Tiềm năng sản xuất điện từ nguồn rơm rạ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bước đầu ước tính chi phí lợi ích về kinh tế môi trường trong việc sản xuất điện từ rơm rạ trên đồng ruộng tại việt nam (Trang 44 - 49)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Tiềm năng sản xuất điện từ nguồn rơm rạ tại Việt Nam

Việt Nam có tổng diện tích 331.236 km2 [27], trong đó 75.700 km2 [2] được sử dụng để trồng lúa vào năm 2019. Tùy thuộc vào từng khu vực, có 2 - 4 mùa thu hoạch lúa mỗi năm (Hình 3.1). Trong năm 2019, tổng sinh khối rơm rạ ở Việt Nam đạt ước tính 54 triệu tấn [26], cao hơn đáng kể so với các quốc gia sản xuất lúa gạo khác như Thái Lan (32,9 triệu tấn) hay Myanmar (34,4 triệu tấn) [48]. Công thức (1) được áp dụng trên giá trị sinh khối rơm rạ này để tính toán khối lượng rơm rạ dư thừa, có thể được sử dụng để phục vụ cho việc sản xuất điện năng tại từng vùng. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, 2 vựa lúa lớn nhất là Kiên Giang và An Giang, mỗi tỉnh có diện tích khoảng 700 ha, đóng góp 55% (24,5 triệu tấn) tổng số rơm rạ. Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sản xuất ra 9,1 triệu tấn rơm rạ (17%). Ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, lượng rơm rạ thải ra sau vụ mùa đạt giá trị cao nhất (1,028 triệu tấn) ở tỉnh Thái Bình và thấp nhất (0,2 triệu tấn) ở Quảng Ninh, nơi tập trung phát triển khai thác khoáng sản và du lịch biển. Ở Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Giang là tỉnh sản xuất ra nhiều rơm rạ nhất với sản lượng 0,6 triệu tấn. Các khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có năng lực canh tác lúa hạn chế, do đó chỉ đóng góp lần lượt 4 và 3%

tổng khối lượng rơm rạ. Ở khu vực Tây Nguyên, hầu hết đất nông nghiệp được sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê và hồ tiêu). Trong khi đó ở khu vực Nam Bộ, đất chủ yếu được dành cho mục đích công nghiệp, thương mại và dịch vụ, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh. Hình 3.2 minh họa các khu vực của Việt Nam và sự phân bố nguồn rơm rạ có sẵn để sản xuất điện theo quy mô cấp tỉnh.

42

Hình 3.1: Phân bố các vụ lúa chính trên phạm vi toàn quốc

Hình 3.2: Các khu vực của Việt Nam (a); Phân bố khối lượng rơm rạ theo vùng tại Việt Nam, 2019 (b)

Nam Trung Bộ

Bắc Bộ

Tây Bắc

ĐBSH

Tây Nguyên

Bắc Trung Bộ

Nam Bộ

Quần đảo Trường Sa Quần đảo Hoàng Sa

ĐBSCL

Nam Trung Bộ

Tổng sản lượng (1000 tấn) Quần đảo

Hoàng Sa

Quần đảo Trường Sa

43

Hình 3.3 trình bày tổng quan quy trình và kết quả ước tính lượng rơm rạ dư thừa sẵn có từ sản lượng gạo hàng năm trên phạm vi toàn quốc và sản lượng điện tiềm năng hoặc công suất nhà máy điện (PPC) tối đa được sản xuất từ nguồn sinh khối này.

Nếu được thực hiện cho cả nước, tổng cộng 2.565 MW điện mỗi năm có thể được tạo ra từ nguồn rơm rạ dư thừa. Con số này cao hơn đáng kể so với lượng điện đã được sản xuất từ các nguồn tái tạo đã được áp dụng, ví dụ năng lượng gió và mặt trời (tạo ra 135 MW [7]).

Hình 3.3: Tổng quan về tiềm năng phát điện của rơm rạ ở Việt Nam 3.1.2 Tiềm năng sản xuất điện từ nguồn rơm rạ tại Việt Nam theo tỉnh thành

Dựa trên sản lượng lúa và khối lượng rơm rạ được thải bỏ hàng năm, 51/63 tỉnh thành Việt Nam có tiềm năng vận hành và duy trì một nhà máy điện công suất 10MW (Hình 3.4). Tây Ninh, Bình Dương và Đà Nẵng là các tỉnh có tiềm năng sinh điện thấp nhất cả nước, công suất hàng năm có thể đạt được lần lượt là 1,5, 1,6 và 1,8 MW. Khả năng sinh điện cao nhất từ nguồn rơm rạ được ghi nhận tại Kiên Giang, đạt công suất 245 MW/năm, theo sau là Đồng Tháp và An Giang với giá trị lần lượt là 190 và 225 MW.

Trong khi việc triển khai tổng thể các nhà máy điện làm từ rơm rạ trên tất cả các vùng là không thực tế, một số tiềm năng khai thác vẫn được ghi nhận. Ví dụ, các tỉnh có PPC cao (> 30MW) hầu hết tập trung gần Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều này được giải thích do 2 siêu đô thị này nằm trên 2 vùng đồng bằng châu thổ bằng phẳng và được tưới tiêu tốt. Nhờ phân phối PPC này, các nhà máy điện nhỏ có thể được xây dựng gần nhau, từ đó tạo ra một mạng lưới nhà máy nhằm giảm phí thu gom và vận chuyển rơm rạ. Hiện nay, Hà Nội được cung cấp nguồn năng lượng chủ

44

yếu từ than được khai thác từ các bờ biển phía Đông và năng lượng từ các con sông ở khu vực Bắc Trung Bộ, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào năng lượng thủy điện của khu vực Tây Nguyên và khí đốt ngoài khơi. Điều này có nghĩa là nguồn điện đang được truyền đi từ xa để đến được với đa số người tiêu dùng. Do đó, các máy phát điện bố trí gần các thành phố nên được khuyến khích, mặc dù chúng có thể có công suất tối đa thấp hơn so với các nhà máy điện hiện có.

45

Hình 3.4: Phân bố địa lý công suất nhà máy điện dựa trên rơm rạ cấp tỉnh ở Việt Nam Quần đảo Trường Sa PPC theo năm

(MW)

Quần đảo Hoàng Sa

46

Một phần của tài liệu Bước đầu ước tính chi phí lợi ích về kinh tế môi trường trong việc sản xuất điện từ rơm rạ trên đồng ruộng tại việt nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)