Hiện trạng quản lý một số chất thải rắn phát sinh năm 2013

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 (Trang 42 - 57)

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH HƢNG YÊN

2.2 Hiện trạng quản lý một số chất thải rắn phát sinh năm 2013

a) Chất thải rắn sinh hoạt

Cùng với quá trình phát triển KT - XH, mức sống cũng như tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo đó, lượng CTR cũng ngày càng gia tăng với tốc độ lớn và đa dạng. Lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 773,77 tấn/ngày, trong đó: Lượng chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị là 159,26 tấn/ngày, CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh khoảng 614,51 tấn/ngày. Như vậy, CTR sinh hoạt nông thôn chiếm tỷ lệ lớn, gấp 3,85 lần so với lượng CTR sinh hoạt đô thị.

CTR sinh hoạt nông thôn lại phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, từ trường học, chợ,...

Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn bình quân trên đầu người dao động khoảng 0,50- 0,83 kg/người/ngày; đô thị khoảng 0,95 -1,11 kg/người/ngày.

Bảng 14: Khối lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh tại các huyện/thành phố Đơn vị: tấn/ngày

TT Huyện, thành phố

Dân số năm 2013

Khối lƣợng CTRSH phát sinh

tấn/ngày

Lƣợng CTR phát sinh theo đầu người của thành thị và

nông thôn Kg/người/ngày

Tổng cộng khối lƣợng CTRSH

phát sinh Đô thị Nông

thôn Đô thị Nông

thôn Đô thị Nông thôn

1 TP. Hƣng Yên 53249 58983 59,44 44,95 1,11 0,83 108,69 2 H.Văn Lâm 19660 97617 19,76 76,59 1,00 0,78 96,35 3 H.Văn Giang 10685 90555 10,8 70,65 1,01 0,78 81,45 4 H. Yên Mỹ 14985 122412 15,89 78,26 1,06 0,63 94,15 5 H. Mỹ Hào 14928 81738 14,87 45,4 0,99 0,56 60,27 6 H. Ân Thi 9580 119264 9,18 60,2 0,96 0,50 69,38 7 H. Khoái Châu 9250 174397 8,96 89,94 0,97 0,51 98,9 8 H. Kim Động 10326 102434 9,88 56,12 0,96 0,55 66 9 H. Phù Cừ 5760 72150 5,68 40,75 0,99 0,56 46,43 10 H. Tiên Lữ 5055 78612 4,8 47,35 0,95 0,60 52,15

Tổng 153478 998162 159,26 614,51

773,77

1151640 773,77

b) Chất thải rắn công nghiệp

Theo kết quả điều tra và tổng hợp các chủ nguồn thải do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cung cấp, khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh Hưng Yên khoảng 686,9 tấn/ngày, trong đó, tỷ lệ thu gom khoảng 95%, CTR nguy hại khoảng 114,2 tấn/ngày, . Khối lượng thành phần chất thải rắn tại các huyện trong tỉnh Hưng Yên chi tiết tại dưới đây.

Đặc điểm của CTR công nghiệp là có thành phần phức tạp và đặc tính nguy hại cao, thành phần CTR khác nhau tùy theo từng loại hình công nghiệp. Các thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, cao su, thủy tinh, vải vụn, giẻ lau, giấy, bìa carton, bao bì, xỉ than, kim loại, dầu thải, sơn bã, gỗ, mùn cưa, plastic, nilon,... Trong đó thành phần của CTNH thường gặp trong CTR công nghiệp là: giẻ lau chứa hóa chất, dầu; bùn của quá trình xử lý nước thải; chai lọ đựng hóa chất, bao bì nhựa hóa chất, dung môi, pin, ắc quy, cặn dầu thải, chất dễ cháy,...

c) Chất thải rắn y tế :

- Lượng phát sinh : Mạng lưới cơ sở y tế của tỉnh Hưng Yên có 2743 giường bệnh gồm có 3 tuyến: tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã:

Tuyến tỉnh gồm 06 bệnh viện gồm: BV Đa khoa tỉnh, BV Đa khoa phố Nối, BV Lao và Phổi, BV Y học cổ truyền, BV Mắt, BV Tâm thần kinh, BV Sản nhi. Quy mô của các bệnh viện tuyến tỉnh là 1.450 giường bệnh.

