CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.7 Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tác động chất lượng thi công công trình cầu cảng ….63
4.7.1 Phân lớp mô hình
Mô hình đánh giá rủi ro tác động đến CLTC được tác giả phân thành 2 lớp từ 16 nhân tố ảnh hưởng chính đến rủi ro CLTC công trình và 04 nhóm nhân tố chính (Hình 4.8) tuy nhiên, để dể kiểm soát ta chia ra 5 nhóm để triển khai phân lớp.
Lớp 1 là lớp nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kết quả của mô hình. Trong lớp 1 có 10 nút, các nút trong lớp này là biến nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro CLCT. Ở lớp này các nút trong nhóm đều không có mối quan hệ lẫn nhau. Mỗi nút trong lớp 1 đều là nút trung gian tức chúng đều có nút nguyên nhân dẫn đến, xác xuất xảy ra của các nút trong lớp một đều cấu thành từ nguyên nhân của các nút trong lớp 2 dẫn đến nút đó.
Lớp 2 là lớp nhân tố gián tiếp dẫn đến kết quả của mô hình. Trong lớp 2 có 16 nút, các nút trong lớp này là biến các nhân tố ảnh hưởng chính đã tổng hợp được trong bảng 4.14. Ở lớp này các nút trong lớp sẽ có quan hệ tương tác với nhau. Tuy nhiên mối quan hệ giữa các nút là một chiều, giữa 2 nút không có tương tác 2 chiều qua lại lẫn nhau. Mỗi nút trong lớp 2 có thể là nút trung gian hoặc nút gốc và ở mỗi nút đều có khả năng xác suất xảy ra riêng của nó không phụ thuộc vào biến nguyên nhân.
Hình 4.9: Kết quả phân lớp mô hình
Tác giả tiến hành lập ma trận vuông 16x16 ứng với 16 nhân tố chính, sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn 6 người làm việc tại vị trí cấp cao trong một dự án cầu cảng để tìm ra mối quan hệ nhân-quả của các nhân tố, 6 người được phỏng vấn nằm ở các vị trí: Cố vấn kỹ thuật cho Chủ Đầu tư, Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, Trưởng ban QLDA và Giám sát trưởng, chủ trì thiết kế công trình cầu cảng.
Cố vấn kỹ thuật cho CĐT: đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật thi công công trình trình trong đó hơn 10 năm chuyên thi công .Đối tượng khảo sát đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật.
Chỉ huy trưởng: đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực TVGS, 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thi công công trình trong đó 5 năm kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng chỉ huy phó công trình. Đối tượng khảo sát đã có hơn 7 năm kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực thi công công trình cầu cảng.
Chỉ huy phó: đã có 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thi công công trình trong đó 3 năm kinh nghiệm làm chỉ huy trưởng chỉ huy phó công trình. Đối tượng khảo sát đã có hơn 3 năm kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực thi công công trình cầu cảng.
Trưởng ban QLDA: đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thi công công trình, 8 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn quản lý dự án xây dựng trong đó có 5 năm kinh nghiệm làm trưởng, phó ban quản lý dự án. Đối tượng khảo sát đã có hơn 9 năm kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực thi công công trình cầu cảng.
Giám sát trưởng: đã có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thi công công trình, 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn giám sát trong đó có 5 năm kinh nghiệm làm giám sát trưởng. Đối tượng khảo sát đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực thi công công trình cầu cảng.
Chủ trì thiết kế công trình cầu cảng: đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thi công công trình, 7 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn thiết kế trong đó có 5 năm kinh nghiệm làm chủ trì thiết kế. Đối tượng khảo sát đã
có hơn 10 năm kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực tư vấn giám sát, thiết kế thi công công trình cầu cảng.
Ban đầu tác giả sẽ tiến hành khảo sát riêng từng người trong 6 người trên, sau đó tiến hành tổng hợp các biến chung của 6 người, với những biến riêng của từng người tác giả sẽ tổ chức cuộc họp chung giữa 4 nhóm Làm việc cho Chủ đầu tư là Chủ trì thiết kế công trình cầu cảng , Giám sát trưởng , Trưởng ban QLDA, Cố vấn kỹ thuật cho CĐT, và họp chung giữa đơn vị nhà thầu là chỉ huy trưởng và chỉ huy phó để tiến hành thống nhất các ý kiến riêng vì mô hình trong nghiên cứu được áp dụng cho nhà thầu nên ý kiến của họ sẽ phù hợp với tình hình thực tế của nghiên cứu hơn.
Để phân biệt hướng tác động giữa 2 nhân tố, tác giả gắn các nhấn tố theo cột dọc là biến nguyên nhân (cause variables), các yếu tố theo hàng ngang là biến kết quả (effect variables), việc bố trí biến nguyên nhân – kết quả theo cột và hàng còn có thêm tác dụng là giúp cho người được phỏng vấn dễ theo dõi, không bị nhầm lẫn.
Kết quả tổng hợp thể hiện theo bảng 4.15:
Bảng 4.15: Ma trận mối quan hệ giữa các nhân tố
Sau khi tổng hợp và thống nhất các ý kiến của các đối tượng khảo sát, tác giả tìm được 45 mối quan hệ nhân-quả giữa 16 nhân tố với nhau, tổng số mối quan hệ nhân-quả là 66 (45+16+5). Trong đó, 45 là mối quan hệ nhân-quả giữa 16 nhân tố, 16 là mối quan hệ nhân-quả giữa các nhân tố đến nhóm các nhân tố đó, 5 là mối quan hệ nhân-quả giữa các nhóm nhân tố đến khả năng ảnh hưởng đến chất lượng trong thi công công trình cầu cảng. Kết quả các mối quan hệ được tác giả trình bày dưới dạng sơ đồ theo hình:
Hình 4.10: Sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình đánh giá rủi ro tác động đến chất lượng thi công công trình cầu cảng
Mô hình đánh giá rủi ro tác động đến chấ CLTC công trình cầu cảng
Sau khi có được 66 mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tác động đến chất lượng thi công công trình cầu cảng tác giả tiến hành đưa vào mô hình BBNs. Tác giả tiến hành xây dựng mô hình BBNs trên phần mềm MSBNX:
Hình 4.11 Mô hình đánh giá rủi ro tác động đến chất lượng thi công công trình cầu cảng.
