CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3 Thuận lợi, khó khăn của việc sản xuất điện từ rơm rạ tại Việt Nam
Bảng 3.6 trình bày tóm tắt các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc sản xuất điện sinh khối từ rơm rạ tại Việt Nam. Cụ thể:
- Điểm mạnh:
Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời và là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên toàn thế giới. Như đã phân tích chi tiết tại mục 3.1, mỗi năm Việt Nam thải bỏ ra môi trường >50 triệu tấn rơm rạ, có thể sản xuất tối đa đạt 2.565 MW điện, 51/63 tỉnh thành có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiên liệu của một nhà máy điện 10 MW, 25/63 tỉnh thành có tổng công suất > 30 MW. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng khu vực, một năm Việt Nam có từ 2 – 4 vụ lúa, đồng nghĩa với việc nhu cầu về nhiên liệu có thể được đáp ứng nhiều lần trong năm mà không cần phải thu gom toàn bộ trong một lần và lưu trữ trong một thời gian dài, từ đó tiết kiệm được chi phí về thu gom, vận chuyển, bảo quản và dự trữ rơm rạ. Công nghệ l đốt được giả định sử dụng trong nhà máy điện rơm là loại công nghệ phổ biến, tiên tiến và được áp dụng nhiều trong các dự án tương tự, vì vậy đảm bảo được về tính sẵn có và dễ dàng tìm kiếm, thay thế khi cần thiết. Mặt khác, điện sản xuất từ rơm rạ được xem là nguồn năng lượng “sạch”, có khả năng giảm phát thải một lượng khí nhà kính lớn khi so với hoạt động đốt rơm rạ hoặc các loại điện từ nguồn hóa thạch thông thường, giảm thiểu được thiệt hại về khí hại, sức khỏe và mùa màng không chỉ tại Việt Nam mà trên quy mô toàn cầu. Đây là một điểm mạnh lớn của điện rơm, không chỉ có thể đóng góp thực hiện mục tiêu cắt giảm khí nhà kính của chính phủ Việt Nam mà còn là ưu thế để kêu gọi tài trợ từ các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ nước ngoài trong một nỗ lực chung nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
54
- Điểm yếu:
Mặc dù Việt Nam có nguồn sinh khối rơm rạ dồi dào, sự phân bổ rơm rạ là không đồng đều giữa các khu vực trong cả nước. Ngoài ra, các điều kiện về địa hình, khí hậu, phương tiện và hình thức vận chuyển khác nhau giữa các khu vực cũng khiến cho giá thu mua và vận chuyển rơm rạ không đồng nhất giữa các khu vực. Ví dụ, khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực tập trung nhiều tỉnh thành có PPC >30 MW, nhưng ở khu vực đồng bằng sông Hồng, hình thức vận chuyển chính là vận chuyển đường bộ, trong khi đó tại khu vực ĐBSCL, hình thức vận chuyển còn bao gồm vận tải đường thủy. Thói quen canh tác khác nhau cũng có thể tác động đến nguồn rơm rạ sẵn có của từng vùng miền. Do đó, việc lựa chọn khu vực đặt nhà máy điện sinh khối từ rơm rạ cần được nghiên cứu và khảo sát một cách kỹ lưỡng.
Ngoài ra, như kết quả phân tích chi phí - lợi ích kinh tế đã chỉ ra, dự án vận hành trong 20 năm nhưng cần tới 13 năm để hoàn vốn, vốn đầu tư và vận hành cao trong khi lợi nhuận sau thuế không hấp dẫn là những điểm yếu khiến dự án khó thu hút các nhà đầu tư nếu chỉ xét về khía cạnh kinh tế.
- Cơ hội:
Theo quy hoạch phát triển điện, nhu cầu điện của Việt Nam sẽ tăng 8,32%/năm trong giai đoạn 2021 – 2025 và duy trì ở mức 7,26%/năm trong giai đoạn 2026 – 2030 [7]. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tổng công suất nguồn điện (bao gồm cả sản xuất trong nước và nhập khẩu) đạt 60.000 MW vào năm 2020 và đạt 129.500 MW vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, việc đẩy mạnh phát triển điện từ nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh khối là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ sở pháp lý về việc khuyến khích, ưu tiên phát triển điện sinh khối, tăng nguồn cung cấp điện năng trong nước. Một số các chính sách có thể kể đến như:
+ Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
+ Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
+ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030;
55
+ Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam;
+ Quyết định số 08/2020/QĐ-TTg ngày 5/3/2020 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện sinh khối tại Việt Nam.
Nội dung của các quyết định này đề cập đến một số cơ chế hỗ trợ, ưu tiên phát triển điện sinh khối như: Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án, việc miễn, giảm thuế doanh nghiệp đối với dự án điện sinh khối được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế, được ưu đãi về đất đai, vốn và các thủ tục khác. Ngoài ra, giá bán điện sinh khối nối lưới cũng tăng từ 0,058 USD/kwh năm 2014 lên 0,0847 USD/kwh năm 2020. Những cơ chế này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển điện sinh khối nói chung và điện từ rơm rạ nói riêng.