+ Tuyến huyện gồm có 10 trung tâm y tế với qui mô 800 giường bệnh.

+ Tuyến xã gồm 163 trạm y tế xã, phường, 100% số thôn ấp, khu phố trong tỉnh có nhân viên y tế và nhân viên sức khỏe cộng đồng hoạt động.

+ Hai bệnh viện đa khoa tư nhân Hưng Hà (TP Hưng Yên) với 40 giường bệnh và và bệnh viện đa khoa Phúc Lâm (Văn Giang) với 50 giường bệnh.

+ Lượng CTR y tế phát sinh trên toàn tỉnh Hưng Yên 2,972 tấn/ngày. Trong đó CTR y tế nguy hại là 0,446 tấn/ngày, chiếm 15% tổng lương CTR y tế phát sinh và CTR y tế không nguy hại là 2,526 tấn/ngày, mỗi giường bệnh phát sinh CTR y tế là 1,083kg/ngày.

Do các bệnh viện tập trung nhiều tại TP Hưng yên nên lượng CTR y tế phát sinh tại TP Hưng Yên khá lớn, chiếm ~40% tổng lượng CTR y tế phát sinh trong toàn tỉnh.

Như vậy Lượng CTR y tế phát sinh mỗi năm tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh: CTR y tế không nguy hại là 922,0 tấn/năm, CTR y tế nguy hại 162,8 tấn/năm

- Thành phần chất thải rắn

Trong mỗi bệnh viện các khu chức năng sẽ có lượng chất thải phát sinh, đặc điểm, tính chất chất thải khác nhau. Nơi phát sinh chất thải đa dạng và nguy hiểm nhất là khối kỹ thuật nghiệp vụ như: khu phẫu thuật, phẫu thuật tử thi, khoa hồi sức cấp cứu, các phòng điều trị bệnh, các phòng xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa v.v.

Thành phần của chất thải rắn y tế bao gồm cả thành phần nguy hại và không nguy hại bao gồm: kim loại, vỏ hộp kim loại, kim tiêm, ống tiêm, giấy loại, các bệnh phẩm sau mổ, rác hữu cơ, đất đá và các loại vật rắn khác v.v.

2.2.2 Hiện trạng phân loại, tái chế, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại tỉnh Hưng Yên.

a) Chất thải rắn sinh hoạt

- Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTR

Hầu hết người dân đô thị và nông thôn đều có thói quen tích trữ các loại vỏ bao bì chứa đựng (vật liệu thủy tinh, nhựa…) để tái sử dụng hoặc những sản phẩm gia dụng hỏng không còn sử dụng được để bán lại cho người thu mua đồng nát, tận dụng thức ăn thừa để chăn nuôi gia súc, gia cầm… Do đó, việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tuy chưa được thực hiện chính thức nhưng đã được thực hiện tự phát với hiệu quả khá cao tại hầu hết các vùng nông thôn. Vì vậy, chất thải sinh hoạt của các khu vực nông thôn còn lại chủ yếu có thành phần chất vô cơ không thể tái chế, tái sử dụng.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện có dự án thí điểm phân loại, xử lý rác hữu cơ tại nguồn tại thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động đi vào hoạt động có hiệu quả. Bước đầu đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Hàng ngày các loại chất thải sinh hoạt trong gia đình được thu gom và phân loại gồm: cơm thừa canh cặn và rau quả hư hỏng sẽ được cho vào thùng và tưới chế phẩm vi sinh vào lớp phế thải và đậy nắp kín, sau thời gian khoảng 30 ngày, chất thải sẽ được các loại vi sinh vật phân huỷ thành phân hữu cơ, sử dụng để cải tạo chất lượng đất. Từ khi mô hình được triển khai, ý thức người dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường đã được tăng lên, tình trạng người dân đổ rác tràn lan ra đường đã giảm đáng kể, đường làng ngõ xóm sạch sẽ hơn trước.

