Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Một số nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 trên thế giới
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan giữa chế đô ̣ ăn với hiệu quả điều tri ̣ ở người bệnh ĐTĐ. Trong các nghiên cứu này, chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ được đề cập ̣ trong các nghiên cứu bao gồm: kiểm soát chế độ ăn;
cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng; hiệu quả điều tri ̣ĐTĐ được đánh giá thông qua sự ổn định đường huyết, hàm lượng HbA1C, hạn chế các biến chứng ở người bệnh ĐTĐ. Một số nghiên cứu điển hình về vai trò của tuân thủ chế đô ̣ dinh dưỡng với hiệu quả điều tri ̣của người bệnh ĐTĐ được mô tả như dưới đây:
Nghiên cứu từ chương trình phòng chống ĐTĐ (DPP - Diabetes Prevention Progam) cho thấy hàng triệu người có thể làm giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ type 2 bằng cách thay đổi lối sống và giảm cân, trong đó có kiểm soát chế đô ̣ ăn. DPP đã chứng minh rằng những người bị tiền ĐTĐ - có nguy cơ cao phát triển bệnh ĐTĐ type 2 có thể giảm nguy cơ bằng cách giảm cân thông qua hoạt động thể chất thường xuyênvà một chế độ ăn ít chất béo và calo. Ngoài ra, không tuân thủ dinh dưỡngcó thể dẫn tới nhiều biến chứng bệnhchuyển hóa như các rối loạn về chuyển hóa lipid và bệnh tim mạch [21].
Theo nghiên cứu của Fernanda S. Marinho, Camila B. M. Moram, Priscila C.
Coleues cùng các cộng sự về Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đại học Clementino Fraga Filho, Đại học liên bang Rio de Janeiro, Brazil năm 2018, tỷ lệ Tuân thủ sử dụng thuốc là 93,5% ; tuân thủ chăm sóc bàn chân là 59,3%;tuân thủ chế độ dinh dưỡng là 29,2% và tuân thủ hoạt động thể lực là 22,5%. Người bệnh tuân thủ điều trị tốt nói chung có BMI thấp hơn, lipid huyết thanh tốt hơn so với người bệnh tuân thủ điều trị không tốt [19].
Nhóm tác giả Carlos Albuquerque, Carla Correia và Manuela Ferreira (2015) nghiên cứu về tuân thủ điều tri ̣ở người bệnh ĐTD type 2 cũng cho thấy, ngườì bệnh
có tuân thủ theo dõi đường huyết tại nhà và tuân thủ chế độ ăn có chỉ số HbA1Ctốthơn người bệnh không tuân thủ. Việc kiểm soát ổn định chỉ số HbA1C đồng nghĩa với việc kiểm soát chỉ số đường huyết của người bệnh tốt hơn [18].
Nghiên cứu của các tác giả Peter J. Schulz và Anna Carrara (2016), chỉ ra vai trò của giáo dục truyền thông tới tuân thủ chế độ dinh dưỡng củangười bệnh ĐTĐ type 2 [23]. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra một yếu tốquan trọng có tác động đến tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh là mối quanhệ của người bệnh với cán bộ y tế và việc truyền thông của cán bộ y tế [24].
1.2.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Việt Nam
Theo nghiên cứu đánh giá nhận thức của người bệnh về chế độ ăn uống và hoạt động thể lực của Nguyễn Mạnh Dũng tiến hành năm 2007, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định trên 150 người bệnh cho thấy: tỷ lệ người bệnh có kiến thức về việcphải ăn nhiều rau thay cơm, không nên uống rươu bia và duy trì thời gian ăn trongngày là cao. Vẫn còn 54% người bệnh cho rằng có thể ăn nhiều thức ăn chế biến cónhiều mỡ, 20% đồng ý khi đường huyết về bình thường thì có thể ăn thoải mái vàgân 50% số người bệnh đồng ý với ý kiến cho rằng họ có thể tự xây dựng được chếđộ hoạt động thể lực, tập càng nhiều càng tốt và có thể hoạt động thể lực khi đườngmáu cao. Nghiên cứu này tìm ra mối liên quan giữa hiểu biết về tuân thủ điều trị vớigiới tính, không có mối liên quan giữa hiểu biết với trình độ học vấn, nơi ở và giađình có người mắc bệnh [10].
Trong nghiên cứu của Bùi Khánh Thuận (2009) trên tất cả các người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị nội và ngoại trú cho thấy: Có 62% người bệnh trả lời đúng trên 52% câu hỏi về kiến thức. Hơn 90% người bệnh đã đồng ý rằng chế độ ăn và hoạt động thể lực là quan trọng. Tuy nhiên chỉ có 72% người bệnh có hoạt động thể lực và một số ít người bệnh không tuân thủ chế độ ăn. Có mối liên quan giữa thái độ và kiến thức (p < 0,05), giữa kiến thức và hành vi (p < 0,05), không có mối liên quan giữa thái độ và hành vi (p > 0,05) [15].
Năm 2013, Lê Thị Hương Giang và Hà Văn Như [11] thực hiện trên 210 người bệnh ĐTĐ type 2 trong vòng 6 tháng cho thấy 79% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng. Cụ thể: 30% người bệnh luôn chọn thực phẩm ít béo, 38.1% hạn chế sử dụng các chế phẩm chứa nhiều đường. Tỷ lệ có sử dụng các chất trong khẩu
phần ăn lần lượt là 85% với chất bột, rau 87.1% và chất đạm 88.1%; 8.1% người bệnh tuân thủ khẩu phần sữa hàng ngày và 20% đảm bảo các bữa ăn cách nhau từ 4-5 giờ.
Năm 2013, Đỗ Quang Tuyển và cộng sự [16] đã tiến hành nghiên cứu kiến thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 98,8% bệnh nhân có kiến thức đúng nên ăn các loại rau, tỷ lệ bệnh nhân thực hành không đúng về chế độ ăn rau củ quả với mức <5 đơn vị chuẩn (tương đương 400g rau) chiếm 44,8%. Cần tăng cường hơn nữa việc tư vấn tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ type 2.