Chương II: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠIBỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA
2.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type
Với mục đích tìm hiểu sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La,đối tượng khảo sát là 100 người bệnh (cư trú tại Thành phố Sơn La) được chẩn đoán là Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2019 tại Phòng khám Mạn tính thuộc khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Qua khảo sát và thực hiện mô tả cắt ngang có phân tích bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn, bằng hình thức phỏng vấn. Số liệu được thu được Xử lý trên phần mềm SPSS 16.0.
Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Các đối tượng tham ra khảo sát đều có sự đồng ý trước khi được phỏng vấn. Thu được kết quả như sau:
2.2.1. Đặc điểm của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
Phân bố theo độ tuổi
Biểu đồ 2.1:Tỷ lệ mắc phân bố theo tuổi
Tỷ lệ người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú trong khảo sát chia theo 3 nhóm tuổi. Tuổi cao nhất là 87 tuổi, nhỏ nhất là 37 tuổi. Độ tuổi trung bình
2%
62%
36%
Phân bố theo tuổi
< 40 tuổi 40 - 60 tuổi
> 60 tuổi
trong nhóm khảo sát là 57.11. Tỷ lệ < 40 tuổi có 02 người chiếm 2%, 40-60 tuổi có 62 người chiếm cao nhất 62%, trên 60 tuổi có 36người chiếm 36%.
Phân bố theo giới:
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ mắc phân bố theo giới Tỷ lệ nam 55 người chiếm 55%, nữ 45 người chiếm 45%.
Phân bố theo dân tộc:
Biểu đồ 2.3: Phân bố theo dân tộc:
Tỷ lệ người bệnh là dân tộc Kinh chiếm 68%, người bệnh là dân tộc Thái chiếm 32%.
Trình độ học vấn của người bệnh:
55%
45%
Phân bố theo giới
Nam Nữ
68%
32%
Phân bố theo dân tộc
Dân tộc kinh Dân tộc Thái
Biểu đồ 2.4: Trình độ học vấn của người bệnh
Trong nhóm những người bệnh tham gia phỏng vấn, người bệnh có trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 46%, người bệnh có tình độ trung học phổ thông là 34%, người bệnh có trình độ trung học cơ sở là 10%, người bệnh có trình độ tiểu học chiếm 9%, có 1% người bệnh không biết chữ.
Nghề nghiệpcủa người bệnh:
Biểu đồ 2.5: Nghề nghiệp của người bệnh
1%
9% 10%
34%
46%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
Không biết chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Trung cấp trở lên
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
Nông dân Buôn bán Công nhân viên chức
Hưu trí Nội trợ Khác 7%
12%
23%
38%
4%
16%
Về nghề nghiệp, người bệnh hưu trí chếm tỷ lệ cao nhất 38%, tiếp theo là công nhân viên chức 23%, buôn bán 12%, nông dân 7%, thấp nhất là nội trợ 4% và người bệnh làm nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ 16%.
Đặc điểm về điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình:
Bảng 2.1: Đặc điểm về điều kiện sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình:
Thông tin Số lượng Tỷ lệ %
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 1 1%
Đã kết hôn 91 91%
Góa vợ/ chồng 8 8%
Hoàn cảnh sống Cùng người thân 96 96%
Sống một mình 4 4%
Kinh tế gia đình Nghèo 7 7%
Không nghèo 93 93%
Kết quả tại bảng2.1 cho thấy: Trong 100 người bệnh được phỏng vấn có 91%
người bệnh đã kết hôn, tỷ lệ người bệnh góa vợ/ chồng là 8%, có 1% người bệnh độc thân.
Hầu hết người bệnh sống cùng người thân (bố, mẹ; vợ/ chồng; con; anh, chị, em) với tỷ lệ 96%; chỉ có 4% người bệnh sống một mình. Tỷ lệ người bệnh có mức sống không nghèo chiếm đa số với 93%, còn lại 7% người bệnh có mức sống nghèo.
Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh
Bảng 2.2:Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh:
Thông tin Số lượng Tỷ lệ
Thời gian mắc bệnh < 5 năm 64 64%
≥ 5 năm 36 36%
Bệnh kèm theo Có 68 68%
Không 32 32%
Có người thân trong gia đình mắc bệnh ĐTĐ type 2
Có 7 7%
Không 93 93%
Bảng 2.2 cho thấy, trong nhóm người bệnh tham gia phỏng vấn đa số người bệnh mắc bệnh dưới 5 năm (64%), 36% người bệnh mắc bệnh trên 5 năm; có 68%
người bệnh mắc các bệnh kèm theo, 32% người bệnh không mắc các bệnh kèm theo; Tiền sử có người thân trong gia đình mắc bệnh đái tháo dường type 2 là 7%, còn lại 93% người bệnh không có người thân mắc bệnh Đái tháo đường type 2.
2.2.2.Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
Tuân thủ về chế độ bữa ăn:
Bảng 2.3: Đặc điểm về số bữa ăn trong ngày của người bệnh:
Thông tin Số lượng Tỷ lệ
Số bữa ăn chính/ ngày
<3 bữa 0 0%
3 bữa 100 100%
> 3 bữa 0 0%
Số bữa ăn phụ/ ngày
Không 9 9%
1 – 3 bữa 88 88%
> 3 bữa 3 3%
Bảng 2.3 cho thấy 100% người bệnh ăn đủ 3 bữa chính/ ngày, đa số người bệnh ăn 1-3 bữa phụ/ ngày chiếm tỷ lệ 88%, có 9% người bệnh không ăn bữa phụ và 3% người bệnh ăn quá 3 bữa phụ/ ngày.
Tuân thủ của người bệnh về sử dụng các thực phẩm nên dùng và không nên dùng:
Bảng 2.4: Tỷ lệ sử dụng các thực phẩm nên dùng
Thông tin Số lượng Tỷ lệ
Số ngày/tuần ăn đủ trái cây, rau quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế
0-3 ngày 30 30%
4-7 ngày 70 70%
Số ngày/tuần ăn thực phẩm có lượng đường thấp: ngô, khoai, các loại đậu
0-3 ngày 69 69%
4-7 ngày 31 31%
Số ngày/tuần ăn thực phẩm nhiều chất xơ: gạo lứt, bánh mì đen
0-3 ngày 94 94%
4-7 ngày 6 6%
Thông tin Số lượng Tỷ lệ Số ngày/tuần ăn cá, thực phẩm
chứa nhiều Omega -3
0-3 ngày 67 67%
4-7 ngày 33 33%
Số ngày/tuần ăn dầu Oliu, dầu đậu nành
0-3 ngày 19 19%
4-7 ngày 91 91%
Bảng 2.4 cho thấy, trong nhóm những người bệnh tham gia phỏng vấn có 70% người bệnh ăn đủ trái cây, rau quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế; có 30% người bệnh chỉ sử dụng 0-3 ngày/tuần. Tỷ lệ người bệnh sử dụng các thực phẩm có lượng đường thấp như ngô, khoai, các loại đậu thường xuyên (4-7 ngày/tuần) là 31%, còn lại 69% người bệnh không sử dụng thường xuyên (0 – 3 ngày/tuần). Số người bệnh sử dụng thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen 4-7 ngày/tuần rất ít (6%), 94% người bệnh sử dụng 0-3 ngày/tuần. Về sử dụng cá hoặc thực phẩm chứa nhiều Omega -3, số người bệnh sử dụng thường xuyên chiếm 33%, 67% số người bệnh sử dụng không thường xuyên. Số người bệnh sử dụng dầu Oliu, dầu đậu nành 4-7 ngày/tuần chiếm tỷ lệ 91%, chỉ có 19% người bệnh sử dụng không thường xuyên.
Bảng 2.5: Tỷ lệ sử dụng các thực phẩm không nên dùng:
Thông tin Số lượng Tỷ lệ
Số ngày/tuần ăn thực phẩm có lượng đường cao như:
bánh ngọt, kẹo, bánh quy…
0-3 ngày 91 91%
4-7 ngày 9 9%
Số ngày/tuần ăn thực phẩm có lượng chất béo cao như:
thịt mỡ, thực phẩm chiên/ rán
0-3 ngày 94 94%
4-7 ngày 6 6%
Sử dụng thuốc lá Có 9 9%
Không 91 91%
Sử dụng rượu, bia Có 30 30%
Không 70 70%
Bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ sử dụng các thực phẩm không nên dùng tương đối cao. Số người bệnh sử dụng các thực phẩm có lượng đường cao với tần số 4-7 ngày/tuần chỉ chiếm 9%, Tỷ lệ người bệnh sử dụng các thực phẩm có lượng chất béo cao như thịt mỡ, thực phẩm chiên/rán với tần số 4–7 ngày/tuần là
6%; Đa số người bệnh trong nhóm khảo sát không sử dụng thuốc lá (91%); có 30%
người bệnh có sử dụng rượu, bia.
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn lành mạnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Trong nhóm người bệnh tham gia phỏng vấn có 55% người bệnh chưa tuân thủ tốt và 45% số người bệnh tuân thủ tốt chế độ ăn lành mạnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bảng 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2
Thông tin Số lượng Tỷ lệ
Có được cán bộ y tế hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người bệnh ĐTĐ type 2 không?
Có 100 100%
Không 0 0%
Ngoài thông tin từ cán bộ y tế, có tìm hiểu thêm về chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ từ các thông tin khác không?
Có 77 77%
Không 23 23%
Có uống thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế không?
Có 94 94%
Không 6 6%
55% 45%
Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh
Tuân thủ tốt Chưa tuân thủ tốt
Thông tin Số lượng Tỷ lệ Có tập luyện thể dục, thể thao
hàng ngày không?
Có 57 57%
Không 43 43%
Có đi khám bệnh thường xuyên theo lịch hẹn của cán bộ y tế không?
Có 85 85%
Không 15 15%
Bảng 2.6 cho thấy trong nhóm phỏng vấn có 100% người bệnh đều được cán bộ y tế hướng dẫn về chế độ ăn uống cho người bệnh Đái tháo đường type 2, có 77% người bệnh tìm hiểu thông tim thêm về chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường từ các phương tiện thông tin như Ti vi, sách báo, đài, mạng internet; thông tin từ bạn bè, gia đình…; Tỷ lệ người bệnh uống thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế là 94%, có 6% người bệnh không uống thuốc theo hướng dẫn; Có 57% người bệnh tập luyện theo dục thể thao, còn lại 43% là không; Trong 100 người bệnh được phỏng vấn có 85% người bệnh đi khám thường xuyên theo lịch hẹn và 15% người bệnh không thường xuyên đi khám theo lịch hẹn của cán bộ y tế.