Hình 7: Thùng ủ phân hữu cơ từ CTR sinh hoạt nông thôn tại thôn Tiên Cầu, xã Hiệp Cường, huyện Kim Động

- Hiện trạng thu gom, vận chuyển

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 2 đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn là công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 11 (URENCO 11) thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt và công nghiệp và Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, URENCO 11 thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác của các huyện còn lại theo các hình thức sau:

+ Một số huyện thuê hoàn toàn URENCO 11 vận chuyển một phần CTR từ các điểm tập kết trong huyện đến khu xử lý Đại Đồng như huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào và Tiên Lữ.

+ Một số huyện tự vận chuyển một phần lên KXL Đại Đồng như huyện Phù Cừ, + Các huyện Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động và Yên Mỹ sử dụng cả 2 hình thức:

vừa tự vận chuyển và vừa thuê URENCO 11 vận chuyển.

Tại một số xã ngoại thành thành phố Hưng Yên và 9 huyện còn lại đều đã hình thành các tổ đội vệ sinh môi trường Thống kê trong toàn tỉnh đã thành lập được trên 800 tổ đội vệ sinh môi trường tự quản, đạt gần 100% số thôn có tổ đội, đội vệ sinh môi trường tự quản.

Các đội vệ sinh môi trường này được thành lập dưới sự chỉ đạo của xã, thôn để hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn sở tại.Trang thiết bị thường được UBND huyện hoặc UBND xã cung cấp, kinh phí hoạt động như trả lương cho người thu gom, bảo dưỡng trang thiết bị,… được chi trả từ nguồn thu phí của các hộ gia đình.

Hoạt động thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh theo mô hình dưới đây.

Công nhân Thu gom

Tổ thu gom

Hình 8: Mô hình thu gom rác tại khu vực thành phố Hƣng Yên

Khối lượng CTR sinh hoạt đô thị, nông thôn vận chuyển đến khu xử lý thành phố Hưng Yên và Đại Đồng là hỗn hợp các thành phần chưa được phân loại, nhưng việc xử lý CTR tại Đại Đồng cũng không tiến hành phân loại để tách các thành phần có thể tái chế được như túi bóng, nhựa,... mà chôn lấp hợp vệ sinh.

Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên tiến hành thu gom vận chuyển chất thải sinh hoạt trong thành phố Hưng Yên: số lượng công nhân làm nhiệm vụ thu gom rác là 90 người, lương cho phận quét thu gom rác lương bình quân thợ bậc 4.5 được hưởng là: 4.277.500đ, bộ phận san xử lý rác tại bãi rác: Bậc thợ bình quân 4.5/7 nhóm A3 có lương bình quân 4.618.250đ. Nguồn kinh phí cho công tác quét nhặt thu gom rác năm 2014 là 3.462.837.000 đồng.

Phương tiện vận chuyển chất thải đang sử dụng là: 03 xe cuốn ép rác( 01 xe 2,5 tấn;

01 xe 5 tấn; và 01 xe 7 tấn); 01 xe hooklip vận chuyển thùng contener chứa rác (103), 60 thùng chứa rác công cộng (60l), trang bị thiết bị cho công nhân trực tiếp làm công tác vệ sinh môi trường cơ bản đáp ứng. Khoảng cách trung bình vận chuyển từ các điểm tập kết về Khu xử lý rác thải là từ 15-17km; Tần suất thu gom rác là 2 lần / ngày vào ca sáng và ca tối.

Có 24 điểm tập kết rác do công nhân quét rác tiến hành thu gom và 27 điểm tập kết rác do các xã, phường có tổ thu gom được xã hội hóa. Hiện nay còn 4 xã (Hoàng Hanh, Tân Hưng, Hùng Cường, Phú Cường) sáp nhập về thành phố năm 2013 chưa tiến hành thu gom, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên cùng một số ngành chức năng của thành phố đang tiến hành khảo sát để có đề xuất phương án thu gom.

Việc thu phí công thu gom chất thải trên địa bàn tỉnh áp dụng Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc quy định mức, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ví dụ mức thu đối với các hộ gia đình từ 2000đ/nhân khẩu đến 3000đ/nhân khẩu.

