CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHĂN BÔNG
1.3. M ột số yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng khăn
Hiệu quả của quá trình sản xuất cũng như chất lượng khăn phụ thuộc nhiều vào việc tính toán và lựa chọn các thông số công nghệ dệt. Thông số công nghệ dệt bao gồm thông số công nghệ của thiết bị và các thông số kỹ thuật của mặt hàng.
Việc tính toán và lựa chọn các thông số công nghệ dệt phải căn cứ vào nhiều yếu tố như tính chất của nguyên liệu, cấu trúc của vải và đặc điểm cấu tạo của máy dệt.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất máy dệt Sulzer Ruti, đối với mặt hàng có sợi chi số Ne20/1, 100% bông, để có mặt khăn bông đều và đẹp, cần phải xác định được sự tương quan giữa các thông số như chiều cao lên bông h (mm), khoảng cách dập dở H (mm), mức xả sợi dọc vòng (mm), sức căng sợi dọc vòng (cN) và sức căng sợi dọc nền (cN) như trong Bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tra cứu chiều cao lên bông và cài đặt các thông số công nghệ trên máy dệt
Các thông số kỹ thuật (các chỉ tiêu kỹ thuật) của khăn, được tính toán thiết kế theo yêu cầu của sản phẩm như: loại nguyên liệu, chi số sợi dọc, chi số sợi ngang, kiểu dệt, khổ rộng vải, mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang, độ co dọc, độ co ngang, khối lượng g/m2… Các chỉ tiêu kỹ thuật này cũng chính là thể hiện cấu trúc của khăn. Đã có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ dệt đến chất lượng của khăn. Chất lượng của khăn bông được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cơ lý, như độ bền đứt, độ giãn đứt, độ co sau giặt, độ bền xé, độ thấm hút nước, độ cứng uốn… Sau đây là một số nghiên cứu xét ảnh hưởng của chiều cao lên bông đến chất lượng khăn.
1.3.1. Ảnh hưởng của chiều cao lên bông đến độ thấm hút nước của khăn
Trong một nghiên cứu của Belkis Zervent [10], độ thấm hút nước của khăn được thể hiện bằng thí nghiệm thả chìm các mẫu khăn theo tiêu chuẩn TS886 của Thổ Nhĩ Kỳ, khi đó các mẫu khăn được cắt cùng kích thước 20 x 20 cm và thả vào cốc nước. Độ thấm hút nước của khăn được xác định bằng thời gian tính bằng giây (s) khi mẫu bị chìm hoàn toàn trong cốc nước hay còn gọi là thời gian thấm hút nước. Tác giả đã xác định thời gian thấm hút nước, của các loại khăn có khối lượng từ 390 đến 550 g/m2, nguyên liệu là sợi bông 100% với các độ nhỏ khác nhau, chiều cao lên bông từ 4,4 đến 7,5 mm, mật độ sợi dọc 23 đến 29 sợi/cm, mật độ sợi ngang 15 đến 21 sợi/cm. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ảnh hưởng của chiều cao vòng bông h (mm) đến khối lượng g/m2 và thời gian thấm hút (s) của khăn được thể hiện trên Hình 1.23.
Hình 1.23. Mối quan hệ giữa chiều cao vòng bông với khối lượng g/m2 và thời gian thấm hút nước của khăn
500 – 550g/m2,
412 – 435g/m2 Với chiều cao vòng sợi tăng từ 4,0 đến 7,2 mm thời gian thấm hút nước giảm dần, có nghĩa khả năng thấm hút nước tăng. Nhưng khi chiều cao vòng sợi từ 7,2 mm lên đến 9,6 mm thời gian thấm hút nước có xu hướng tăng lên, khả năng thấm hút giảm, nhưng không đáng kể. Khối lượng g/m2 của khăn càng lớn (khăn càng dày) càng làm giảm khả năng thấm hút nước của khăn.
1.3.2. Ảnh hưởng của chiều cao lên bông đến độ cứng uốn của khăn
Theo Erdem Koς, Belkis Zervent [14], đã xác định được mức độ ảnh hưởng của chiều cao lên bông, khối lượng khăn g/m2 đến độ cứng uốn (mg.cm) của khăn
bông 100%, thể hiện trên đồ thị Hình 1.24.
Hình 1.24. Ảnh hường của chiều cao lên bông đến độ cứng uốn của khăn Kết quả cho thấy, khi tăng chiều cao lên bông sẽ làm tăng độ cứng uốn của khăn, khối lượng g/m2 tăng cũng làm tăng độ cứng uốn của khăn, điều đó có nghĩa sẽ làm giảm độ mềm của khăn. Ngoài ra cũng trong nghiên cứu này đã đưa ra nhận xét, độ cứng uốn của khăn dệt từ sợi nhuộm màu cao hơn độ cứng uốn của khăn nhuộm.
1.3.3. Ảnh hưởng của chiều cao lên bông với độ bền xé của khăn
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thành Được [7], đã xác định độ bền xé rách ngang theo tiêu chuẩn ISO 13937-1-00, trên thiết bị đo độ bền xé rách Pendulum method, Elmendorf Tear Tester, của khăn 100% bông, mật độ sợi dọc nền và sợi dọc vòng là 118 sợi/10cm, mật độ sợi ngang 205 sợi/10cm, với chiều cao lên bông lần lượt là 3,0; 3,4; 3,8 và 4,2 mm. Kết quả thể hiện trên Hình 1.25.
Hình 1.25. Mối quan hệ giữa chiều cao lên bông đến độ bền xé ngang của khăn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ bền xé rách theo hướng ngang có xu hướng tăng lên, khi chiều cao lên bông tăng từ 3,2 mm lên đến 4,0 mm. Nhưng sau đó độ bền xé lại giảm khi chiều cao lên bông lớn hơn 4,0 mm. Điều đó cho thấy, không phải chiều cao lên bông càng cao thì độ bền xé rách càng lớn.
Kết luận chương 1.
Một trong những thông số công nghệ có ảnh hưởng nhiều đến tính chất của khăn bông đó là chiều cao lên bông (chiều cao vòng sợi) của khăn. Các công trình nghiên cứu cũng đã cho thấy được mức độ ảnh hưởng của chiều cao vòng sợi đến một số tính chất cơ lý của khăn bông như thời gian thấm hút nước, độ cứng uốn và độ bền xé…
Tuy nhiên, việc nghiên cứu đối với khăn bông xén vòng sợi còn hạn chế.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm thay đổi thông số công nghệ chiều cao xén vòng bông trên máy xén, từ đó phân tích ảnh hưởng của thông số này đến một số chỉ tiêu cơ lý của khăn bông.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU