Chăm sóc từ sau 6 giờ đến trước khi ra viện

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc sơ sinh bình thường đủ tháng tại bệnh viện bảo thắng tỉnh lào cai năm 2019 (Trang 42 - 48)

Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.2. Thực trạng chăm sóc sơ sinh bình thường đủ tháng tại khoa Sản bệnh viện Bảo Thắng Lào Cai

2.2.3. Chăm sóc từ sau 6 giờ đến trước khi ra viện

Những ngày sau sinh là khoảng thời gian trẻ còn non nớt, thích nghi với môi trường sống bên ngoài còn kém, dễ mắc bệnh và bệnh dễ chuyển thành nặng nhưng lại có ít biểu hiện và khó phát hiện.

2.2.3.1. Dinh dưỡng

- Bà mẹ được tư vấn về cách cho con bú và lợi ích của sữa mẹ với tỷ lệ 90%.

Sữa mẹ là thức ăn ưu tiên nhất cho trẻ, cần cho bú mẹ sớm và cho bú theo nhu cầu của trẻ.

- 83,93% trẻ được bú sữa mẹ, còn lại dùng sữa bột

Trong quá trình cho con bú các bà mẹ không được giám sát cách cho con bú đúng cách.

Hình 2.5. Tư vấn và hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú

* Nguyên nhân:

- Mẹ suy nghĩ sữa non không tốt cho trẻ nên chưa cho sữa bú.

- Mẹ thấy sữa ít, không đủ cho trẻ.

- HS nhiều việc nên đôi lúc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ còn sơ sài hoặc bỏ qua.

* Giải pháp:

- Tư vấn cho bà mẹ lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ, lợi ích sữa non đối với sức khỏe của trẻ.

- Giải thích mẹ hiểu cơ chế tạo sữa bằng phản xạ bú mút.

- Phân phối việc hợp lý.

2.2.3.2. Đảm bảo giữ ấm cho trẻ

- Đảm bảo nhiệt độ trong phòng đủ ấm (25 đến 28 độ C) và tránh gió lùa.

- Tất cả trẻ sơ sinh đủ tháng được ở cạnh mẹ được ủ ấm trong lòng người mẹ.

Phòng thoáng, sạch, đủ ánh sáng, ấm, không có gió lùa, nhiệt độ trong phòng là 28- 30oC, tã lót được thay thường xuyên.

100% trẻ được đảm bảo giữ ấm.

2.2.3.3. Tắm và rửa cho trẻ (Vệ sinh)

Tại khoa có 01 phòng tắm bé với: Phòng tắm kín gió, đủ ánh sáng, nhiệt độ phòng duy trì trong khoảng 29-300C, không bật điều hòa, quạt khi tắm bé (vào mùa đông có máy sưởi để làm ấm khi tắm bé), sử dụng nước ấm từ 35-370C tắm bé với xà phòng có độ xút thấp, thời gian tắm từ 7-10 phút và lau khô cho trẻ cẩn thận, mặc quần áo cho trẻ sau khi tắm. Theo những giờ quy định tắm trẻ tại khoa, người nhà sẽ đưa trẻ đến phòng tắm trẻ để điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh tắm cho trẻ.

100% trẻ được tắm bé hằng ngày (tắm trẻ sau 24 giờ). Tuy nhiên, một số hộ sinh không thực hiện đủ 9 bước trong quy trình tắm bé sơ sinh của Bộ y tế.

Hình 2.6. Tắm cho trẻ theo đúng quy trình

Hình 2.7. Tắm cho trẻ chưa đúng quy trình

* Nguyên nhân:

- Suy nghĩ chủ quan rằng không quan trọng và tốn thời gian, bỏ bước để tắm cho nhanh

- HS nhiều việc nên bỏ qua các bước trong quy trình.

* Giải pháp:

- Đào tạo lại quy trình tắm trẻ - Phân phối nhân lực hợp lý.

2.2.3.4. Theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm, dấu hiệu nhiễm khuẩn tại chỗ

Trẻ được đánh giá màu sắc da, thân nhiệt, rốn, nhịp thở, nhịp tim, tình trạng bụng, tính chất phân hàng ngày với tỷ lệ 100%.

Hình 2.8. Khám cho trẻ sơ sinh

2.2.3.5. Phát hiện dấu hiệu vàng da, sụt cân sinh lý

Vàng da sinh lý gặp ở 111 trẻ sơ sinh, xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. 100% trẻ được theo dõi sát dấu hiệu vàng da và giải thích cho bà mẹ.

b) Sụt cân sinh lý

- Theo dõi sụt cân sinh lý: trẻ giảm khoảng dưới 10% cân nặng, trở lại cân nặng lúc sinh trong vòng 10 ngày.

100% trẻ không được theo dõi hiện tượng sụt cân sinh lý.

* Nguyên nhân:

- Suy nghĩ chủ quan rằng không quan trọng và tốn thời gian.

- HS nhiều việc nên bỏ qua cân trẻ theo dõi sụt cân sinh lý

* Giải pháp:

- Đào tạo lại quy trình chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh - Phân phối nhân lực hợp lý.

2.2.3.6. Hướng dẫn trước khi xuất viện

100% trẻ được viết giấy chứng sinh cho trẻ và lịch tiêm vắc xin cho trẻ theo hướng dẫn quốc gia.

50% bà mẹ vẫn chưa được tư vấn khám trẻ cẩn thận trước khi xuất viện.

* Nguyên nhân:

- HS nhiều việc nên bỏ qua bước tư vấn trước khi xuất viện, chỉ hướng dẫn thủ tục xuất viện.

* Giải pháp:

- Phân phối nhân lực hợp lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc sơ sinh bình thường đủ tháng tại bệnh viện bảo thắng tỉnh lào cai năm 2019 (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)