Triển khai ứng dụng thử nghiệm và đánh giá ở quy mô sản xuất tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm cartapip cho khử nhựa dăm mảnh gỗ keo và bạch đàn (Trang 42 - 55)

II .NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2 Triển khai ứng dụng thử nghiệm và đánh giá ở quy mô sản xuất tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam

3.2.1 Khảo sát hiện trạng sử dụng dăm mảnh và hệ thống chuẩn bị dăm mảnh cho sản xuất bột giấy tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam

3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng dăm mảnh tại Tổng công ty giấy Việt Nam

Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy tại Tổng công ty giấy Việt Nam bao gồm gỗ chưa chặt và dăm mảnh đã được chặt sẵn, trong đó chủ yếu là nguyên liệu gỗ Keo và Bạch đàn. Khối lượng nguyên liệu sử dụng cho sản xuất bột trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5 Tình hình sử dụng nguyên liệu từ năm 2014 đến năm 2016 STT Nguyên liệu Sản lƣợng, tấn/ tỷ lệ

2012 2013 2014 2015 2016

1 Sản lượng, tấn 237.616 303.438 263.557 250.880 265.457

2 Gỗ bạch đàn 19,6% 8% 4% 2,4% 2%

3 Gỗ keo 75% 77% 68% 72% 68%

4 Dăm mảnh 5,4% 15% 28% 25,6% 30%

Nguồn: Tổng hợp số liệu sử dụng nguyên liệu của Phân xưởng nguyên liệu từ năm 2012 đến năm 2016

Kết quả tổng hợp sản lượng sử dụng nguyên liệu tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng cho thấy, phần lớn là nguyên liệu sử dụng cho sản xuất bột giấy là gỗ keo, chiếm trên 70%, trong khi đó nguyên liệu gỗ bạch đàn chỉ chiếm một lượng nhỏ, từ năm 2014 đến nay, lượng tiêu thụ gỗ bạch đàn chỉ chiếm tỷ lệ dưới 5% và đang có xu hướng giảm.

Ngoài ra, Nhà máy còn thu mua một lượng nguyên liệu đã chặt mảnh sẵn, số lượng dăm mảnh thu mua này tăng mạnh từ năm 2014 đến nay, chiếm gần 30% so với tổng sản lượng nguyên liệu sản xuất, lượng dăm mảnh mua ngoài này chủ yếu là gỗ keo.

Đối với nguyên liệu gỗ chưa chặt chủ yếu được nhập về từ các Lâm trường trực thuộc tổng công ty, bao gồm các loại gỗ đã bóc vỏ và chưa bóc vỏ. Các loại gỗ nhập về chủ yếu là Keo và Bạch đàn, trong đó gỗ Keo chiếm tỷ lệ trên 70%. Gỗ nhập về

phải đảm bảo theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS 05:2009/GBB do Tổng công ty ban hành.

Trong đó, gỗ có độ tuổi từ 7 – 12 tuổi và được phân loại ra làm hai loại A, B.

Bảng 3.6 Tiêu chuẩn phân loại gỗ Nhà máy giấy – TCT giấy Việt Nam

STT Tính chất Đơn vị Loại A Loại B

1 Chiều dài cây

- Gỗ nhập đường bộ (loại 1, loại 2)

+ Loại 1 m 3,5 ÷ 4,5 3,5 ÷ 4,5

+ Loại 2 m 1,9 ÷ 2,5 1,9 ÷ 2,5

- Gỗ nhập đường sông m 3,5 ÷ 4,5 3,5 ÷ 4,5

2 Đường kính cây (đo ở gốc) mm  250 -

3 Đường kính cây (đo ở ngọn)

- Keo Mm > 80 60  80

- Bạch Đàn mm > 60 40  60

Nguồn: TCCS 05, 07 – Nhà máy giấy – TCT giấy Việt Nam

Đối với gỗ đã bóc vỏ, chỉ chấp nhận tối đa 3% số cây còn dính vỏ, trong đó lượng vỏ mỗi cây tối đa 1% diện tích. Riêng gỗ chưa bóc vỏ, khối lượng gỗ bị trừ 15%

đối với gỗ Bạch đàn và 12% đối với gỗ keo.

