Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại thành phố thái nguyên (Trang 103 - 108)

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI THAM GIA BHYT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

4.1.1. Định hướng của Nhà nước cho vấn đề BHYT

BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn và rất ưu việt hướng tới mục tiêu công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Định hướng BHYT toàn dân là một nội dung quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và là giải pháp tài chính bền vững trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là định hướng quan trọng để thúc đẩy tiến trình thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân.

Bao phủ BHYT toàn dân không chỉ là tỷ lệ dân số tham gia BHYT mà còn phải quan tâm đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế chất lƣợng và đổi mới cơ chế tài chính y tế, giảm chi tiêu tiền túi của hộ gia đình, bảo đảm người sử dụng dịch vụ, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng thiệt thòi không phải đối mặt với khó khăn về tài chính.

Có thể nói, cùng với việc hoàn thiện hệ thống các chính sách, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ ngành y tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ban hành đã có những bước tiến quan trọng, tạo cơ chế tài chính bền vững trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo sự công bằng trong việc thụ hưởng phúc lợi xã hội của mọi công dân, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững và công bằng xã hội.

Thực hiện BHYT toàn dân đòi hỏi phải có sự cam kết của cả hệ thống chính trị và sự chủ động, tích cực tham gia của người dân. Để tăng tỷ lệ bao

phủ BHYT, tăng nguồn lực tài chính cho y tế, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng cao, giảm mức chi trả từ tiền túi của người dân, chia sẻ rủi ro, bảo đảm an sinh xã hội,… những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của BHYT và chính sách BHYT cần triển khai thực hiện các giải pháp sau:

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế của người tham gia BHYT

Mặc dù hệ thống khám chữa bệnh, trong đó có y tế cơ sở trong những năm gần đây đã đƣợc chú trọng đầu tƣ, nâng cấp về trang thiết bị kỹ thuật và củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ y tế, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung và của người tham gia BHYT nói riêng. Người dân vẫn còn phàn nàn về thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi, người bệnh bỏ qua y tế cơ sở, vượt tuyến để khám chữa bệnh thông thường ở bệnh viện tuyến trên, gây tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên và lãng phí trong sử dụng nguồn lực,... Luật BHYT hiện hành quy định phạm vi quyền lợi BHYT đầy đủ, toàn diện, không giới hạn dịch vụ y tế đƣợc cung cấp dẫn đến nguy cơ khó kiểm soát đƣợc chi phí khám chữa bệnh BHYT. Với hoàn cảnh kinh tế của một nước thu nhập trung bình thấp như nước ta thì các dịch vụ quá tốn kém, không phải là cơ bản, ví dụ như phẫu thuật và điều trị sau cấy ghép cơ quan nội tạng sẽ không bảo đảm đƣợc khả năng bền vững của quỹ BHYT.

Vì vậy, cần: (1) Nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh BHYT, cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình thanh toán khám chữa bệnh BHYT, giảm thời gian chờ đợi, giảm phiền hà, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

(2) Nghiên cứu, xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả, vừa bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, bảo đảm tính chi phí - hiệu quả, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT; (3) Tăng cường năng lực cho y tế cơ sở và hoàn thiện phân tuyến kỹ thuật là giải pháp cần thiết, góp phần tăng thêm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.

Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện BHYT

Tập trung vào công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền những nội dung mới của Luật BHYT (bắt buộc tham gia BHYT, thực hiện theo hộ gia đình, mở rộng quyền lợi, bỏ cùng chi trả, mở thông tuyến khám chữa bệnh,…); tuyên truyền để người dân hiểu về tính ưu việt của chính sách, trách nhiệm chia sẻ rủi ro với người khác, về vai trò và ý nghĩa “cứu cánh” của thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh, nhằm tạo sự đồng thuận, chuyển biến mạnh mẽ về ý thức thƣợng tôn pháp luật trong cán bộ và nhân dân.

Ngoài ra, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT, xây dựng nghị định, các thông tư hướng dẫn thực hiện BHYT; phối hợp triển khai thực hiện Nghị quyết số 68 của Quốc hội kỳ họp thứ sáu về Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Xác định trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Luật; thực hiện nghiêm Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22-11-2012, của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, BHYT giai đoạn 2012 - 2020; Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020,… Tăng cường sự phối hợp liên ngành, nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách BHYT. Phối hợp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và BHYT để tăng cường công tác quản lý và kiểm soát chi phí.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHYT, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.

