CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH HƢNG YÊN
3.2.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025
3.2.2.1 Quy hoạch Quản lý CTR của tỉnh Hưng Yên đã có, tác giả điều chỉnh 4 khu xử lý trong quy hoạch cụ thể như sau:
Bảng 26 :đặc điểm chính 4 khu xử lý quy hoạch theo ý kiến của tác giả
T
T Các khu xử lý
Diện tích quy hoạch
(ha)
Quy mô, công suất
Công nghệ xử lý Phạm vi phục vụ Nhà máy
đốt chất thải (tấn/ngày)
Nhà máy chế biến phân hữu
cơ (tấn/ngày)
Nhà máy tái chế (tấn/ngày)
1 KXL TP Hưng
Yên 20
Chôn lấp hợp vệ sinh trừ chất thải nguy hại, phục vụ TP.
Hưng Yên
2
KXL Vũ Xá, huyện Kim Động
20 350 450
Sản xuất phân hữu cơ; Tái chế vật liệu; chôn lấp hợp vệ sinh trừ CTR nguy hại phục vụ các huyện Phù Cừ, Kim Động, Khu vực phía Nam huyện Ân Thi, Tiên Lữ và TP Hưng Yên
3
KXL Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ
15 250 750
Sản xuất phân hữu cơ; tái chế vật liệu;Chôn lấp hợp vệ sinh, trừ CTR nguy hại phụ vụ cho các huyện Yên Mỹ, Khoái Châu, khu vực phía Bắc huyện Ân Thi
4
KXL Đại Đồng, Văn Lâm
30 2.000 400 1.500
sản xuất phân hữu cơ; tái chế vật liệu; chôn lấp hợp vệ sinh; Xử lý và tái chế CTR nguy hại của cả tỉnh, các CTR khác cho các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào
5
KXL Nhà máy xi măng lò quay Thành Công, tỉnh Hải Dương
Nhà máy sản xuất xi măng
Đốt chất thải nguy hại, làm nhiên liệuXử lý CTR công nghiệp, CTR nguy hại.
Không quy hoạch xử lý chất thải nguy hại tại 02 khu xử lý (Vũ Xá-Kim Động, Lý thường Kiệt) vì Hưng Yên là tỉnh đồng bằng, phần lớn người dân vẫn sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt hàng ngày, việc xây dựng trên có thể ảnh hưởng đến hệ thống nước ngầm, kinh phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải nguy hại rất lớn, nên hạn chế việc mở rộng các vị trí mà chỉ lên tập trung tại khu xử lý chất thải nguy hại ở Đại Đồng- Văn Lâm (bằng việc nâng công suất thiết kế). Ngoài ra nhà máy xi măng lò quay của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công III thuộc tập đoàn Thành Công ở Cụm công nghiệp xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn Hải Dương mới được cấp phép xử lý nguy hại, tuyến đường Quốc lộ 5A rất thuận lợi cho quá trình thu gom vận chuyển từ Hưng Yên đến Hải Dương; di chuyển một số hộ dân và đơn vị Công an trong vùng ảnh hưởng của bãi rác thành phố Hưng Yên đến các khu vực khác phù hợp quy hoạch.
3.2.2.2 Đề xuất về một số trạm trung chuyển
Số điểm trung chuyển đã hợp lý chưa: (lượng rác tiếp nhận, khoảng cách vận chuyển, chức năng của trạm trung chuyển và cơ sở hạ tầng đáp ứng chức năng đặt ra.
Tuy nhiện trong quy hoạch chưa tính toán chi tiết các điểm hẹn và trạm trung chuyển. Vì vậy Tác giả tính toán chi tiết một trạm trung chuyển CTR sinh hoạt có trong quy hoạch (thành phố Hưng Yên và huyện Phù Cừ) và đây cũng là đóng góp của tác giả trong việc góp phần triển khai quy hoạch QLCTR của tỉnh Hưng Yên sau này
Tác giả tính toán chi tiết một trạm trung chuyển CTR sinh hoạt có trong quy hoạch (thành phố Hưng Yên và huyện Phù Cừ).