Lượng gỗ mua về được xếp đống bảo quản tại sân bê tông trước khi đưa vào máy chặt. Trước đây, thời gian lưu bãi đối với gỗ là 3 tháng, với mảnh sau chặt tối thiểu là 15 ngày trước khi đưa vào nồi nấu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do hiện tượng thiếu nguyên liệu cho sản xuất nên thời gian lưu bãi đối với gỗ tối đa chỉ được 20 – 30 ngày. Đặc biệt, trong giai đoạn đầu năm 2017 có những lúc gỗ tươi mua về được đưa ngay vào máy chặt. Mảnh sau chặt được bảo quản dạng đống tại sân bê tông, thời gian lưu mảnh chặt tối thiểu 15 ngày trước khi đưa vào nấu.

Ngoài lượng gỗ tự chặt thì lượng dăm mảnh chặt sẵn mua ngoài chiếm tỷ lệ rất lớn khoảng 30% tổng lượng mảnh sử dụng và đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Lượng mảnh mua ngoài này chủ yếu là gỗ keo. Đối với mảnh mua ngoài có quy định kích thước cụ thể như sau:

- Dài (Theo chiều dọc cây gỗ) 15 - 25 mm - Rộng (Theo chiều ngang cây gỗ) 15 - 30 mm

- Dày 3 - 8 mm

Mảnh mua ngoài thông thường có tỷ lệ mảnh hợp cách từ 85 ÷ 90%, lượng vỏ ≤ 1%, lượng mùn ≤ 1%, lượng mảnh không hợp cách dao động từ 10 ÷ 15%. Độ ẩm mảnh dao động trong khoảng từ 45 ÷ 52%. Mảnh mua về được bảo quản ngoài trời tại

sân bê tông trước khi đưa vào máy sàng mảnh. Thời gian bảo quản tối thiểu 15 ngày trước khi đưa vào nồi nấu. Tuy nhiên, có những giai đoạn thiếu nguyên liệu mảnh mua về được sử dụng luôn.

Với hiện trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất, thời gian bảo quản không đáp ứng theo tiêu chuẩn nên hàm lượng nhựa trong nguyên liệu cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất bột giấy và giấy như gây ra các hiện tượng bám dính các thiết bị, giảm hiệu suất, tăng chi phí vận hành, bảo dưỡng, tiêu tốn các loại hóa chất nấu, tẩy và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

3.2.1.2 Hệ thống chuẩn bị dăm mảnh cho sản xuất bột giấy tại Tổng công ty giấy Việt Nam

Hệ thống chuẩn bị nguyên liệu cho sản xuất bột giấy tại Tổng công ty giấy Việt Nam bao gồm ba bộ phận. Bộ phận chặt mảnh cho gỗ dạng khúc, một dây chuyển sàng, rửa mảnh cho dăm mảnh mua ngoài và một dây chuyền chặt mảnh tre nứa. Tuy nhiên, tuyến tre nứa hiện nay hầu như không sử dụng.

Gỗ dạng khúc nhập về Nhà máy qua hai tuyến đường là đường thủy là đường bộ, sau đó gỗ khúc được chứa và bảo quản ngoài bãi chứa nguyên liệu. Sau thời gian bảo quản, gỗ được vào hệ thống thùng bóc vỏ, tại đây gỗ được bóc vỏ và rửa sạch cát, sạn bởi hệ thống nước rửa. Sau đó, gỗ sạch đã bóc vỏ được hệ thống băng chuyền chuyển qua máy chặt mảnh. Sau khi chặt xong, mảnh nguyên liệu được đưa vào silo chứa mảnh và xuống thiết bị sàng mảnh. Tại đây, mảnh hợp cách được băng tải chuyển qua bãi lưu trữ, bảo quản trước khi đưa vào nấu, mảnh to không hợp cách được đưa đi chặt lại trước khi quay lên thiết bị sàng. Đối với mùn vụn và mảnh nhỏ lọt qua sàng sẽ được loại bỏ. Sơ đồ công nghệ của hệ thống bóc vỏ gỗ và chặt gỗ khúc được thể hiện trên bản vẽ 01.

Đối với dăm mảnh mua ngoài, công đoạn chuẩn bị nguyên liệu chỉ gồm có 02 giai đoạn, đó là sàng mảnh và rửa mảnh trước khi chuyển ra sân bảo quản để đưa vào công đoạn nấu. Tại công đoạn sàng mảnh, mảnh to không hợp cách sẽ được đem đi chặt lại còn mùn và mảnh nhỏ qua sàng sẽ được loại bỏ. Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng, rửa cho mảnh mua ngoài được thể hiện trên bản vẽ 02.