4.1.2. Mục tiêu phát triển BHYT của tỉnh Thái Nguyên

Tại Thái Nguyên tính đến tháng 6/2014 đã có trên 1 triệu người tham gia BHYT, chiếm trên 87% dân số toàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ này

sẽ đạt trên 90%. Để có đƣợc kết quả này, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị tại Thái Nguyên đã vào cuộc quyết liệt. Ngay sau khi Luật BHYT có hiệu lực (ngày 01/7/2009), UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 27/10/2009 về việc triển khai Luật BHYT trên địa bàn tỉnh, theo đó, công tác BHYT tại Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, chính sách BHYT đã dần đi vào cuộc sống và ngày càng khẳng định vai trò là một trong những trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt từ sau Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 30/5/2013 của Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020” và Kế hoạch của UBND các cấp thực hiện Chương trình này tại Thái Nguyên công tác BHYT đã có nhiều chuyển biến tích cực: Quyền lợi của người tham gia BHYT luôn được đảm bảo; việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT hiệu quả rõ rệt, hàng năm quỹ KCB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đảm bảo cân đối có dự phòng; đối tƣợng tham gia BHYT không ngừng được mở rộng và tăng nhanh. Từ 670 ngàn người tham gia BHYT trước khi chưa có Luật BHYT, đến cuối tháng 5/2014 số người có thẻ BHYT trên địa bàn tỉnh đã tăng lên hơn 1 triệu người, đưa tỷ lệ bao phủ từ 70% lên trên 87% dân số toàn tỉnh. Đây là một nỗ lực lớn của Ngành BHXH và sự phối hợp chặt chẽ với các ngành đặc biệt là ngành Giáo dục, ngành Lao động Thương binh và Xã hội, ngành Y tế, Liên đoàn lao động tỉnh thông qua ký kết các chương trình phối hợp, quy chế phối hợp, hướng dẫn liên ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT và sự vào cuộc có trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn và các đại lý thu BHYT.

Cùng với việc mở rộng đối tƣợng, việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng tham gia thụ hưởng cũng đƣợc quan tâm đặc biệt, hàng năm BHXH tỉnh sớm hoàn thành việc ký hợp đồng KCB BHYT với gần 60 cơ sở y tế và các trạm y tế xã, phường thực hiện

KCB BHYT chiếm trên 97% tổng số trạm y tế toàn tỉnh; mức phí, giá dịch vụ KCB cũng đƣợc áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh, tạo điều kiện cho mạng lưới y tế tuyến xã hoạt động có hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, góp phần giảm bớt áp lực KCB của các cơ sở tuyến trên.

Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do điều kiện kinh tế của nhiều người dân còn gặp không ít khó khăn, nhận thức về tính ưu việt trong chính sách BHYT của một bộ phận người dân còn hạn chế; chất lượng KCB của một số cơ sở y tế còn bất cập, công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT mức độ lan tỏa chƣa đƣợc nhiều, đại lý thu BHYT chƣa có nhiều kinh nghiệm để tuyên truyền đến người dân hiểu được lợi ích thiết thực khi tham gia BHYT, nên đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, vận động mở rộng diện tham gia BHYT. Hiện trên địa bàn tỉnh vẫn còn trên 10%

số dân chƣa tham gia BHYT, tập trung chủ yếu ở nhóm đối tƣợng sinh viên;

đối tƣợng hộ gia đình và các đối tƣợng trong các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để hoàn thành mục tiêu giai đoạn cuối cùng trong lộ trình BHYT toàn dân vào năm 2020 theo Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 21-CTr/TU của Tỉnh ủy Thái Nguyên - Đến năm 2020 dân số tham gia BHYT đạt tỷ lệ 100% cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ: Trước hết cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách BHYT đến các đối tượng tham gia, nhất là chủ sử dụng lao động, người lao động làm công ăn lương ở các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân nông thôn vùng sâu, vùng xa, người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế tƣ nhân; trong đó chú ý tuyên truyền những điểm mới của Luật sửa đổi một số Điều của Luật BHYT, có hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tƣợng; tiếp tục mở rộng và phát triển đối tƣợng, đẩy nhanh tỷ lệ

người dân có thẻ BHYT; tiếp tục cải cách các thủ tục KCB, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, tránh tình trạng phân biệt đối xử đối với người có BHYT.

4.1.3. Kết quả nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đã dựa trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc để phân tích và phản ánh đƣợc thực trạng chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Qua phân tích, đánh giá, các điểm mạnh đảm bảo chất lƣợng và các điểm yếu làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT đã đƣợc chỉ rõ.

Kết quả nghiên cứu đƣợc coi là bằng chứng khoa học, là một trong các căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại thành phố Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại thành phố thái nguyên (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)