Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 27 - 33)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại

1.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với các khách hàng có rủi ro thấp đã giảm. Các giấy tờ thương mại, chứng khoán và cạnh tranh phi ngân hàng đã đẩy ngân hàng sang các loại khách hàng có độ rủi ro

cao hơn thay thế những khách hàng truyền thống. Ví dụ: những người vay là doanh nghiệp lớn và ổn định đã từng có quan hệ trong danh mục cho vay của ngân hàng đã chuyển sang các nguồn thị trường mở như thị trường như thị giấy tờ thương mại và trái phiếu nhằm giảm chi phí giao dịch của họ. Các ngân hàng đã tìm cách thay thế đối tượng khách hàng này bằng những khách hàng vay nhỏ và kém ổn định hơn.

Như vậy, do các khoản mục cho vay ngày càng ngày càng có độ rủi ro cao hơn và không ổn định do tính chất cạnh cao và không ổn định của nền kinh tế. Do vậy việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng. Bởi chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu, làm cơ sở để để đánh giá ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng giúp cho ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không những làm cho ngân hàng tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng được an toàn. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khoa học, nó vừa cụ thể vừa trừu tượng nên để đánh giá chất lượng tín dụng người ta dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.

1.1.7.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

+ Chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng:

* Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ

+ Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra trong khoảng thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa.

+ Doanh số thu nợ: là toàn bộ món nợ ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

* Tổng dư nợ cho vay:

Dư nợ cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

+ Chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu:

(+) Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn mà khách hàng chưa tới ngân hàng thanh toán.

Tổng số nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết cứ 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là chỉ cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.

(+) Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5.

Công thức xác định tỷ lệ nợ xấu:

Tổng số nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = --- x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 của NHNN qui định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với “điều 10- phân loại nợ cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng” qui định việc thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

+ Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn hoặc nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn.

+ Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày tới 90 ngày, các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.

+ Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày tới dưới 180 ngày, nợ gia hạn nợ lần đầu, nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng, hoặc nợ thuộc một số trường hợp đặc biệt đượ qui định trong thông tư.

+ Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày tới dưới 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai,...

+ Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nộ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn,...

(+) Tỷ lệ đầu tư rủi ro

Tổng dư nợ món vay có phát sinh nợ quá hạn

Tỷ lệ đầu tư rủi ro = --- x 100%

Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao. Trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tất nhiên. Do đó nợ quá hạn của ngân hàng là tất yếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, sinh lời và tăng khả năng cạnh tranh ngân hàng phải cố gắng giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Chỉ tiêu trên rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro đều giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai tỷ lệ là nợ quá hạn chỉ xem xét đến giá trị khoản nợ quá hạn, trong khi đó tỷ lệ đầu tư rủi ro xem xét món vay mà phát sinh nợ quá hạn. Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xoá nợ của ngân hàng, một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện xoá nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này sẽ ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn. Thông thường khi lập bảng theo dõi nợ quá hạn ngân hàng thường phân nợ quá hạn theo thời gian: 30, 60, 90, 120 ngày. Sự phân loại phân loại này có ý nghĩa đối với việc quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá để thiết lập dự phòng mất vốn.

(+) Tỷ lệ mất vốn:

Tổng dư nợ quá hạn được xóa

Tỷ lệ mất vốn = --- x 100%

Tổng dư nợ cho vay bình quân

Tỷ lệ này lệ này càng nhỏ càng tốt. Những khoản nợ quá hạn, nếu khách hàng tiếp tục không trả được nợ thì ngân hàng thực hiện khoanh nợ và xoá nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. Khi món nợ được xoá thì các nỗ lực thu hồi vẫn tiếp tục nếu điều đó có ý nghĩa kinh tế. Xoá nợ đơn giản là một phương pháp quản lý tài chính của ngân hàng chứ không phải là sự thừa nhận về mặt pháp lý rằng người vay không còn nợ ngân hàng nữa.

(+) Tỷ lệ dự phòng:

Dự phòng mất vốn

Tỷ lệ mất vốn = --- x 100%

Tổng dư nợ

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.Tỷ lệ này được hình thành dựa trên tỷ lệ vỡ nợ trước đây, tỷ lệ chỉ ra % dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn liên quan đến tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định và tỷ lệ mất vốn. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định đại diện cho khoản trích lập mất vốn được xoá nợ một thời kỳ. Tỷ lệ mất vốn tính trên tổng giá trị các khoản nợ quá hạn được xoá trong một thời kỳ.

+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:

Phân tích cơ cấu tín dụng trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng tín dụng đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn tín dụng, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể. Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức:

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn (H) = --- x 100%

Tổng nguồn vốn huy động + Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng

nhanh tức việc đưa vốn vào sản xuất kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = --- x 100%

Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này mà càng tăng thì việc tổ chức và quản lý tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ mang tính tương đối, vì nếu NHTM cấp tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng chiếm tỷ trọng lớn dư nợ thì tiêu chí này sẽ thấp do vòng quay vốn của các doang nghiệp thường nhỏ hơn các doang nghiệp kinh doanh thương mại. Như vậy để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng dựa trên tiêu chí trên được chính xác hơn thì các tiêu thức tính toán phải thống nhất, vòng quay vốn tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng cụ thể.

+ Chỉ tiêu về tài sản bảo đảm dư nợ:

Tổng giá trị TSBĐ cho dư nợ vay

Tỷ lệ bảo đảm dư nợ = --- x 100%

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị tài sản được khách hàng dùng để bảo đảm cho dư nợ vay tại NHTM. Tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó thể hiện tính an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tài sản bảo đảm luôn là nguồn thanh toán cuối cùng khi khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đó ngân hàng cần chú ý đến việc thẩm định tài sản, tính pháp lý, giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản để bảo đảm khả năng phát mại tài sản khi có rủi ro xảy ra.

+ Chỉ tiêu về thu nhập từ hoạt động tín dụng

TN từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ TN từ hoạt động tín dụng = --- x 100%

Tổng TN của ngân hàng

Nếu NHTM chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Tỷ lệ sinh lời = --- x 100%

Từ hoạt động tín dụng Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản cho vay đó có hiệu quả, có chất lượng cao. Để đạt tỷ lệ sinh lời cao thì việc thu nợ và giải quyết nợ quá hạn tốt. Tỷ lệ này cao một phần nói lên

kết quả kinh doanh tốt của ngân hàng, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

+ Chỉ tiêu xử lý nợ

Số tiền thu nợ do bán TS của KH

Tỷ lệ thanh toán nợ = --- x 100%

do bán TS của KH Tổng doanh số thu nợ Để thu hồi nguồn vốn của mình ngân hàng có hai nguồn để thu đó là, từ hoạt

động kinh doanh của khách hàng, nếu khách hàng làm ăn thua lỗ thì ngân hàng có nguồn thu thứ hai đó là tài sản thế chấp, cầm cố và bảo hiểm. Khi đến hạn nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có thể phát mãi tài sản. Như vậy nếu tỷ lệ này lớn thì không thể đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cao được, kể cả trường hợp số tiền bán tài sản thu được nợ.

1.1.7.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hoá được thì còn có rất nhiều yếu tố mà không thể lượng hoá được. Các chỉ tiêu định tính được qua quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, qua độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)