Công suất thiết kế của toàn công đoạn chuẩn bị nguyên liệu là 520.000 tấn/năm, tuy nhiên hiện nay mới chỉ hoạt động trên 50% công suất thiết kế do nhu cầu tuyến sản

xuất bột không sử dụng đến. Danh mục các thiết bị chính thuộc công đoạn chuẩn bị nguyên liệu như sau:

Bảng 3.7 Danh mục các thiết bị chính thuộc công đoạn chuẩn bị nguyên liệu

STT Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Xuất sứ Năm SD 1 Thùng bóc vỏ Kích thước 3,8  36 m, công suất mô

tơ 2 134 kW. Thụy Điển 1982

2 Máy cắt gỗ

Loại mâm dao gồm 8 lưỡi, kích thước gỗ tối đa vào máy cắt 460mm, năng suất chặt mảnh từ 300  400 m3 mảnh/giờ, công suất mô tơ 500 kW.

Thụy Điển 1982

3 Máy sàng

mảnh gỗ

Loại sàng dung 2 tầng, năng xuất sàng

400650 m3 mảnh/h. Thụy Điển 1982

4 Máy chặt lại mảnh gỗ

Công suất mô tơ 30kW, tốc độ mô tơ 1400v/p, năng suất chặt mảnh 15  20 m3 mảnh/h.

Thụy Điển 1982

8 Sàng mảnh

mua ngoài Loại sàng rung Việt Nam

9 Hệ thống rửa

mảnh Dùng cho tuyến mảnh mua ngoài Thụy Điển 2004 Nguồn: Khảo sát phân xưởng nguyên liệu

Hiện nay, hầu hết các thiết bị thuộc công đoạn chuẩn bị nguyên liệu hiện tại vẫn đang làm việc bình thường đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho công đoạn sản xuất bột. Theo đánh giá của nhà máy, công suất thiết kế của công đoạn này hiện đảm bảo đáp ứng cho công suất tuyến bột là 110.000 tấn/năm trong khi công suất thực tế của tuyến sản xuất bột chỉ 71.000 tấn/năm.

3.2.2 Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý dăm mảnh

3.2.2.1 Phân tích hàm lượng vi sinh vật trên nguyên liệu dăm mảnh vào mùa Xuân

Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm trong chế phẩm sinh học trên nguyên liệu dăm mảnh, đó là hàm lượng vi sinh vật ban đầu tồn tại trên nguyên liệu trước khi xử lý. Kết quả kiểm tra vi sinh (bảng 2.1)

cho thấy, trên dăm mảnh tồn tại nhiều loài vi sinh vật cụ thể như nấm mốc, vi khuẩn và xạ khuẩn với mật độ tương đối lớn. Tuy nhiên, sự khác biệt về mật độ vi sinh vật giữa mẫu sử dụng trong phòng thí nghiệm với mẫu mảnh thực tế sử dụng cho quá trình nghiên cứu hiệu chỉnh tại Nhà máy Giấy là không cao. Do đó, có thể sử dụng chế phẩm sinh học và các điều kiện công nghệ trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu hiệu chỉnh trên quy mô lớn hơn tại Phân xưởng nguyên liệu – Nhà máy giấy – TCT Giấy Việt Nam.

3.2.2.2 Hiệu chỉnh chế độ công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế vào mùa Xuân

Chế độ công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học Cartapip™ để xử lý dăm mảnh trong phòng thí nghiệm như sau:

+ Tỷ lệ nguyên liệu (keo/bạch đàn): 70/30;

+ Chế phẩm sinh học dạng thương phẩm Cartapip™; + Độ ẩm dăm mảnh: 45 ÷ 60%;

+ Mức dùng chế phẩm: 0,2.1010 CFU/tấn nguyên liệu KTĐ;

+ Thời gian bảo quản: 14 ngày.

Kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy với mức dùng chế phẩm sinh học là 0,2.1010 CFU/tấn nguyên liệu KTĐ và thời gian ủ là 14 ngày cho hiệu quả giảm hàm lượng nhựa tốt, độ nhớt của bột sau nấu gần như không thay đổi. Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu phòng thí nghiệm cũng là nguyên liệu được lấy vào mùa Xuân và có hàm lượng nhựa cũng như hàm lượng vi sinh vật tổng số gần tương tự như nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu.