Bảng 27: Khái quát 02 trạm trung chuyển của thành phố Hƣng Yên và huyện Phù Cừ
TT
Vị trí các trạm trung
chuyển
Công suất trạm trung
chuyển (tấn/ngày)
Diện tích trạm trung chuyển
(m2)
Bán kính phục vụ tối
đa (Km)
Phạm vi phục vụ
Thành phố Hưng Yên
1 Tân Hưng 17,5 100 7
xã Hoàng Hanh, Quảng Châu, Hồng Nam, Tân Hưng, Phương Chiểu Huyện Phù
Cừ
TT
Vị trí các trạm trung
chuyển
Công suất trạm trung
chuyển (tấn/ngày)
Diện tích trạm trung chuyển
(m2)
Bán kính phục vụ tối
đa (Km)
Phạm vi phục vụ
1 Minh Tiến 6,71 100 7 xã Minh Tiến, Tống Trân,
Đình Cao
2 Tam Đa 8,95 100 7 xã Tam Đa, Nguyên Hòa,
Tiên Tiến, Nhật Quang
3 Đoàn Đào 13,42 100 7
xã Đoàn Đào, Quang Hưng, Minh Hoàng, Phan Sào Nam, Tống Phan và thị trấn Trần Cao
3.2.2.1 Đề xuất các phương án quản lý chất thải rắn cho từng loại chất thải a) Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Thu gom và phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn trước khi thu gom là bước quan trọng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt của khu dân cư. Áp dụng phương thức 3R (reduce, reuse, recycling) vào trong quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn. Giải pháp giảm thiểu lượng CTR phát sinh; Giải pháp tái sử dụng chất thải; Giải pháp tăng cường tái chế (các loại CTR sẽ được tái chế, công nghệ tái chế hoặc đưa đến các làng nghề tái chế. Để tăng hiệu quả tái chế cần phân loại tại nguồn
Chất thải sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn phát sinh thành 3 loại cụ thể :Chất thải rắn hữu cơ: Các loại rau, củ quả, tráicây thức ăn thừa...
- Chất thải rắn có thể tái chế đươc: Giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh
- Chất thải rắn khác: Bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ và các chất thải rắn còn lại.
* Các giải pháp cụ thể - Tại các hộ gia đình:
+ Mỗi gia đình có ít nhất 02 thùng chứa rác thải
+ Mỗi thùng chứa có phân biệt mầu cụ thể cho từng loại + Thể tích mỗi thùng ít nhất 5l/thùng
Hình 18: Mẫu thùng chứa rác thực hiện phân loại tại nhà - Tại các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện
+ Có ít nhất 02 thùng chứa rác thải
+ Mỗi thùng chứa có phân biệt mầu cụ thể cho từng loại + Thể tích mỗi thùng có dung tích it nhất 60l/thùng + Vị trí đặt: theo tầng hoặc theo khu vực phát sinh - Tại các khu công cộng, vỉa hè
+ Lắp đặt 02 thùng chứa liền kề
+ Mỗi thùng chứa đều có ghi rõ lư trữ loại chất thải
+ Thùng thiết kế gắn cố định, có đai để có khả năng đổ lên xe thu gom
Hình 19:Mẫu thùng chứa rác thực hiện phân loại tại khu công cộng - Loại thùng chứa
Loại và dung tích thùng chứa sử dụng phụ thuộc vào đặc tính và loại chất thải thu gom, loại hệ thống thu gom, chu kỳ thu gom và diện tích sẵn có để đặt thùng chứa.
* Cách thực hiện để giải pháp có hiệu quả Bước1: Thực hiện tuyên truyền, vận động
Bước 2: Đưa vào quy chế của địa phương từ đó thực hiện ký kết giao ước: tại khu dân cư ký kết giao ước văn hóa; các công sở, doanh nghiệp ký kết thi đua.
Bước 3: Xử phạt khi vi phạm
Nâng cao năng lực hệ thống thu gom
- Cải tiến hệ thống thu gom: xe thu gom, quy trình thu gom
- Tăng cường nhân lực và trang thiết bị thu gom đặc biệt khu vực nông thôn
* Cách thực hiện để giải pháp có hiệu quả - Đối với hệ thống thu gom
+ Xe thu gom thực hiện phân làm 02 xe có mầu tương ứng với tính chất của chất thải.
Vật liệu sử dụng làm thùng xe bằng thép không gỉ, xe thu gom thiết kế dạng xe đạp kéo để di chuyển ở các tuyến đường bằng phẳng.