- Thách thức:
Mặc dù có nhiều tiềm năng và cơ hội thuận lợi để vận hành trong thực tế, việc sản xuất điện từ rơm rạ vẫn đang đối mặt với một số thách thức sau:
+ Rào cản và nguy cơ về nguồn nhiên liệu: Mặc dù Việt Nam có một nguồn rơm rạ dư thừa lớn, những chuyển dịch trong thói quen canh tác của người dân có thể tác động đến sự sẵn có của nguồn nhiên liệu sinh khối này. Ở nhiều địa phương, người dân đang chuyển dần sang hình thức gặt lúa bằng máy gặt và vùi trực tiếp xuống ruộng thay vì thu gom thành từng đống như trước kia. Ngoài ra, khi gặt bằng hình thức này, thân rơm có độ dài ngắn, gây khó khăn trong việc thu gom và cuộn thành bó. Điều này có thể làm giảm nguồn nhiên liệu sản xuất sẵn có, đồng thời làm tăng chi phí thu gom, xử lý và vận chuyển rơm rạ đến nơi sản xuất.
Ngoài ra, theo kết quả tính toán, một nhà máy điện công suất 10 MW cần tới hơn 100.000 tấn rơm rạ/năm để vận hành. Đây là một khối lượng rơm rạ đáng kể, đ i hỏi cần có một diện tích đủ lớn để có thể lưu trữ trong một thời gian nhất định và một hệ thống thu gom, vận chuyển đủ khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu cần thiết trên.
Việc này có thể tạo ra những khó khăn trong khi vận hành như không cung ứng đủ nguyên liệu sản xuất, không có nơi dự trữ nguyên liệu, chi phí phát sinh lớn, hệ thống thu gom – vận chuyển – lưu trữ cồng kềnh, tốn kém.
+ Rào cản về cơ chế chính sách: Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích phát triển điện sinh khối tại Việt Nam, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản về cơ chế và chính sách để triển khai việc sản xuất điện sinh khối nối lưới trong
56
thực tế như: Trợ giá đối với điện từ nguồn từ hóa thạch, các chính sách chưa đồng bộ và thiếu các chương trình khuyến khích phát triển năng lượng sạch. Mặc dù giá điện sinh khối đã tăng 1,5 lần so với năm 2014, mức giá này vẫn thấp hơn so với giá điện sinh khối trong khu vực, 0,11 - 0,14 USD/kWh tại Thái Lan và 0,124 USD/kWh tại Philippine [9].
+ Rào cản về kinh tế và tài chính: Hiện nay, điện vẫn là mặt hàng được phân phối độc quyền, được chính phủ giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý và phụ trách. Do đó, không có sự cạnh tranh về giá, không tạo ra sự nỗ lực để thúc đẩy phát triển các nguồn điện sạch và thân thiện với môi trường hơn. Việc thiếu các nguồn quỹ, đề tài nghiên cứu, ứng dụng và phát triển việc sản xuất điện sinh khối nói chung trong thực tế khiến cho tiềm năng điện sinh khối vẫn chưa được đưa vào khai thác, đánh giá đúng mức. Ngoài ra, điện nhập khẩu cũng là một thách thức đối với việc sản xuất điện từ rơm rạ trong nước. Theo quy định mới của Chính phủ, các hợp đồng mua bán điện với Lào và Trung Quốc đều có mức giá dưới 0,069 USD/kWh [8], thấp hơn mức giá mua điện trong nước là 0,073 USD/kWh đối với điện than và 0,0847 USD/kWh đối với điện sinh khối. Khi so sánh với chi phí đầu tư, vận hành một nhà máy điện rơm và giá mua điện sinh khối, giá điện nhập khẩu thấp có thể cạnh tranh và gây bất lợi đối việc phát triển điện sinh khối nói chung và điện từ rơm rạ nói riêng tại Việt Nam.