Đối với việc triển khai hiệu chỉnh ngoài thực tế sản xuất, sự lây nhiễm các loại vi sinh vật, nấm mốc ngoài tự nhiên sẽ dễ diễn ra hơn, do đó sẽ hạn chế tốc độ sinh trưởng và phát triển của nấm trong chế phẩm cấy lên dăm mảnh nguyên liệu. Mặt khác, trong điều kiện thời tiết thực tế, nhiệt độ, độ ẩm không ổn định cũng ảnh hưởng tới khả năng phát triển của chế phẩm sinh học được cấy lên dăm mảnh. Do đó, trong nghiên cứu hiệu chỉnh, nhóm thực hiện đề tài cố định mức dùng chế phẩm sinh học là 0,2.1010 CFU/tấn nguyên liệu KTĐ, chỉ nghiên cứu hiệu chỉnh thời gian bảo quản nguyên liệu từ 10 đến 24 ngày. Dăm mảnh sử dụng cho nghiên cứu là dăm mảnh keo,

bạch đàn tươi, mới được chặt từ gỗ khúc, đảo trộn theo tỷ lệ Keo/Bạch đàn là 70/30 và được tạo thành 02 đống. Một đống phun chế phẩm sinh học và một đống đối chứng, khối lượng nguyên liệu là 25 tấn/đống.

Thời gian nghiên cứu hiệu chỉnh diễn ra từ ngày 09/4 tới ngày 03/5 năm 2017.

Trong thời gian nghiên cứu nhiệt độ môi trường tại khu vực bảo quản nguyên liệu dao động trong khoảng từ 20 ÷ 34 oC. Trời có mưa trong các ngày 11, 12, 13, 16, 17, 18, 21, 22, 23, 24, 26, 27 tháng 4 và ngày 03/5 năm 2017.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong hình 3.3.

Hình 3.3 Ảnh hưởng của thời gian xử lý đến hàm lượng nhựa trong dăm mảnh trên quy mô sản xuất

Kết quả phân tích hàm lượng nhựa trong Hình 3.4 cho thấy khi tăng thời gian bảo quản nguyên liệu từ 10 đến 24 ngày thì hàm lượng nhựa trong nguyên liệu giảm dần. Trong đó, tỷ lệ giảm hàm lượng nhựa các mẫu nguyên liệu bảo quản có chế phẩm sinh học cao hơn so với mẫu đối chứng. Sau thời gian bảo quản có chế phẩm sinh học 16 ngày, hàm lượng nhựa của nguyên liệu là 1,61%, giảm 18,69% so với mẫu đối chứng (giảm 36,86% so với mẫu nguyên liệu ban đầu). Điều này chứng tỏ việc sử dụng chế phẩm sinh học Cartapip™ có hiệu quả rõ rệt trong việc xử lý dăm mảnh tại quy mô công nghiệp.

2,24 2,16

2,06 1,98

1,90 1,82

1,77 1,75 2,55

2,01 1,89

1,72 1,61

1,58 1,54

1,50 1,47

1,4 1,6 1,8 2 2,2 2,4 2,6

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Hàm lượng nhựa (%)

Thời gian xử lý (ngày)

Khi tiếp tục kéo dài thời gian bảo quản nguyên liệu sử dụng chế phẩm sinh học lớn hơn 16 ngày, hàm lượng nhựa trong nguyên liệu tiếp tục giảm. Tuy nhiên, mức giảm chậm dần, hiệu quả giảm hàm lượng nhựa không cao. Mặt khác, thời gian bảo quản dăm mảnh 16 ngày cũng phù hợp với thời gian bảo quản mảnh sau chặt hiện tại của Phân xưởng nguyên liệu (thời gian khoảng 15 ngày). Chính vì vậy, nhóm đề tài lựa chọn thời gian bảo quản nguyên liệu có sử dụng chế phẩm sinh học cho dăm mảnh gỗ khai thác vào mùa Xuân là 16 ngày.

