Đọc lại hai khổ thơ đầu, hãy cho biết:
- Ông đồ xuất hiện vào thời điểm không gian và thời gian như thế nào?
Em có nhận xét gì về thời điểm mà ông đồ xuất hiện?
- Ông đồ xuất hiện cùng với những gì? Để làm gì?
- Nêu hiểu biết của em về phong tục chơi câu đối trong ngày Tết ở nước ta xưa kia?
người xưa
- Giọng điệu : chủ yếu là trầm lắng, ngậm ngùi thể hiện được tâm trạng buồn thương, tiếc nuối một cái gì đó đến tội nghiệp.
HS đọc, phát hiện chi tiết, nhận xét, trả lời.
Ông đồ : Bày mực tàu, giấy đỏ...->viết câu đối.
* Phong tục chơi câu đối trong ngày Tết ở nước ta xưa kia: Chơi chữ, treo câu đối chữ Nho nhất là trong ngày Tết là một nét sinh hoạt văn hoá rất đẹp của người Việt Nam từ ngàn xưa.
- Ngày Tết, dù người sang hay kẻ hèn đều tìm đến những người văn hay, chữ đẹp để xin chữ, đem về làm vật trang trí trong nhà, cầu mong những điều
trong mùa xuân năm xưa
- Thời gian: hoa đào nở -> báo hiệu Tết đến, xuân về
- Không gian: bên hè phố, đông người qua lại.
-> Ông có mặt vào giữa mùa đẹp, vui nhất, hạnh phúc nhất của con người, trong khung cảnh tấp nập, đông vui khi Tết đến, xuân về.
*Ông đồ : Bày mực tàu, giấy đỏ...->viết câu đối.
* Phong tục chơi câu đối trong ngày Tết ở nước ta xưa kia:
=> Sự tồn tại của ông
Trong khổ thơ đầu, tác giả sử dụng cặp từ “mỗi- lại” và hai hình ảnh sóng đôi là “hoa đào” và
“ông đồ”.
? Em hãy phân tích giá trị sử dụng của hai cặp từ này?
Theo dõi khổ tiếp theo, hãy cho biết tài viết chữ của ông đồ được tác giả gợi tả qua các chi tiết nào
?
- Em hiểu bao nhiêu, tấm tắc là gì? Có ý nghĩa gì?
- Hai câu thơ “ Hoa tay… phượng bay”, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?
- Em hình dung như thế
tốt đẹp nhất đến trong năm và thường treo ở những nơi trang trọng nhất. Hoặc người viết chữ đẹp thường đem tặng, đem biếu chữ của mình cho người thân .
- Người ta viết lên giấy điều hay mảnh lụa, phiến gỗ...
->Sự lặp lại trở thành nếp, thành quy luật tuần hoàn của thời gian, không gian và con người
- Bao nhiêu: là từ chỉ số lượng có tính phiếm định gợi hình ảnh người đến thuê viết rất đông, rất nhiều và ông rất đắt hàng.
- Tấm tắc: là tính từ biểu đạt sự thán phục, ca ngợi, trân trọng tài nghệ của ông.
- Nghệ thuật :
+ Phép hoán dụ : hoa tay (Ông đồ rất tài hoa, viết câu đối đẹp)
+ Phép so sánh : thảo- như- phượng múa rồng bay.
+ Sử dụng thành ngữ:
“phượng múa rồng bay”
đồ trong xã hội là không thể thiếu, rất quen thuộc với mọi người và góp phần làm nên nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc.
* Tài năng của ông đồ:
Bao nhiêu ... rồng bay.
- > Nghệ thuật: Hoán dụ, so sánh, thành ngữ.
=> làm nổi bật vẻ đẹp trong nét chữ của ông:
Nét chữ rất đẹp, bay bướm, uốn lượn, vừa phóng khoáng, bay bổng, song lại cao quý, oai phong, sống động, có hồn.
nào về nét chữ của ông đồ qua hình ảnh so sánh đó ?
*GV bình:
Bằng bút pháp miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, trong hai câu thơ, tác giả như khắc hoạ trước mắt người đọc hình ảnh của ông đồ già với dáng ngồi, dáng lưng khom, nét mặt tuy khắc khổ nhưng ẩn chứa niềm vui và đôi bàn tay già, gầy guộc đưa lên hạ xuống như bay như múa, như đang tung hoành trên nền giấy điều thắm tươi. Lúc này đây ông đồ như một người nghệ sĩ tài hoa trước công chúng Nét chữ tài hoa ấy, giúp
cho ông đồ có địa vị như thế nào trong con mắt của người đời?
