Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi bàng quang [2], [9], [10]

Một phần của tài liệu chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi bàng quang tại khoa ngoại thận tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 21 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.2. Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi bàng quang [2], [9], [10]

Chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi bàng quang phần lớn giống như chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi đường tiết niệu’ việc theo dõi chăm sóc nhằm nâng cao kết quả PT, nhằm rút ngắn ngày điều trị, tránh các biến trứng nhiễm trùng.

Tại phòng hồi sức:

1.2.2.1. Chăm sóc tư thế:

Khi người bệnh còn tác dụng thuốc vô cảm tuỳ theo phương pháp vô cảm mà cho người bệnh nằm đúng tư thế sau phẫu thuật, những ngày sau cho người bệnh nằm tư thế Foley làm giảm đau vết mổ

Mục đích: Là theo dõi để phát hiện sử lý kịp thời các biến chứng trong giai đoạn hồi sức ĐD cần phải:

- Đảm bảo nhiệt độ phòng trung bình 300 C:

- Đặt người bệnh nằm thẳng đầu bằng, mặt nghiêng về một bên trong 6h đầu, - Kiểm tra lại đường truyền tỉnh mạch còn chảy không

1.2.2.2. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn:

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, ngày đầu tốt nhất theo dõi qua Monitor, đảm bảo đường truyền tốt để duy trì huyết áp, hạ sốt cho người bệnh khi có sốt.

- Đo và ghi các chỉ số: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tình trạng người bệnh 1h/1lần.

- Kiểm tra hồ sơ giấy tờ cần thiết, số phim của người bệnh

- Khi chuyển người bệnh về khoa ngoại người giao và người nhận cần kí và ghi rõ họ tên vào phiếu chăm sóc.

1.2.2.3. Chống nhiễm trùng vết mổ:

- Với người bệnh mổ đường tiết niệu nhiễm trùng vết mổ có nguy cơ cao vì thế thay băng vết mổ đảm bảo vô khuẩn, theo dõi vết mổ hàng ngày, nếu vết mổ tấy đỏ, cắt chỉ sớm, vết mổ có mủ phải tách mép vết mổ:

1.2.2.4. Theo dõi 24h đầu:

- Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh - Theo dõi mạch, HA, nhịp thở, nhiệt độ 3h/1l ần - Thực hiện y lệch thuốc điều trị

- Lập bảng thheo dõi lượng dịch vào và lượng dịch ra, nước tiểu 24h (màu sắc, số lượng, tính chất)

Tập cho BN vận động sớm tại gường như trường hợp mổ cắt thận, mổ bàng quang, với trường hợp mổ lấy sỏi thận, tiết niệu cần cho BN vận động muộn

- Làm các xét nghiệm theo y lệch 1.2.2.5. Theo dõi các ngày sau:

- Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ - Triệu chứng

+ Da xanh, niêm mạc nhợt

+ Mạch nhanh, HA hạ ( chảy máu năng). Lưu ý BN có tiền sử cao HA + Sonde - NĐBQ có máu đỏ, máu cục, tắc ống thông niệu đạo bàng quang + Xét nghiệm máu: Hồng cầu, huyết sắc tố, Hematocdit giảm

- Xử trí: Bơm rữa lấy máu cục trong bàng quang - Báo phẫu thuật viên và thực hiện y lệnh điều trị + Chống viêm phổi, loét cho BN.

- Vỗ dung lòng ngực, xoa vùng tỳ đè, cho BN nằm đệm chống loét.

1.2.2.6. Hội chứng nhiễm khuẩn:

- Da niêm mạc nhợt - Sốt cao rét run

- Mạch nhanh, HA hạ khi có mhiễm khuẩn máu:

- Xử trí: Cấy máu, nuôi cấy vi khuẩn, dịch mủ - Báo bác sỹ và thực hiện y lệch điều trị

1.2.2.7. Chăm sóc ống dẫn lưu; sonde niệu đạo - Bàng quang:

- Chăm sóc ống dẫn lưu bàng quang qua da: Thường là ống Maletcot hoặc ống Petzer. Bơm rữa ống nếu có máu cặn mủ có 2 trường hợp đó là ống đặt vĩnh viễn

hoặc tạm thời. Đặt tạm thời trước khi rút phải kẹp thử người bệnh tiểu được thì mới rút. Đặt vĩnh viễn 3- 6 tuần, thay ống mới.

- Chăm sóc ống dẫn lưu Retzius: Mục đích đặt ống này để dẫn lưu dịch ở khoang Retzius, trong mổ vào bàng quang, sau 24- 48h dịch ra ít dần rút ống.

