Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Thực trạng về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết trên thế giới
Một nghiên cứu khác khảo sát trên thực hành lâm sàng, Daniel1& Eugenia (2013) tại Brazil, cho kết quả là tỷ lệ 16-50% trong 2năm đầu điều trị Hầu hết cần ít
nhất 2 loại thuốc chống THA, và khoảng 30% cần 3 loại thuốc hay nhiều hơn. Một nửa số người bệnh bỏ điều trị trong vòng một năm sau chẩn đoán. Chỉ một nửa người bệnh tuân thủ điều trị, sự tuân thủ điều trị này cũng bị ảnh hưởng rõ bởi sự chọn lựa thuốc, bệnh kết hợp và sử dụng dịch vụ sức khoẻ. Nhiều khảo sát đã cho thấy khoảng 3/4 số người bệnh THA không đạt được HA tối ưu. Lý do thất bại phức tạp bao gồm không phát hiện sớm THA, sự tuân thủ điều trị không hoàn toàn của người bệnh , thiếu hướng dẫn của thầy thuốc và những liệu pháp đầy đủ[17].
Một phân tích tổng quan của Cibele D Ribeiro và cộng sự (2015) về vai trò của can thiệp giáo dục sức khỏe để cải thiện kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp cho thấy can thiệp giáo dục làm thay đổi niềm tin của người bệnh theo hướng tích cực, nâng cao nhận thức về bệnh, dẫn đến có những thay đổi hành vi nhƣ tuân thủ dùng thuốc, điều chỉnh lối sống để từ đó kiểm soát huyết áp và phòng ngừa các biến chứng do tăng huyết áp [22]
Nghiên cứu của Magadza C. và cộng sự (2009) về hiệu quả của can thiệp giáo dục về kiến thức vủa người bệnh về tăng huyết áp, niềm tin của người bệnh về thuốc điều trị và sự tuân thủ của họ đã chỉ ra rằng can thiệp giáo dục sức khỏe làm tăng kiến thức về bệnh và có ảnh hưởng tích cực vào niềm tin của họ với thuốc điều trị [20].
Ho TM. Và cộng sự năm 2016 nhận định về tác động của can thiệp giáo dục ở người bệnh tăng huyết áp cho thấy kiến thức về định nghĩa tăng huyết áp tăng 48%
lên 99% sau can thiệp; kiến thức đúng về biến chứng thận và mắt từ 54% và 58 % đều tăng lên 100 % sau can thiệp và kiến thức về thuốc điều trị từ 51% tăng lên 8% sau can thiệp giáo dục [19]
Estrada D và cộng sự (2012) đã tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm về can thiệp giáo dục sức khỏe trên người cao tuổi tăng huyết áp cho thấy ở nhóm người cao tuổi tăng huyết áp nhận đƣợc bài viết về tăng huyết áp và can thiệp bằng miệng về bệnh và các biến chứng về bệnh thì có tỷ lệ trả lời đúng về kiến thức bệnh, biến chứng liên quan đến cao huyết áp và thuốc điều trị cao hơn so với nhóm không can thiệp[18].
EL Ozoemena và cộng sự (2019) trong một nghiên cứu bán thử nghiệm về tác động của can thiệp giáo dục sức khỏe đối với kiến thức liên quan đến huyết áp, phòng ngừa và thực hành tự chăm sóc ở Nigeria cho thấy điểm trung bình chung kiến thức của người bệnh tăng lên có ý nghĩa thống kê sau can thiệp; đặc biệt trong thực hành tự chăm sóc chất lƣợng giấc ngủ, thay đổi chế độ ăn uống, tuân thủ dùng thuốc ở nhóm có can thiệp có sự thay đổi đáng kể so với nhóm chứng sau can thiệp tháng thứ 4 [21].
1.2.2. Thực trạng về kiến thức tự chăm sóc của người bệnh tăng huyết tại Việt Nam
Tại Việt Nam tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp khoảng 1%, năm 1992 11,2%, Năm 2001 16,3%, năm 2005 là 18,3%, năm 2008 là 25,1% ( cứ 4 người lớn nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp) [9],[13].
Hình ảnh 6: Xu hướng THA tại Việt Nam
Trong số những người bị tăng huyết áp có tới 52% ( khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình có bị tăng huyết áp, 30% ( khoảng 1,6tr người) của những người đã biết bị tăng huyết áp vẫn không có một biện pháp điều trị nào và 64% những người đó ( khoảng 2,4 triệu người) [ 8], [15] tăng huyết áp được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về huyết áp mục tiêu. Như vậy hiện nay có khoảng 9,7 triệu người dân
hoặc là không biết bị tăng huyết áp hoặc là biết bị tăng huyết áp nhƣng không đƣợc điều trị hoặc điều trị chưa được huyết áp về mức bình thường [14, [15]
Năm 2008 khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp tại 8 tỉnh miền trung trên cả nước thu được kết quả là có 25,1% người bệnh tăng huyết áp ( trong đó được phát hiện 51,6%, không đực điều trị 38,9%, tăng huyết áp chƣa kiểm soát đƣợc 63,7%). Mới đây năm 2013 ( Phạm Thị Trang) Viện Tim Hà Nội kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp chiếm 47,7% ( nữ chiếm 52,3%) trong đó tỷ lệ người bệnh hiểu đúng chỉ số huyết áp chiếm 42,1%, tỷ lệ người bệnh hiểu sai chỉ số huyết áp cao hoặc không biết chiếm 57,9%[12]. Gần đây nhất năm 2015-2016 của GS-TS Nguyễn Lân Việt- Chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam điểu tra dịch tễ trên 5454 người ( THA chiếm 47,2%
trong đó THA đƣợc phát hiện chiếm 60,9%, tỷ lệ tăng huyết áp đƣợc kiểm soát là 31,3%) [12].