+ Rào cản về cơ sở dữ liệu, thông tin và kỹ thuật-công nghệ: Thực tế cho thấy, việc công khai và tiếp cận nguồn thông tin chính thống của Việt Nam còn nhiều bất cập. Các thông tin về nguồn cung, các dự án điện sinh khối và hiện trạng dự án, thông tin về tiềm năng sinh khối của Việt Nam, thông tin về nguồn vốn và các chương trình hỗ trợ tài chính cho sản xuất năng lượng sinh khối, các thông tin về các loại hình công nghệ sản xuât năng lượng sinh khối phù hợp với Việt Nam và xu hướng phát triển công nghệ sản xuất của thế giới đang c n thiếu và khó được tiếp cận một cách toàn diện và đầy đủ. Điều này gây trở ngại cho các nhà đầu tư khi muốn tìm kiếm các thông tin về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ của Chính phủ và những thông tin cần thiết để đánh giá tiền khả thi của dự án. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa có dự án thử nghiệm nào về vận hành và tính hiệu quả của một nhà máy điện từ rơm rạ, dẫn đến việc thiếu kinh nghiệm thực tế trong quá trình triển khai dự án. Sau quá trình sản xuất, một lượng lớn tro sẽ được thải bỏ ra ngoài môi trường, đặc biệt, tro từ các nhà máy nhiệt điện chứa hàm lượng Na, Kali có tính kiềm, do đó vấn đề xử lý chất thải sau sản xuất đ i hỏi cần những các nghiên cứu, giải pháp cụ thể và từ đó có thể ảnh hưởng đến chi phí vận hành của nhà máy. Những điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dự án của các nhà đầu tư tiềm năng.
57
Bảng 3.6: Phân tích SWOT của việc sản xuất điện từ rơm rạ tại Việt Nam
Điểm mạnh Điểm yếu
- Có khối lượng sinh khối rơm rạ lớn, đáp ứng đủ nhu cầu về nhiên liệu sản xuất;
- Một năm có nhiều vụ mùa, có thể cung cấp nhiên liệu nhiều lần trong năm;
- Công nghệ sản xuất phổ biến, dễ tìm kiếm và thay thế;
- Sản xuất điện năng thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và tránh được thiệt hại về sức khỏe, mùa màng.
- Nguồn sinh khối rơm rạ phân bổ không đồng đều giữa các khu vực;
- Địa hình, hình thức vận chuyển đa dạng, gây ra sự chênh lệch lớn về giá thu mua và vận chuyển nhiên liệu giữa các khu vực;
- Lợi nhuân kinh tế không hấp dẫn, khó thuyết phục nhà đầu tư.
Cơ hội Thách thức
- Chính phủ ban hành nhiều chủ trương khuyến khích điện sinh khối;
- Các dự án năng lượng tái tại được hỗ trợ về biểu thuế doanh nghiệp và có biểu giá bán điện cao hơn giá bán điện than;
- Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu về điện tăng cao, đ i hỏi phải phát triển điện sinh khối;
- Mối quan tâm về môi trường và sức khỏe của cộng đồng được cải thiện và nâng cao, tạo ra những sức ép tới Chính phủ trong việc giảm thiểu sản xuất điện từ nguồn năng lượng không tái tạo, đẩy mạnh việc sản xuất điện tái tạo và điện sinh khối.
- Sự có sẵn của rơm rạ có thể bị giảm sút do thay đổi về hình thức gặt của người dân
- Rào cản về cơ chế chính sách: Thiếu chính sách đồng bộ, chương trình khuyến khích thực tế, giá điện thấp;
- Rào cản về kinh tế và tài chính: Thiếu tài trợ cho nghiên cứu và phát triển, thị trường độc quyền, điện nhập nhẩu cạnh tranh với điện trong nước;
- Rào cản về cơ sở dữ liệu: Thiếu thông tin về các nguồn vốn vay, quy trình thực hiện đầu tư Dự án năng lượng sinh khối tại Việt Nam, các dự án điện sinh khối và hiện trạng của dự án;
- Rào cản về kỹ thuật, công nghệ: Việt
58
Nam chưa có kinh nghiệm xây dựng và vận hành nhà máy điện sinh khối từ rơm rạ, hệ thống thu gom – vận chuyển – lưu trữ rơm rạ cồng kềnh có thể làm cản trở quy trình sản xuất điện năng. Chưa có phương án tối ưu giải quyết chất thải tro sau quá trình sản xuất.
Từ những phân tích trên, có thể thấy được việc sản xuất điện năng từ rơm rạ có cả những thuận lợi và khó khăn lớn. Khó khăn lớn nhất của việc sản xuất năng lượng từ sinh khối rơm rạ thuộc về rào cản liên quan đến cơ chế, kinh nghiệm thực tế và lợi nhuận không hấp dẫn. Tuy vậy, điện rơm có một ưu điểm lớn về tính bền vững và thân thiện với môi trường. Đặc điểm này của điện rơm có thể tạo điều kiện thuận lợi trong việc vay nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn hỗ trợ dự án thích ứng và giảm thiểu biển đổi khí hậu, từ đó giải quyết được khó khăn về tài chính. Trước bối cảnh các ảnh hưởng do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ ảnh hưởng, đặc biệt là sau cơn bão lũ lịch sử vào các tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh tháng 10/2020 đã cho thấy tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng và khó dự đoán trước, Chính phủ cần quan tâm và đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch hơn để dần dần thay thế nguồn năng lượng từ hóa thạch và thủy điện, vốn đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.