+ Quy trình thu gom
Quy định giờ thu gom: Sáng từ 5h -7h; chiều từ 15h -20h
Khu vực các đường phố lớn, chợ: Người dân mang rác đã được phân loại tại nhà tới và đổ vào các thùng chứa có nắp đậy theo quy định được đặt tại các vị trí cố định và rác sẽ được chuyển trực tiếp từ thùng chứa vào các xe thu gom chuyên dụng có hệ thống cẩu, nâng, nhấc và vận chuyển tới khu xử lý chất thải hoặc các trạm trung chuyển.
Khu vực các đường phố nhỏ hẹp hoặc ngõ, ngách sẽ dùng các xe thu gom nhỏ (xe đẩy tay) mang ra các thùng chứa tại các tuyến đường lớn.
- Phương tiện và nhân lực thu gom
Với lượng rác phát sinh trong thời gian tới thì số lượng các phương tiện dự kiến đầu tư như sau:
* Số trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt tại thành phố Hƣng Yên.
Theo điều tra hiện trạng CTRSH tại thành phố (chương 2), và kết quả dự báo phát sinh CTR sinh hoạt của thành phố Hưng Yên ( Chương 3)
Bảng 28:Lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Hƣng Yên theo tỷ lệ % Thành phần Tỷ lệ
(%)
2017 2025
Klƣợng (tấn)
Thể tích (m3)
Klƣợng (tấn)
Thể tích (m3) Chất hữu cơ dễ phân hủy 71,36 94,19 188,38 132,85 265,70
Giấy, bìa catton 2,29 3,02 6,05 4,26 8,53
Nilon, nhựa 10,75 14,19 28,38 20,01 40,03
Kim loại, vỏ đồ hộp 0,09 0,12 0,24 0,17 0,34
Cao su, da 1,16 1,41 2,81 2,13 4,26
Giẻ, sợi, gỗ 0,83 1,10 2,19 1,55 3,09
Thể tích rác = G rác phân loại loại Khối lượng riêng của rác
Thủy tinh, chai lọ 2 2,64 5,28 3,72 7,45 Đá, sỏi, sành sứ, gạch 6,23 8,22 16,45 11,60 23,20
Chất thải nguy hại 0 0 0 0 0
Khác 5,29 6,98 13,96 9,85 19,70
Tổng 100 131,99 263,98 186,17 372,34
Xác định phương tiện thu gom CTRSH áp dụng công thức sau:
Qngày. T. K2 Nphương tiện = --- V . K1
Qngày - Lượng CTR thu gom trong ngày, m3 T - thời gian lưu rác, T=1
K1 - hệ số chứa đầy phương tiện, K1 = 0,9
K2 - hệ số tính đến những phương tiện đang sửa chữa, K2 = 1,05 V - dung tích phương tiện chứa, m3
Thể tích các phương tiện lưu chứa tùy nơi sử dụng: hộ gia đình, ngoài đường phố, công viên, chợ, các loại xe chuyên chở CTRSH.
Qngày = Q phát sinh . % thu gom - Xác định số phương tiện hiện có n1
- Ước tính số phương tiện trong tương lai năm 20xx n2
- Số phương tiện rác cần trang bị thêm là n thêm = n2 – n1
Bảng 29: số trang thiết bị cần bổ sung để thu gom, vận chuyển CTRSH tại thành phố Hƣng Yên T
T Phương tiện Tỉ lệ thu
gom%
Đơn vị
Số lƣợng
Tổng 2017 2025
1 Thùng chứa rác gia đình (5l) 79 chiếc 11.225 19.971 31.196
2 Xe đẩy tay (0,5m3) 80 chiếc 155 67 222
3 Xe ôtô ép rác 7 tấn 35 chiếc 3 2 5
4 Xe ôtô ép rác 5 tấn 10 chiếc 1 0 1
5 Xe ôtô ép rác 2 tấn 10 chiếc 3 2 5
6 Xe ô tô Hooklit có thùng chứa rác 10m3 45 chiếc 2 2 4 7 Thùng contener chứa rác (103) 45 chiếc 7 6 13 8 Thùng chứa rác công cộng (60l) 1,5 chiếc 17 31 48
Như vậy với lượng phương tiện hiện có thì năm 2025 cần bổ sung thêm so với năm 2017 (năm 2017 bổ sung so với hiện nay) là 31.196 thùng chứa rác gia đình, 222 xe đẩy tay, các xe ép rác thực hiện 3 chuyến/ngày (5 xe ô tô ép rác loại 7 tấn, 01 xe ép rác loại 5 tấn, 5 xe ép rác loại 2 tấn), 4 xe Hooklit (10m3) thực hiện 4 chuyến/ngày, 13 thùng contener, 48 thùng chứa rác công cộng.