Trong mô hình BBNs mà tác giả xây dựng, mỗi biến điều có 4 đặc tính như sau:
- Tên biến
- Trạng thái của biến
- Mối quan hệ giữa các biến
- Bảng xác suất có điều kiện của các biến.
Với mỗi nhân tố tác giả gắng các trạng thái cụ thể như sau:
Bảng 4.16 Trạng thái các nhân tố
STT Ký
hiệu Nhân tố ảnh hưởng Trạng thái A. Nhóm nhân tố Năng lực quản lý Phù hợp/ không
phù hợp
1 A1 Năng lực đơn vị Tư vấn giám sát
Phù hợp/
không phù hợp
2 A2 Năng lực đơn vị thiết kế
Phù hợp/
không phù hợp
3 A3 Năng lực quản lý của Ban QLDA hoặc Chủ Đầu Tư
Phù hợp/
không phù hợp
B. Nhóm nhân tố Năng lực nhà thầu Phù hợp/ không phù hợp
4 B2 Tài chính của các nhà thầu tham gia dự án không đảm bảo
Đảm bảo/
không đảm bảo
5 B3 Cán bộ kỹ thuật của nhà thầu yếu kém
Đạt/ không đạt
6 B4 Năng lực quản lý của nhà thầu yếu kém
Đạt/ không đạt
C. Nhóm nhân tố vật liệu đầu vào. Đạt/ không đạt
7 C1
Chất lượng vật liệu đầu vào không đảm bảo thông số kỹ thuật theo của hồ sơ thiết kế
Đạt/ không đạt
8 C2 Bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn không đảm chất lượng
Đạt/ không đạt
9 C3 Phụ gia dùng trong môi trường cảng biển không phù hợp
Đạt/ không đạt
E. Nhóm nhân tố Thiết bị Đạt/ không đạt
10 E1 Sử dụng thiết bị không phù hợp
Phù hợp/
không phù hợp
11 E2 Năng lực đơn vị kiểm định thiết bị
Phù hợp/
không phù hợp
12 E3 Không bảo trì thiết bị định kỳ Có bảo trì/
không bảo trì J. Nhóm nhân tố ảnh hưởng khác ảnh hưởng/không ảnh hưởng
13 J1 Hồ sơ thiết kế không phù hợp với thực tế thi công
Phù hợp/
khôngphù hợp
Đối với khả năng xảy ra rủi ro chất lượng thi công thường cho 3 mức độ khả năng xảy ra.
- Mức độ ảnh hưởng đến chất lượng công trình thấp: là những rủi ro mà ít khi làm ảnh hưởng đến chất lượng hoặc ảnh hưởng không đáng kể.
- Mức độ ảnh hưởng đến chất lượng công trình trung bình: là những rủi ro mà ảnh hưởng đến chất lượng sẽ tốn thời gian và chi phí.
- Mức độ ảnh hưởng đến chất lượng công trình cao: là những rủi ro mà ảnh hưởng đến chất lượng sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí, nhưng khi xử lý nó không đạt chất lượng như mong muốn.
- Để đơn giản cho việc đánh giá tác giả lập bảng xác suất có điều kiện cho từng mối quan hệ ứng với từng nút nhân tố. Trong mô hình sẽ có 2 loại bảng xác suất:
- Loại bảng thứ nhất: dùng cho biến không chịu tác động của các nhân tố khác: A3 ở bảng này chỉ có xác suất xảy ra của nhân tố hay các nút trong mô hình
- Loại bảng thứ hai: dùng cho các biến còn lại, biến chịu tác động của các nhân tố khác, tại bảng này xác suất xảy ra của nút đánh giá sẽ phụ thuộc
14 J4 Hệ ván khuôn dầm, sàn không đảm bảo chịu lực gây ra võng
Đạt/ không đạt
15 J6 Sự thõa hiệp/cấu kết của các đơn vị tham gia trong dự án
Có ý thức/
không có ý thức
16 J7 Sai lệch tọa độ do lỗi trắc đạc
Chuyên môn/
hay không chuyên môn
một phần vào các nhân tố tác động lên nó, số lượng xác suất đánh giá là 2n, với n là số nhân tố tác động đến nút đó.
Dựa vào các thông số đầu vào khả năng xảy ra của từng nhân tố mà người quản lý đánh giá, mô hình BBNs sẽ tính toán cho ra kết quả là khả năng ảnh hưởng chất lượng thi công công trình. Kết quả của mô hình có thể giúp người quản lý:
- Đánh giá được những tác động của từng nhân tố đến bộ phận công trình tại thời điểm thực tế tại trên công trường, giúp hổ trợ người quản lý của Chủ đầu tư hoặc nhà thầu đưa ra những quyết định phù hợp nhằm giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Thông qua mô hình có thể tìm ra được nhân tố nào có thể gây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng công trình. Từ đó đưa ra các phương án phù hợp, giúp giảm khả năng xảy ra rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng mà các bên không mong muốn.