Về điểm tập kết quy định

Đưa về khu chôn lấp CTR TP Hưng Yên Xe ô tô ép

rác

Xe hooklip Thùng Container

chứa rác Chất thải sinh

hoạt nội thị

Rác thải các xã phường được xã

hội hóa

Về điểm tập kết quy định

Xe ô tô ép rác

Xe thu gom rác đẩy tay

Xe cuốn ép rác

Hình 9: Một số trang thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt Mô hình trên thể hiện các huyện tự tổ chức vận chuyển lên KXL Đại Đồng như huyện Phù Cừ.

Hình 10: Mô hình thu gom, vận chuyển CTR do huyện vận chuyển KXL Đại Đồng Công ty Urenco 11 hoặc UBND các huyện tiến hành thu gom, vận chuyển chất thải hoạt:

Phương tiện thu gom vận chuyển: ngoài xe vận chuyển của 8 huyện thực hiện việc thu gom vận chuyển, xe của Công ty Urenco 11: Xe vận chuyển: 27 xe: vận chuyển chất thải rắn cuốn ép xe conteiner thùng rời có hệ thống cuốn ép và hệ thông nâng, hạ đảo thùng container chuyên dùng với các thùng từ 6-24m3.

Điểm tập kết tạm

CTR sinh hoạt nông

thôn Thu gom lên

xe đẩy tay hằng ngày

Bãi chôn lấp thôn

hoặc xã

Điểm tập kết, trung chuyển xã

Khu xử lý Đại Đồng (chôn lấp) Tổ đội vệ sinh

thực hiện

Tổ đội vệ sinh thực hiện

Tổ đội vệ sinh thực hiện

Tổ đội vệ sinh thực hiện

xe vận chuyển huyện thực hiện Urenco

11 vận chuyển Chất thải rắn không

được thu gom

Lịch thu gom rác chưa phù hợp đôi còn để ảnh hưởng đến môi trường: ví dụ việc chậm tiến hành thu gom, có tổ vệ sinh ở nông thôn mấy ngày mới tiến hành thu gom một lần.

Công nhân thu gom rác ở nông thôn không có lương mà các xã, thôn, xóm tự tiến hành thu tiền sau đó trả công cho các công nhân thu gom, trang bị phương tiện bảo hộ chưa đảm bảo.

Hình 11:Điểm tập kết CTR tại huyện Kim Động

Đa số người dân đều hiểu về công tác bảo vệ môi trường và chấp hành tương đối tốt.

Tuy nhiên vẫn còn một số người trong quá trình thực hiện vệ sinh môi trường vẫn có ý thức không tự giác chấp hành như vất rác bừa bãi,…

Từ mô hình trên cho thấy, sau khi CTR được các tổ đội thu gom một phần chuyển đến các bãi chôn lấp của thôn hoặc của xã, một phần chuyển đến các điểm tập kết của xã, sau đó được xe vận chuyển của huyện hoặc xe của URENCO 11 vận chuyển về khu Đại Đồng để xử lý. Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra cho thấy một số xã chỉ có các điểm tập kết, mà không có các bãi chôn lấp nên tất cả khối lượng CTR sinh hoạt nông thôn thu gom được đều được vận chuyển lên khu Đại Đồng như xã Minh Châu và xã Liêu Xá huyện Yên Mỹ.

Hình 12: xe ép vận chuyển, ép rác cỡ nhỏ

Hiện nay trong số 9 huyện đã có 8 huyện mua xe ô tô chở rác cỡ nhỏ riêng huyện Văn Lâm do gần Đại Đồng nên kinh phí mua ô tô chuyển sang mua xe chở rác đẩy tay. Tuy nhiên do kinh phí hoạt động cho thu gom, vận chuyển được phân bổ đến cấp xã hoặc kinh phí do xã tự cân đối từ các nguồn thu khác, nên việc thu gom, vận chuyển CTR do xã chủ động. Vì vậy, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có một số huyện tiến hành vận chuyển CTR sinh hoạt thường

xuyên như Văn Lâm, Văn Giang và Mỹ Hào, một số huyện thực hiện vận chuyển định kỳ như Kim Động, Ân Thi. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển đến khu xử lý Đại Đồng thường xuyên hay định kỳ cũng chỉ tồn tại ở một số khu vực trong huyện.