* Số trang thiết bị phục vụ công tác thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt tại huyện Phù Cừ đƣợc xác định nhƣ phần của thành phố Hƣng Yên.
Theo điều tra hiện trạng CTRSH tại thành phố (chương 2), và kết quả dự báo phát sinh CTR sinh hoạt của thành phố Hưng Yên (Chương 3).
Các loại phương tiện thu gom, vận chuyển hiện có: 121 xe đẩy tay, 01 xe 3,5 tấn;
khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh năm 2017 là 48,09 tấn/ngày tương đương với 96,18 m3/ngày, năm 2025 lượng CTR sinh hoạt phát sinh là 65,58 tấn/ngày tương đương với 131,16m3/ngày.
Bảng 30: Số trang thiết bị cần bổ sung để thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện Phù Cừ T
T Phương tiện Tỉ lệ thu
gom%
Đơn vị
Số lƣợng
Tổng 2017 2025
1 Thùng chứa rác gia đình (5l) 79 chiếc 3.500 6.448 9.948
2 Xe đẩy tay (0,5m3) 85 chiếc 0 9 9
3 Xe ôtô ép rác 7 tấn 49 chiếc 2 1 3
4 Xe ôtô ép rác 3,5 tấn 20 chiếc 1 1 2
5 Xe ô tô Hooklit có thùng chứa rác 10m3 31 chiếc 1 0 1
6 Thùng contener chứa rác (103) 20 chiếc 2 1 3
7 Thùng chứa rác công cộng (60l) 1,5 chiếc 28 10 38 Như vậy đến năm 2025 huyện Phù Cừ cần bổ sung thêm so với năm 2017 (năm 2017 bổ sung so với hiện nay) là 9.948 thùng chứa rác gia đình, 9 xe đẩy tay, 3 xe ép rác 7 tấn, 2 xe ép rác 3,5 tấn, 01 xe ô tô Hooklit, 3 thùng contener, 38 thùng chứa rác công cộng.
- Tại khu vực nông thôn: Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn, thông qua đó để tăng số xã đạt đủ các tiêu chí nông thôn mới trong đó có tiêu chi môi trường. Tuyên truyền và phổ biến mô hình triển khai tổ thu gom rác tự quản đem lại hiệu quả tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động. Trên cơ sở mô hình xã Phú Thịnh các xã còn lại trong tỉnh xây dựng phương án thu gom, xử lý chất thải rắn cho phù hợp địa bàn.
Giá phí thu gom do tác tác giả đề xuất với CTRSH ở đô thị và nông thôn Hưng Yên Hộ dân ở vị trí mặt tiền các đường phố và các ngõ mà xe thu gom rác vào lấy rác tận nơi 5.000đ/người/tháng; Hộ dân ở trong ngõ hẹp xe thu gom rác không vào được 4.000đ/người/tháng. Số liệu chi tiết được thể hiện phụ lục số 06
Đề xuất về lịch trình thu gom: đối với khu vực đô thị công nhân thu gom 02 ca sáng và tối/ngày, đối với khu vực nông thôn 01 lần sáng/ngày.
b) Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp
Từ những tồn tại hiện nay, tác giả xin đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động quản lý chất thải rắn công nghiệp cho tỉnh Hưng Yên như sau
Đề xuất các giải pháp thu gom phân loại tại nguồn
Xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTR công nghiệp hoàn chỉnh bao gồm hệ thống thu gom sơ cấp (bên trong xí nghiệp, nhà máy) và hệ thống thu gom thứ cấp (bên ngoài xí nghiệp, nhà máy).