- Chăm sóc Sonde - NĐ- BQ:

Thường dùng ống Foley đặt lưu thông khi bàng quang có máu, mủ hoặc tắc ống phải bơm rữa. Đặt từ 5- 7 ngày rút thay ống mới, vệ sinh thân ống bộ phận sinh dục, tránh nhiễm khuẫn ngược dòng. Theo dõi tiểu tiện về số lượng màu sắc, tính chất

1.2.2.8. Chăm sóc vận động:

Với trường hợp mở thận lấy sỏi cần cho người bệnh vận động muộn với trường hợp cắt thận, mở bàng quang cho vận động sớm khi có đủ điều kiện

1.2.2.9. Chăm sóc vệ sinh thân thể:

Vệ sinh sạch sẽ vùng bộ phận sinh dục, vệ sinh thân thể, các hố tự nhiên hàng ngày

1.2.2.10. Chăm sóc dinh dưỡng:

Người bệnh phẫu thuật đường tiết niệu nếu sau 6- 8h không nôn, cho uống sữa, ngày hôm sau cho ăn cháo với những người bệnh già yếu suy kiệt cần nuôi dưỡng thêm bằng đường tỉnh mạch.

2.11. Hội chứng rối loạn đường tiêu sau khi rút thông tiểu:

Thông thường ống thông niệu đạo bàng quang chỉ được rút khi nước tiểu chảy ra trong thường ngày thứ 3 họăc thứ 5 sau phẫu thuật. Sau rút ống thông có thể có các bất thường.

- Tiểu máu

+ Triệu chứng: Đi tiểu nước tiểu đỏ

+ Xử trí: Đặt lại ống thông niệu đạo bàng quang bằng Sonde- foley 3 chạc - Bí tiểu

+ Triệu chứng: Người bệnh không đi tiểu được khám có cầu bàng quang + Xử trí: Đạt lại ống Sonde niệu đạo bàng quang

- Tiểu rỉ:

+ Triệu chứng: Người bệnh tiểu vội, nước tiểu rỉ liên tục không thành bãi + Xứ trí: Hướng dẫn bệnh nhân đeo bao cao su

1.2.2.12. Giáo dục sức khoẻ:

Sau khi mổ sỏi tiết niệu, người bệnh cần được chăm sóc tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh cần được. Nghỉ ngơi, không làm việc nặng nhọc

- Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:

+ Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2- 3 lít nước. Đi tiểu, nước tiểu có màu trắng trong chứng tỏ đã uống đủ lượng nước tiểu. Uống nhiều nước vừa giúp tránh bị sỏi thận vừa giúp tống xuất được những viên sỏi nhỏ ra ngoài.

+ Nên uống nhiều nước chanh, cam, bưởi tươi bởi những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.

+ Ăn ít thịt động vật: Cần bổ sung những thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt (nên ăn cá thay các loại thịt).

+ Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat như: café, bột cám, ngũ cốc, trà đặc, rau muống,…

+ Cần bổ sung nhiều rau xanh, tươi giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất hình thành sỏi.

+ Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa các chất purin gây nên sỏi như: thịt, cá khô, tôm khô, các loại mắm, lòng bò, lòng heo…

- Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi, tầm soát, kịp thời điều trị bệnh.

- Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về chế độ chăm sóc, kiêng khem sau khi mổ sỏi tiết niệu.

- Tập cho người bệnh đi tiểu dần đần

- Tại bệnh viện: Không cho bệnh nhân ăn những thực phẩm dễ tạo sỏi, hướng dẫn người bệnh tập thở, hướng dẫn bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân và các bộ phận khác; theo dõi màu sắc nước tiểu

- Điều trị triệt để viêm nhiễm đường tiết niệu - Không nhịn tiểu

- Trong thời gian bệnh nhân nằm viện:

+ Hướng dẫn gia đình cho BN ăn uống sớm sau phẫu thuật sỏi tiết niệu là phẫu thuật trong phúc mạc.

+ Tránh táo bón cho BN bằng cách cho BN tập vận động nhẹ nhàng sau phẫu thuật

+ Giải thích rõ cho người bệnh hiểu mục đích của việc đặt ống sonde niệu đạo bàng quang và dặn người bệnh không được tự ý rút vì khi đặt có bơm khớp cố định nếu không rút đúng kỹ thuật sẽ làm tổn thương niệu đạo, đứt niệu đạo.

+ Hướng dẫn người bệnh và gia đình nếu có bất thường gì sảy ra báo ngay với nhân viên y tế để xử trí kịp thời (thông tiểu nếu chảy dịch đỏ số lượng lớn người bệnh thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau...)

- Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện

+ Hàng ngày vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục tránh nhiễm khuẫn tiết niệu

+ Theo dõi lượng nước tiểu thường xuyên: Màu sắc, tính chất, số lượng

+ Giới thiệu cho người bệnh các triệu chứng phát hiện sớm sỏi tiết niệu tái phát các biến chứng sau phẫu thuật đến khám lại ngay, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, bí tiểu….

+ Khuyên người bệnh đến khám kiểm tra định kì phát hiện sớm sỏi tái phát, theo phiếu hẹn của bác sỹ

Sau khi xuất viện: Tránh tắm bằng xà bông thấm vào dẫn lưu, tắm xong cần thay băng; đi lại nhẹ nhàng tránh bị sút ống; sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của Bác sỹ.

Một phần của tài liệu chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi bàng quang tại khoa ngoại thận tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)