I. Mục tiêu:
1. Nhận thấy tình thương và trách nhiệm của Bác thông qua việc chi tiêu hàng ngày
2. Trình bày được ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lý
3. Có ý thức chi tiêu hợp lý, có thể tự lập kế hoạch chi tiêu II. Chuẩn bị:
- Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 4”, tr.8.
- Bút mực, bút chì, giấy A4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi động: 5p Trò chơi: Hoà tấu
Cách chơi: Quản trò (GV hoặc HS) chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm đàn: “tính tính tình, tình tính tang”.
+ Nhóm kèn: “te tí tò, tò tí te”.
+ Nhóm trống: “tùng cắc tùng, tùng cắc cheng”.
+ Nhóm đàn cò: “o í ò, ò í e”.
- Quản trò chỉ vào nhóm nào, nhóm ấy phải hoà tấu giai điệu của mình.
Quản trò có thể cho hai nhóm hoà tấu cùng lúc. Nhóm nào hoà tấu sai là nhóm thua cuộc và dừng cuộc chơi.
Các nhóm còn lại tiếp tục hoà tấu cho đến khi tìm được nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 1p 2.2. Các hoạt động HĐ 1: Đọc hiểu: 15p
- HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.9). HS cả lớp theo dõi.
- Đọc diễn cảm và lưu loát bài đọc
“Việc chi tiêu của Bác Hồ” (đọc cá nhân trước lớp, đọc thầm).
HĐ cá nhân
1. Những chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện việc chi tiêu hợp lý của Bác Hồ?
2. Vì sao Bác luôn chi tiêu hợp lý?
Hoạt động nhóm:
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS).
- Thống nhất ý kiến trong nhóm.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác và của GV.
1. Thông qua câu chuyện, em thấy Bác Hồ có cách chi tiêu ntn?
2. Nêu ý nghĩ câu chuyện?
- 1 HS đọc - HS cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc - HS cả lớp theo dõi.
1. Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện việc chi tiêu hợp lí của Bác Hồ:
+ Ở Pa-ri, để giữ ấm, Bác đã phải hơ nóng một viên gạch mà để dưới đệm cho ấm.
+ Trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc, Bác dùng áo quần cũ mặc bên trong áo sơ mi với quần tây.
+ Khi đi công tác Bác cũng cưỡi ngựa hoặc lội bộ như 1 cụ già xóm núi.
+ Khi biết mình không còn sống được bao lâu nữa, Bác dặn đồng chí, đồng bào tổ chức tang lễ cho mình vừa phải, tránh tốn kém và mất nhiều thì giờ.
+ Khi Bác về Nghệ An thăm quê, đến bữa ăn, thấy có nhiều món ngon, Bác bảo: “Các chú cất bớt đi, ăn không hết để dở rồi người khác ăn thừa hoặc vứt đi thì lãng phí lắm”.
+ Bác luôn chi tiêu hợp lí vì Bác yêu thương quý trọng người lao động với những sản phẩm họ làm ra. Thương người, thương đời nên không lãng phí của đời, của người.
- Hoạt động nhóm 4
- Học sinh thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
1. Câu chuyện cho thấy Bác Hồ là người có cách chi tiêu hợp lí trong mọi hoàn cảnh.
HĐ2: Thực hành- Ứng dụng: 15p Hoạt động cá nhân:
- YC HS hoàn thành CH 1, 2, 3 (tr.10).
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV đánh giá, nhận xét, bổ sung.
+ Chi tiêu hợp lý là chi tiền vào những việc gì? không nên tiêu tiền vào những việc gì?
+ Kể những việc em làm thể hiện việc chi tiêu hợp lý
+ Em hãy ghi chép lại việc chi tiêu của mình vào bảng thống kê (trang 10) +Hằng ngày các em thường chi tiêu vào những việc gì?
Hoạt động nhóm:
- Thực hiện câu hỏi 4 (tr.10).
- YC HS làm việc theo từng cặp.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày . - Đánh giá, nhận xét .
HĐ nhóm: Chia sẻ với bạn bên cạnh về bảng chi tiêu của em và đưa ra cách chi tiêu hợp lí.
* GV kết luận: Bác Hồ thường chi tiêu rất hợp lý trong mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc vì Bác nghĩ rằng không nên lãng phí vì chung quanh chúng ta còn rất nhiều người thiếu thốn, khó khăn cần được giúp đỡ. Sự chi tiêu hợp lý của Bác thể hiện lòng thương người, thương đời của Bác.
3. Tổng kết, đánh giá: 5p
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS; tổ chức cho HS thực hiện bản cam kết thực hiện việc chi tiêu hợp lí. HS chọn một trong hai hình thức:
2. Ý nghĩa: Câu chuyện cho ta thấy tình thương và trách nhiệm dành cho nhân dân thông qua việc chi tiêu hằng ngày.
Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta bài học về tiết kiệm và chi tiêu hợp lí, phù hợp với việc làm, hoàn cảnh.
- HS hoàn thành câu hỏi 1, 2, 3 (tr.10).
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS khác đánh giá, nhận xét, bổ sung.
1.Chi tiêu hợp lí là dùng tiền để mua đồ dùng học tập, ủng hộ giúp đỡ những bạn hoặc những hoàn cảnh khó khăn và chỉ dùng tiền vào những việc được bố mẹ, thầy cô cho phép. Không nên dùng tiền để chơi điện tử, mua bán những đồ dùng không thực sự cần thiết và khi chưa được sự cho phép của bố mẹ, thầy cô.
2. HS kể tên những việc em đã làm thể hiện sự chi tiêu hợp lí.
3. HS ghi chép lại việc chi tiêu của mình vào bảng thống kê:
- Thực hiện câu hỏi 4 (tr.10).
- HS làm việc theo từng cặp.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả.
- Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác.
- Hoạt động nhóm đôi - Nhận xét, bổ sung.
+ Những việc nên làm và không nên làm để thực hiện chi tiêu hợp lí dưới hình thức sơ đồ tư duy.
+ Những khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động hoặc sáng tác thơ có nội dung về chi tiêu hợp lí.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc; các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- GV nhận xét quá trình làm việc của HS và các nhóm, dựa trên phần
đánh giá sau mỗi hoạt động.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và sưu tầm những câu chuyện thể hiện sự chi tiêu hợp lí, tiết kiệm của Bác Hồ để củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018 TOÁN