+ Thu gom s cấp
Tại mỗi công đoạn phát sinh chất thải đều phải đặt các thùng chứa đảm bảo thu gom được 02 dòng chất thải là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Việc thu gom tại các đơn vị do các công nhân vệ sinh công nghiệp thực hiện sau khi hết ca sản xuất. Chất thải đưa về kho chứa của Nhà máy, kho lưu trữ chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế cho phép tối thiểu phải đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, có biển báo, biển chỉ dẫn.
+ Thu gom thứ cấp: Các cơ sở sản xuất công nghiệp cần ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân (còn khoảng 5% số doanh nghiệp chưa ký hợp đồng thuê đơn vị tư có chức năng thu gom, vận chuyển) theo đúng quy định của pháp luật.
Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp
+ Các KCN, CCN được quy hoạch mới phải tính toán theo phương án KCN, CCN xanh (tuần hoàn chất thải giữa các công ty cùng sản xuất trong khu)
VD: Cho đầu tư công ty sản xuất thiết bị may thì cho đầu tư công ty may, công ty sản xuất bảo hộ lao động (găng tay) để các công ty có thể cung cấp trao đổi nguyên liệu và phế thải cho nhau.
+ Thẩm duyệt các công nghệ, quy trình sản xuất, hạn chế cho đầu tư các dự án có các quy trình sản xuất tạo ra nhiều chất thải độc hại.
VD: Hiện nay ở tỉnh hiện đã phê duyệt và cho một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực luyện kim như Công ty cổ phần sản xuất và xnk Phương Đông, Công ty TNHH
Tuấn Cường Platic đây là một trong những công ty đang gây ô nhiễm tới người dân không chỉ môi trường không khí, nước mà chất thải rắn nguy hại từ các công ty thải ra khá nhiều.
+ Nhân rộng mô hình các nhóm doanh nghiệp sử dụng chất thải của công ty khác làm nguyên liệu cho sản phẩm của công ty kia
- Đối với các cơ sở đang hoạt động
+ Khuyến khích các công ty thực hiện trao đổi sản phẩm, phế liệu: Trên cơ sở các loại hình công nghiệp hiện có xác định ác tiềm năng trao đổi sản phẩm phế liệu giữa các công ty từ đó các nhà quản lý, ban quản lý các KCN tiến hành hoạch định cho đầu tư mới các doanh nghiệp vào để phù hợp hoặc khuyến khích các doanh nghiệp có khẳ năng trao đổi sản phẩm và phế liệu
+ Áp dụng nguyên tắc 3R để giảm thiểu, tái chế, tái sừ dụng lại chất thải rắn công nghiệp, phần còn lại mới xử lý.
+ Áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất kinh doanh
Tại Hưng Yên một số doanh nghiệp có tiềm năng trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn cho hoạt động sản xuất: Công ty bia Hà Nội – Hưng Yên, Công ty TNHH Lavie.
+ Nhân rộng số lượng các cơ sở áp dụng ISO14000 bằng các hình thức khen thưởng, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy làm đơn vị điển hình, sau đó dần đưa vào là một trong các tiêu trí phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường của tỉnh. Hiện nay ở tỉnh có một số công ty tiêu biểu như công ty cổ phần Kinh Đô Miền Bắc, Acecook.
Đề xuất thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý
- Phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với các đơn vị trong hệ thống quản lý CTR công nghiệp
+ Đối với các doanh nghiệp trong KCN: Ban Quản lý khu thực hiện kiểm soát số lượng, quy trình vận chuyển và xử lý CTR của từng đơn vị
+ Đối với các doanh nghiệp tại các CCN: Hiện nay các cụm Công nghiệp chưa có đơn vị chủ đầu tư cần tiến hành thành lập trung tâm phát triển CCN theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 07/9/2007.
+ Đối với các làng nghề: Giao phòng Tài nguyên môi trường của địa phương nào có làng nghề thực hiện quản lý chất thải của Làng nghề trên địa phương đó.
+ Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hưng Yên và Ban quản lý các KCN tỉnh trong quá trình thẩm định báo cáo ĐTM phải yêu cầu các chủ dự án đưa các đánh giá và phương án xử lý chất thải rắn cũng như kế hoạch kiểm soát CTR (thành phần, lượng thải) vào báo cáo để làm căn cứ kiểm tra, có kế hoạch ứng phó sự cố môi trường đối với chất thải rắn.
Ngoài ra tăng cường công tác kiểm tra trước khi cấp phép sổ chủ nguồn thải.