3.2.2.3 Nghiên cứu ứng dụng xử lý dăm mảnh với chế độ công nghệ đã được hiệu chỉnh

Sau khi nghiên cứu hiệu chỉnh để lựa chọn được chế độ công nghệ phù hợp với nguyên liệu khai thác vào tháng 4 (mùa Xuân), nhóm đề tài tiến hành ứng dụng thử nghiệm cho dăm mảnh tại Phân xưởng nguyên liệu. Thời gian thử nghiệm từ ngày 08 đến ngày 24 tháng 5 năm 2017. Điều kiện công nghệ cụ thể như sau:

+ Khối lượng nguyên liệu: 25 tấn/đống;

+ Tỷ lệ nguyên liệu tươi, chặt mới (keo/bạch đàn): 70/30;

+ Chế phẩm sinh học dạng thương phẩm Cartapip™; + Độ ẩm dăm mảnh: 45 ÷ 60%;

+ Mức dùng chế phẩm: 0,2.1010 CFU/tấn nguyên liệu KTĐ;

+ Thời gian bảo quản: 16 ngày

Trong thời gian thử nghiệm, nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng 21 ÷ 34 oC. Trời có mưa trong các ngày 09, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21, 23, 24 tháng 5.

Mẫu nguyên liệu sau thời gian bảo quản được lấy và vận chuyển về Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô, tiến hành phân tích hàm lượng nhựa còn lại trong nguyên liệu, nấu bột giấy phân tích chất lượng bột. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.8.

Bảng 3.8 Hàm lượng nhựa và chất lượng bột sau nấu của nguyên liệu sau xử lý

TT Chỉ tiêu Mẫu đối chứng Mẫu thí nghiệm

I Dăm mảnh

1.1 Hàm lượng nhựa ban đầu, % 2,61

1.2 Hàm lượng nhựa sau xử lý, % 2,09 1,72

II Bột sau nấu

2.1 Hiệu suất, % 45,3 45,0

2.2 Trị số Kappa 20,31 18,42

2.3 Tàn kiềm, g/l 8,4 9,7

2.4 Hàm lượng nhựa, % 0,556 0,407

2.5 Độ nhớt, ml/g 780 792

Kết quả phân tích trong bảng 3.14 cho thấy sau thời gian bảo quản là 16 ngày, đối với mẫu có sử dụng chế phẩm sinh học hàm lượng nhựa trong nguyên liệu giảm 17,70% so với mẫu đối chứng và 34,10% so với mẫu nguyên liệu ban đầu.

Về chất lượng bột giấy sau nấu, hàm lượng nhựa trong bột đối với mẫu nguyên liệu được xử lý bằng chế phẩm sinh học thấp hơn so với mẫu đối chứng là 0,15%

(giảm 26,8% so với mẫu đối chứng). Bên cạnh đó, trị số Kappa thấp hơn xấp xỉ 2 đơn vị, tàn kiềm cao hơn 1,3 g/l, độ nhớt của bột cao hơn 1,54% so với mẫu đối chứng.

Điều đó chứng tỏ, enzyme trong chế phẩm sinh học ngoài việc phân hủy các chất nhựa có trong nguyên liệu, chúng còn tác động theo hướng có lợi đến xơ sợi làm tăng khả năng tách loại lignin trong quá trình nấu.

Để làm rõ sự tác động của chế phẩm sinh học đến thành phần hóa học của các chất nhựa có trong nguyên liệu trước và sau bảo quản, trước và sau công đoạn nấu bột giấy, đề tài tiến hành phân tích thành phần hóa học bằng phương pháp GS – MS tại Phòng phân tích- Bộ môn Hóa dầu- Viện kỹ thuật hóa học- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Kết quả được tổng hợp tại bảng 3.9.

Bảng 3.9 Thành phần hóa học các chất nhựa có trong nguyên liệu dăm mảnh mùa Xuân, mg/100g bột gỗ

STT Thành phần Ban đầu Đối

chứng(*)

Cartapip™

(**)

1 Sterol 349,05 265,54 99,03

1,2-pentanediol 31,15 25,62 11,03

1-hexanol 22,12 16,25 -

E-9-methyl-8-tridencen-2-ol 52,31 43,51 18,24 DL-3,4-dimethyl-3,4-hexanediol 31,21 24,03 10,31

Ergosta-7,22-dien-3-ol 64,94 52,05 14,32

Campesterol 54,51 49,23 19,01

β-sitosterol 92,81 54,85 26,12

2 Sterol ester 105,12 60,04 54,86

1-octanol, 2-nitro- 22,34 11,59 8,34

3,6-dimethyl-4-octyn-3,6-diol-4 20,31 10,21 7,66

Stigmasta-5,20(22)-dien-3 28,34 8,12 16,52

stigmasterol 34,13 30,12 22,34

3 Axit béo 977,74 385,08 54,60

Oleic acid 113,51 31,57 -

n-hexadecanoic acid 230,12 15,80 -

1,2–benzenedicarboxylic acid 130,21 84,34 33,60 12,15-octadecadiynoic acid 164,25 100,21 21,00