Nghiên cứu thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ quản lý THA tại huyện Hưng Yên của tác giả Nguyễn Văn Tâm (2014) sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, kết hợp định lƣợng và định tính đã tiến hành phỏng vấn 411 bệnh nhân THA, PVS 10 CBYT và 06 người mắc THA tại 02 xã (Lương Tài, Hoàng Hoa Thám) đã đƣợc triển khai hoạt động khám sàng lọc của Dự án phòng chống THA năm 2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy về hoạt động tư vấn cho người bệnh THA: tỷ lệ người bệnh nhận đƣợc sự tƣ vấn của CBYT xã là 81,3%; Về hoạt động khám định kỳ:
41,4% người bệnh được hẹn khám lại tại TYT xã. Một số kết quả của nghiên cứu cũng đã đề cập đến hoạt động theo dõi điều trị THA cho bệnh nhân như: 46,9% người bệnh được CBYT kiểm tra việc dùng thuốc và tác dụng phụ của thuốc; 98,0% người bệnh đƣợc đo huyết áp trong các lần tái khám. Nghiên cứu cũng đã đề cập đến các yếu tố hạn chế trong thực hiện dịch vụ nhƣ cơ sở y tế chƣa có kế hoạch phòng, chống THA, thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan, thiếu kinh phí, nhân lực, thuốc và trang thiết bị. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ mô tả đƣợc một số ít hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý THA, chƣa đi sâu vào mô tả chi tiết các hoạt động quản lý bệnh nhân THA tại xã và phân tích các yếu tố ảnh hưởng [11].
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh 2013 về khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếutố liên quan của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim Mạch bệnh viện đa khoa Tiền Giang cũng cho thấy Bệnh nhân có uống thuốc mỗi ngày , uống thuốc
theo toa của bác sĩ chiếm t ỷ lệ 86,9% và 87,4%. Có tái khám đều đặn theo hẹn là 83,1%. Bệnh nhân bỏ sót thuốc trong mỗi lần uống , có t ỷ lệ 73,2%. Phần lớn bệnh nhân có thƣ̣c hành thay đổi lối sống trong điều trị b ệnh THA , trong đó hạn chế ăn mặn được thực hiện nhiều nhất 78,1%, kế tiếp là bỏ hút thuốc là 73,2%, hạn chế uống rượu 71%. Lý do dẫn đến b ệnh nhân không tuân thủ điều trị có tỷ lệ nhiều nhất là do bệnh nhân sợ hạ huyết áp (65%), sợ tác dụng phụ của thuốc (53%), không đủ điều kiện kinh tế (48,6%), lý do quên uống thuốc có tỷ lệ thấp nhất (19,7%)[10].
Một số nghiên cứu khác về THA đƣợc thực hiện trên bệnh nhân THA quản lý ngoại trú nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Hải Yến (2012) tìm hiểu về sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 260 bệnh nhân THA tại phòng khám ngoại trú bệnh viện E, do mục tiêu của nghiên cứu chủ yếu là mô tả sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA đƣợc quản lý nên kết quả của nghiên cứu chủ yếu thể hiện sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân THA. Tuy nhiên, cũng có một số ít kết quả thể hiện hoạt động quản lý bệnh nhân THA nhƣ sau: về hoạt động tƣ vấn thể hiện ở tỷ lệ bệnh nhân đƣợc CBYT giải thích rõ về THA và những nguy cơ là 42,3%, tỷ lệ bệnh nhân đƣợc CBYT giải thích rõ về chế độ điều trị THA là 56,9%. Về hoạt động điều trị thuốc: chỉ có 61,5% bệnh nhân tuân thủ điều trị thuốc, 20% bệnh nhân thực hiện đo huyết áp hàng ngày. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu là 45,8% [16].
Nghiên cứu của Trịnh Thị Hương Giang (2015) về kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng biến chứng ở bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Ninh Bình. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định lƣợng và định tính tiến hành trên 275 bệnh nhân. Một số kết quả của nghiên cứu cũng đề cập đến hoạt động quản lý bệnh nhân THA nhƣ tỷ lệ bệnh nhân đƣợc CBYT giải thích, tư vấn là 61,1%. Tỷ lệ bệnh nhân được người thân, gia đình nhắc nhở hỗ trợ điều trị là 28%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của bệnh nhân đó là: danh mục thuốc trong bảo hiểm y tế hạn chế, áp lực công việc của CBYT, sự hỗ trợ của gia đình/cộng đồng. Các yếu tố này làm cản trở hoạt động quản lý bệnh nhân THA ngoại trú [8]. Nhìn chung, các nghiên cứu đã làm về THA đa phần tập trung tìm hiểu về thực hành và tuân thủ điều trị THA ở người bệnh, các yếu tố từ phía dịch vụ hay môi trường là quá ít để có thể mô tả hoạt động quản lý THA.
Từ các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, một số nghiên cứu cũng đã mô tả
hoạt động quản lý về tự chăm sóc của bệnh nhân THA nhƣng chƣa đƣa ra kết luận hay phân tích cụ thể nào về các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến vấn đề tự chăm sóc bệnh nhân THA tại cơ sở y tế. Phần lớn các nghiên cứu còn lại về THA trên cộng đồng chủ yếu là mô tả về kiến thức, thực hành của người bệnh về điều trị THA. Trong khi đó tự chăm sóc bệnh nhân THA tại cơ sở y tế cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành công trong điều trị huyết áp của bệnh nhân.
Chương 2