Bảng 15: Hiện trạng thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên Đơn vị: Tấn/ngày

TT Đơn vị hành chính

Tỷ lệ thu gom (%)

Khối lƣợng CTR thu gom,

xử lý (tấn/ngày)

Khối lƣợng rác chƣa đƣợc thu gom

(tấn/ngày) Đô thị Nông

thôn Đô thị Nông

thôn Đô thị Nông thôn

1 TP Hưng Yên ~100 81,17 ~59,44 36,49 0 8,46

2 Huyện Văn Lâm 80 62 15,81 47,49 3,95 29,10

3 Huyện Văn Giang 78 61 8,42 43,10 2,38 27,55

4 Huyện Yên Mỹ 72 59 11,44 46,17 4,45 32,09

5 Huyện Mỹ Hào 71 40 10,56 18,16 4,31 27,24

6 Huyện Ân Thi 52 25 4,77 15,05 4,41 45,15

7 Huyện Khoái Châu 62 32 5,56 28,78 3,40 61,16

8 Huyện Kim Động 71 50 7,01 28,06 2,87 28,06

9 Huyện Phù Cừ 58 28 3,29 11,41 2,39 29,34

10 HuyệnTiên Lữ 61 29 2,93 13,73 1,87 33,62

Tổng cộng 129,24 288,44 30,02 321,77

~417,68 351,80

Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt khoảng ~417,68 tấn/ngày đạt trung bình 54%, tỷ lệ chưa thu gom khoảng 351,80 tấn/ngày đạt 46%, trong đó: tại các khu vực đô thị đạt từ 52 – 80%, riêng nội thành thành phố Hưng Yên đạt ~ 100%, tỷ lệ thu gom tại các khu vực nông thôn còn thấp, chỉ đạt từ 25– 62%,riêng khu vực ngoại thành thành phố Hưng Yên có tỷ lệ thu gom khoảng đạt 81,17%. Ngoài ra thành phố được mở rộng địa giới hành chính tiếp nhận thêm 05 xã của huyện Tiên Lữ và Kim Động. Hiện nay mới tiến hành xã hội hóa việc thu gom CTR sinh hoạt 1/5 xã trên, còn lại 4/5 xã đang trong giai đoạn khảo sát cho quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý.

CTR trước khi vận chuyển tới KXL Đại Đồng được tập kết tại các điểm tập kết CTR tại các thôn, xã, một số vấn đề còn tồn tại đối với các điểm tập kết này như: các điểm tập kết tạm nằm ngay trên đường giao thông, gây cản trở cũng như mất mỹ quan cho việc đi lại,

một số điểm tập kết khác do khối lượng CTR không được thu gom thường xuyên nên ứ đọng, ô nhiễm.

Năm 2012, tỉnh Hưng yên đã xây dựng và thử nghiệm 02 đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt trong ngày tại xã Đình Dù và xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm. Kết quả cho thấy đã có nhưng hiệu quả tích cực trong việc cải thiện chất lượng môi trường.

Phương tiện vận thu gom vận chuyển tại huyện Kim Động Phương tiện thu gom vận chuyển và điểm tập kết CTR tại huyện Mỹ Hào

Hình 13: Phương tiện thu gom vận chuyển CTR nông thôn tại tỉnh Hưng Yên - Hiện trạng xử lý CTR sinh hoạt

Công nghệ xử lý CTR áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chủ yếu là chôn lấp. Toàn tỉnh hiện có 2 BCL có quy mô lớn, hợp vệ sinh là BCL rác của thành phố Hưng Yên do Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị quản lý và KXLCTR Đại Đồng do URENCO 11 quản lý. Trong toàn tỉnh còn tồn tại một hệ thống các bãi chôn lấp quy mô nhỏ ở các thôn, xã. Hầu hết các bãi rác quy mô thôn, xã đều không hợp vệ sinh, không có lớp lót đáy, chỉ có các bãi rác do tỉnh hỗ trợ xây dựng tường rào bao quanh, còn lại hầu hết đều chỉ ở dạng đào hố và đổ rác.

+ Chất thải rắn được xử lý tập trung

Một phần của tài liệu Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)