9-octadecadienoic acid 139,03 95,98 -

Octadecadiynoic acid 98,52 21,72 -

Tetradecanoic acid 102,10 35,46 -

4 Rƣợu béo 572,87 248,29 572,71

E-3-pentadecen-2-ol 72,13 52,31 78,25

1-hecxadecanol 156,23 86,12 20,13

9-octadecen-1-ol 127,85 36,30 282,96

1-heptatriacotanol 95,41 11,25 158,23

1,3-dioxolane-4-methanol 121,25 62,31 32,14

5 Thành phần khác 802,99 646,02 431,96

Ghi chú: (*): Mẫu xử lý 16 ngày không sử dụng Cartapip 97; (**): Mẫu xử lý 16 ngày sử dụng Cartapip 97

Dựa vào kết quả đo GC – MS đều cho kết quả tương đối rõ rệt, thành phần nhựa các mẫu sau bảo quản đều giảm tương đối nhiều so với nguyên liệu trước bảo quản kể cả số lượng và hàm lượng. Sau thời gian bảo quản, các axit béo, axit nhựa (Oleic acid, n-hexadecanoic acid, 9-octadecadienoic acid, octadecanoic acid) trong nguyên liệu giảm, hầu như không còn đối với mẫu có sử dụng chế phẩm sinh học, hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu. Điều này được giải thích như sau:

+ Các axit nhựa hầu hết bị oxy hóa hoặc phân hủy tạo thành các các axit béo không no, tạo thành nguồn dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Tuy nhiên các axit có chứa vòng benzen thì nấm chỉ tác động được đến mạch nhánh của vòng nên 1,2–benzenedicarboxylic acid chỉ giảm được 2/3 về hàm lượng so với nguyên liệu trước xử lý.

Ngoài ra, sau thời gian xử lý, các hợp chất của rượu béo, rượu no và không no đều bị cắt ngắn, các hợp chất của nhóm rượu dễ phản ứng với xút trong quá trình nấu nên dễ bị hòa tan trong dịch xút, tăng khả năng loại nhựa trong công đoạn nấu.

Đối với các hợp chất sterol, với phương pháp bảo quản thông thường thì hàm lượng có giảm nhưng không nhiều, chứng tỏ các hợp chất sterol là những chất khó có khả năng phân hủy hay thủy phân dưới tác dụng ở điều kiện thông thường. Tuy nhiên, đối với mẫu có sử dụng chế phẩm sinh học, hàm lượng các hợp chất sterol giảm đi đáng kể. Cụ thể như sau: Ergosta-7,22-dien-3-ol giảm 78%; Campesterol giảm 65%;

β-sitosterol giảm 72% so với hàm lượng của nguyên liệu ban đầu. Điều này chứng tỏ, quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm sẽ tác động các hợp chất nhựa khó phân hủy sơ với phương pháp bảo quản thông thường. Cho thấy, hiệu quả của quá trình xử lý dăm mảnh bằng chế phẩm sinh học là xử lý triệt để các hợp chất axit béo, phân hủy các hợp chất rượu, tăng khả năng loại nhựa trong công đoạn nấu, hạn chế các vấn đề về nhựa trong quá trình sản xuất giấy.

3.2.2.4 Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu nước thải và môi trường khi ứng dụng quy trình công nghệ xử lý dăm mảnh

Trong quá trình ứng dụng xử lý dăm mảnh tại Phân xưởng nguyên liệu với chế độ công nghệ đã được hiệu chỉnh, nhóm đề tài lấy mẫu nước thải sau 16 ngày xử lý (ở vị trí sát đống mảnh) để tiến hành phân tích một số chỉ tiêu của nước thải. Nước thải được lấy tại ba vị trí đống mảnh khác nhau đó là:

- Đống dăm mảnh đang bảo quản hiện tại của Phân xưởng nguyên liệu;

- Đống dăm mảnh đối chứng 16 ngày, không sử dụng chế phẩm sinh học;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm nấm cartapip cho khử nhựa dăm mảnh gỗ keo và bạch đàn (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)