Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.3. Tình hình chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân tại khoa chấn thương 1 - BVĐK tỉnh Phú Thọ năm 2019
2.3. 1. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật nhằm phát hiện các tai biến của thuốc gây mê, gây tê. Trong ngày đầu sau mổ: 6 giờ đầu sau mổ người điều dưỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1h/lần. những giờ tiếp theo theo dõi từ 3 đến 6 giờ một lần.
- Trong những ngày tiếp theo dấu hiệu sinh tồn được theo dõi ngày 01 lần.
- Điều dưỡng đã thực hiện theo dõi dấu hiệu sinh tồn theo đúng y lệnh và theo phân cấp chăm sóc.
2.3.2. Theo dõi chi sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật cẳng chân NB sưng nề nhiều trong những ngày đầu sau phẫu thuật.
NB tuần hoàn nuôi dưỡng chi mổ tốt, không có hiện tượng chèn ép, màu sắc không tím, NB được theo dõi sát, hướng dẫn kê cao chân trên khung braun, tập nhẹ nhàng các ngón chân. Việc tập vận động sớm cũng có tác dụng làm giảm nề cho NB.
Ảnh 2. 2 Theo dõi chi sau phẫu thuật 2.3.3. Chăm sóc dẫn dẫn lưu
- Sau mổ bệnh nhân được đặt ống dẫn lưu dịch ứ đọng tại chi mổ, lượng dịch thường vào ngày đầu ra nhiều có lượng dịch 150 ml, màu đỏ thẫm, thay băng cần nặn dịch kỹ tránh nhiễm trùng vết mổ, số lượng dịch dẫn lưu, màu sắc được ghi đầy đủ vào phiếu chăm sóc để báo cáo bác sỹ khi có dấu hiệu bất thường, và NB được chỉ định rút ống dẫn lưu sau 48 giờ, được đánh giá tốt.
Ảnh 2. 3 Chăm sóc dẫn lưu
Ảnh 2. 4 Rút dẫn lưu
2.3.4. Chăm sóc vết mổ:
- Vết mổ thường xảy ra biến chứng chảy máu ở ngày đầu và hay nhiễm trùng ở những ngày tiếp theo việc chăm sóc vết mổ ngày đầu bằng cách theo dõi băng vết mổ có thấm dịch và máu không để phát hiện sớm biến chứng chảy máu vết mổ.
- NB ngày đầu không thay băng, ngày thứ 2 thay băng dịch ra nhiều, màu đỏ thẫm, vết mổ còn nề nhiều.những ngày sau NB được thay băng hai ngày một lần, số lượng dịch mỗi lần thay băng giảm dần, đến ngày thứ 4-5 vết mổ khô, không sưng nề, không còn tấy đỏ. Quá trình thay băng được đảm bảo vô khuẩn.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chăm sóc NB nguwoif điều dưỡng chưa tuân thủ đúng 5 thời điểm vệ sinh tay.
Ảnh 2. 5 Điều dưỡng thay băng vết mổ 2.3.5. Chăm sóc dinh dưỡng
- Dinh dưỡng sau phẫu thuật gẫy xương là rất quan trọng. Dinh dưỡng kém sẽ là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh tật, giảm quá trình liền vết mổ, tăng nguy cơ nhiếm khuẩn, ngày nằm viện tăng. Ngược lại dinh dưỡng tốt trong thời gian điều trị sẽ giúp có đủ năng lượng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sụt cân và phục hồi sức khỏe.
- Đây là vấn đề rất quan trọng đối với tất cả người bệnh sau phẫu thuật, đặc biệt đối với những người bệnh già yếu, ăn uống kém.
- Trong ngày đầu sau phẫu thuật người bệnh chủ yếu được nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch các dung dịch đạm, vitamin để cung cấp dinh dưỡng nâng cao thể trạng, từ ngày thứ hai trở đi người bệnh bắt đầu ăn trở lại với những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng từ 2.000 – 3.000 kcal/ngày.
Ảnh 2. 6 Điều dưỡng tư vấn hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
- NB được điều dưỡng hướng dẫn đầy đủ chế độ ăn theo y lệnh và hướng dẫn ăn những thực phẩm giàu vi ta min và khoáng chất tốt cho quá trình liền xương.
- Tư vấn cho người bệnh sử dụng xuất ăn của Bệnh viện cung cấp .
- Những hướng dẫn của điều dưỡng về chế độ ăn uống tương đối rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên NBtự ăn theo nhu cầu và sở thích của mình chưa tuân thủ theo hướng dẫn của điều dưỡng, không sử dụng xuất ăn mà bệnh viện cung cấp, gia đình tự nấu và mang đến và không ăn hoa quả gì thêm để cung cấp thêm vitamin.
2.3.6. Chăm sóc vận động
- Vận động đúng sau phẫu thuật sẽ giúp cho người bệnh tránh được nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm đường hô hấp...
Ảnh 2. 7 Tập vận động khớp cổ chân
Ảnh 2. 8 Nâng chân cho NB, cho NB tập gập duỗi nhẹ cảng chân
Ảnh 2. 9 Điều dưỡng hướng dẫn NB tập đi
- Kết quả thu được trong chuyên đề này là người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn vận động và hỗ trợ tập luyện đi lại trong hành lang khoa người bệnh rất thoải mái, tích cực vận động theo hướng dẫn của điều dưỡng.
- Khoa không có nhân viên phục hồi chức năng chuyên sâu, nhân lực điều dưỡng thiếu chưa giành nhiều thời gian cho người bệnh nhiều khi người nhà người bệnh tự hỗ trợ NB vận động tập luyên.
- Hầu hết NB khi xuất viện không được điều dưỡng hướng dẫn về chế độ tập vận động sau khi ra viện mà đa phần là bác sĩ hướng dẫn.
2.3.7. Chăm sóc vệ sinh cá nhân
-Người bệnh được Bệnh viện cho mượn đầy đủ quần áo, chăn màn, được thay đổi quần áo hàng ngày theo quy định.
- Nhân lực điều dưỡng thiếu nên người bệnh không được chăm sóc toàn diện.
Việc vệ sinh hàng ngày của NB thực hiện chủ yếu là do bản thân người bệnh và sự giúp đỡ của người nhà trong khi đó ít có sự hỗ trợ và giúp đỡ của điều dưỡngnên Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục, vệ sinh thân thể, các hố tự nhiên hàng ngày, giữ vệ sinh chân bị tổn thương.
2.3.8. Giáo dục sức khỏe
- Công tác tư vấn, GDSK cho người bệnh có vai trò hết sức quan trọng. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cung cấp các kiến thức giúp cho người bệnh hiểu về tình trạng bệnh của mình và có kế hoạch phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.
Ảnh 2. 10Điều dưỡng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh
- Thực hiện tư vấn cho người bệnh chưa thực hiện đầy đủ và thường xuyên, người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh, việc tự chăm sóc trong và sau khi ra viện, người bệnh còn lo lắng về tình trạng bệnh.
- Việc hướng dẫn, giáo dục sức khỏe phải được thực hiện thường xuyên và liên tục ngay khi người bệnh nhập viện cho đến khi người bệnh ra viện.
- Tuy vậy Công tác tư vấn, GDSK của Điều dưỡng viên khoa Chấn thương I chưa được quan tâm đúng mức đó là: Trong công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn còn một số Điều dưỡng chưa giải thích cho người
bệnh cách dùng thuốc, không đánh giá xem người bệnh đã hiểu biết và tiếp thu được những nội dung liên quan đến bệnh.