? Qua hai khổ thơ đầu, em có suy nghĩ gì về hình ảnh ông đồ?
? Vì sao lúc này ông đồ được mọi người mến mộ như vậy?
Cho HS thảo luận: Đọc hai khổ thơ đầu, có người cho rằng: Đây là những ngày huy hoàng đắc ý nhất của ông đồ. Nhưng lại có người bảo rằng:
Ngay từ đầu bài thơ đã cho ta thấy những ngày tàn của Nho học và thân phận buồn của ông đồ. Ý kiến của em như thế nào trước hai nhận định trên?
HS suy nghĩ, trả lời. HS khác bổ sung,
- HS trao đổi, thảo luận nhóm,, đại diện trình bày, nhận xét,
=> Được mọi người quý trọng, ngưỡng mộ.
Là trung tâm của mọi sự chú ý. Ông được sáng tạo, sự sáng tạo của ông có ích cho mọi người.
-> Đây thực sự là những ngày huy hoàng, đắc ý nhất của cuộc đời ông khi Nho học vẫn thịnh hành. (Chữ thánh hiền vẫn còn được coi trọng)
* Đây là những ngày đắc ý nhất của ông đồ :
- Vẫn còn có người nhớ đến ông, nhớ đến tài hoa của ông, nhớ đến chữ thánh hiền.
- Ông vẫn còn có khách, vẫn còn đắt hàng, vẫn còn có niềm vui, vẫn còn tồn tại được.
* Đây đúng là những ngày tàn của Nho học, ngày buồn của ông đồ:
- Chữ Nho- chữ thánh hiền vốn dùng để cho, tặng, biế u - nay đem bày bán trên hè phố
- Nhà Nho- ông đồ vốn sống thanh bần bằng nghề dạy học, nay không còn trò phải đi bán chữ để kiếm sống trên phố phường chật hẹp, bon chen.
- Ông đồ: kẻ sĩ sinh bất phùng thời, tài hoa nhưng không đựơc trọng dụng đúng chỗ
-> Ẩn chứa một nỗi buồn xót xa.
Nếu mới đọc qua, nhìn thấy sắc màu rực rỡ của hoa đào, của giấy điều và nghe những lời khen hào phóng của người đời…thì thấy rằng dường như ông đang gặp thời. Nhưng nếu ngẫm kĩ thì ta thấy bài thơ buồn ngay từ những dòng đầu tiên, buồn ngay cả khi ông đang ở thời đắc ý. Ngày Tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè chắc cũng là việc làm bất đắc dĩ của Nho gia, là cái cực của kẻ sĩ mọi thời. Chữ thì biếu, tặng, cho, chứ ai lại bán. Thứ hàng của ông tuy thể hiện sự tài hoa nhưng cũng chỉ là một thứ hàng bán trên hè phố. Tài năng của ông không được trọng dụng, ông chỉ là kẻ sĩ sinh bất phùng thời. Quả thực là đau xót biết chừng nào.
Nhưng thôi, kẻ mướn, người thuê nhộn nhịp cũng là vui rồi, âu đó cũng là cái tình mà người đời dành cho ông, an ủi ông phần nào. Đó cũng là dịp để ông gửi hồn vào chữ, được hoá thân làm nghệ sĩ, để máu nghệ sĩ được nổi lên qua nét bút tài hoa.
GV chuyển. Nhưng cuộc đời đã không như thế mãi, cái ý thích của người đời cũng thay đổi theo thời cuộc. Lớp người mới lớn không có liên hệ gì để mà quyến luyến cái thứ chữ tượng hình kia. Cái tài, cái chữ của ông, họ không cần biết đến.
Vậy trong hiện tại hình ảnh ông đồ ntn?
12. GV gọi đọc hai khổ 3,4.
Nêu yêu cầu:
- Từ “nhưng” được tác giả đặt ở đầu khổ tho có tác dụng gì?
- Hãy chỉ ra sự tương phản trong 2 khổ thơ này so với 2 khổ tho đầu?
Qua đó giúp em hình dung gì về khung cảnh xuất hiện của ông đồ vào lúc này?
- Trong khung cảnh đó, tâm trạng ông đồ là tâm trạng gì
HS đọc, so sánh, trình bày.
- “Nhưng” – tạo sự tương phản, đối lập.
+ Xưa : Bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc ngợi khen
+ Nay: Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu
=> Xuất hiện trong cảnh tượng vắng vẻ, thưa dần.
Ông đồ lúc này ế hàng -> Tâm trạng buồn vì không có người thuê viết, không có người thích thú với tài nghệ viết chữ Nho