù hợp càng cao. Điều đó cho thấy, các hỗn hợp I- hoặc Br- với caffeine gây ức chế ăn mòn cho thép CT3 trong dung dịch HCl theo kiểu hấp phụ che phủ bề mặt. Tuy nhiên, khi nồng độ I- tăng, mức độ phù hợp giảm, hiệu quả ức chế thì tăng đáng kể, nghĩa là hấp phụ không phải cơ chế chính.

3.3.2. Nghiên cứu hoạt động điện hóa của hệ ăn mòn.

Để làm rõ cơ chế ức chế ăn mòn cho thép CT3 trong dung dịch HCl 1M, chúng tôi tiến hành thêm một số phép đo điện hóa với một số dung dịch có hiệu quả ức chế ăn mòn cao và có nồng độ ức chế lớn, mức độ phù hợp với giả thuyết hấp phụ không cao. Kết quả ở các hình 3.8 – 3.10.

y = 0.0066x + 0.0504 R² = 0.8808 y = 0.0076x + 0.0279

R² = 0.9415

y = 0.009x + 0.0139 R² = 0.9962 y = 0.0101x + 0.0073

R² = 0.9996 y = 0.0122x + 0.0041

R² = 0.9999 0

0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14

0 2 4 6 8 10 12

C/

Nồng độ (g/l)

C5Br

I5C

I2.5C

I1C

I0.5C

0 100 200 300 400 500

0 20 40 60 80 100 120 140

Zim (ohms)

Zre (ohms)

Blank C5Br0.1 C5Br0.5 C5Br1.0 C5Br2.5 C5Br5.0 C5

a b

Hình 3.8: Đường cong phân cực (a) và giản đồ Nyquist (b) của thép CT3 trong dung dịch HCl 1M khi không và có mặt hỗn hợp caffeine 5,0 g/l và Br- ở

nồng độ khác nhau

a b

Hình 3.9: Đường cong phân cực (a) và giản đồ Nyquist (b) của thép CT3 trong dung dịch HCl 1M khi không và có mặt hỗn hợp I- 1,0 g/l và caffeine ở nồng

độ khác nhau

a b

Hình 3.10: Đường cong phân cực (a) và giản đồ Nyquist (b) của thép CT3 trong dung dịch HCl 1M khi không và có mặt hỗn hợp I- 5,0 g/l và caffeine ở

-6.5 -5.5 -4.5 -3.5 -2.5

-0.65 -0.45

lg I (mA/cm2)

U (V)

C5 C5Br0.

1 C5Br0.

5 C5Br1.

0 C5Br2.

5 C5Br5.

0

-6.5 -5.5 -4.5 -3.5 -2.5 -1.5

-0.6 -0.4

logi (A/cm2)

U(V)

KI 1 C 0.1 KI 1 C 1.0 KI 1 C 2.5 KI 1 C 5.0 KI 1.0 Blan k

-8.5 -7.5 -6.5 -5.5 -4.5 -3.5 -2.5

-0.6 -0.4 -0.2

logi (mA/cm2)

U (V)

KI 5 C 0.1 KI 5 C 1.0 KI 5 C 2.5 KI 5 C 5.0 Blank

0 1000 2000 3000 4000

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Zim (Ohms)

Zre (Ohms)

Blank KI 5 KI 5 C 0.1 KI 5 C 1.0 KI 5 C 2.5 KI 5 C 5.0

0 500 1000 1500 2000 2500

0 200 400 600 800

Zim (Ohms)

Zre (Ohms)

Blank KI 1 KI 1 C 0.1 KI 1 C 1.0 KI 1 C 2.5 KI 1 C 5.0

Quan sát các đường cong phân cực dạng log ta thấy:

- Sự có mặt các hỗn hợp chất ức chế đều làm mật độ dòng anot và mật độ dòng catot giảm nhưng thế ăn mòn thay đổi không đáng kể. Điều đó chứng tỏ các hỗn hợp đều có vai trò là chất ức chế hỗn hợp.

- Không chỉ vậy, mật độ dòng giảm mạnh trong các hỗn hợp cafeine và I- hơn là caffeine với Br-, tổng trở của hệ cũng tăng lên lớn hơn rất nhiều trong các hệ có mặt I- và caffeine, điều đó cho thấy khả năng ức chế của hỗn hợp I- và caffeine là rất mạnh, tính toán theo phương pháp điện hóa cho thấy hiệu quả còn lớn hơn nhiều so với phương pháp phân tích (đạt tới 99%).

Phương pháp quan sát bề mặt vi mô cũng chứng minh cho kết quả này.

- Trên các hình 3.9a; 3.10a đều cho thấy: mật độ dòng catot của hệ ức chế hỗn hợp giảm rõ rệt so với hệ ức chế chỉ I- trong khi mật độ dòng anot thì không giảm nhiều. Chứng tỏ hỗn hợp với caffeine làm tăng khả năng ức chế catot của I-. Trong khi đó, mật độ dòng anot của các hệ ức chế giảm mạnh so với khi không sử dụng ức chế nhưng không làm giảm mật độ dòng anot so với khi sử dụng I-. Đặc biệt trong hình 3.8a, nhánh anot gần như nằm ngang, điều này cho thấy hỗn hợp có khả năng gây thụ động cho điện cực nghiên cứu rất mạnh, ở tất cả các nồng độ cafeine khi kết hợp với I- 5,0 g/l. Điều này cũng quan sát thấy trên đường cong phân cực của hệ khi ức chế ăn mòn chỉ là I- 5,0 g/l. Chứng tỏ, hiệu ứng ức chế ăn mòn anot của hỗn hợp chủ yếu do I- gây ra.

Như vậy, I- hoạt động mạnh gây ức chế ăn mòn theo cách gây thụ động anot. Nồng độ càng lớn, vai trò thụ động hóa anot càng rõ rệt. Còn Br- thì không. Hỗn hợp I- và caffeine là một hỗn hợp có nhiều khả năng có thể ứng dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường axit của hỗn hợp br hoặc i với CAFFEINE bằng phương pháp phân tích hiện đại (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)