CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 3 tuần 14 (Trang 26 - 29)

BÀI 28. TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (TIẾP)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt đông của HS HSKT

1. Hoạt động khởi động :

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh làm bài tập tiết trước.

- Nhận xét, nhận xét chung.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Tiểu phẩm

"chuyện hàng xóm" (10 phút)

* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện quan tâm, giúp đõ hàng xóm láng giềng.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu đóng tiểu phẩm (nội dung đã được chuẩn bị trước).

- Nội dung

- Nhóm HS được giao nhiệm vụ lên đóng tiểu phẩm.

- HS dưới lớp xem tiểu phẩm.

- Nói tên mọt người hàng xóm của mình - Hỏi: Em đồng ý với cách xử lí

của bạn nào? Vì sao?

- Hỏi: Qua tiểu phẩm trên, em rút ra đượcbài học gì?

- HS dưới lớp xem tiểu phẩm, tự suy nghĩ, sau đó 4 đến 5 em trả lời.

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mìnhtrước những ý kiến có liên quan đến việc quan tâm, giúp đõ hàng xóm láng giềng.

* Cách tiến hành:

- Phát phiếu thảo luận cho nhóm và yêu cầu thảo luận.

- Nghe yêu cầu, nhận phiếu và tiến hành thảo luận.

- Treo 1 phiếu thảo luận (phóng to) lên bảng để các nhóm lên điền kết quả.

- Nội dung trong phiếu.

- Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng và lời giải thích (Nếu HS chưa nắm rõ).

GV kết luận.

- Sau 3 phút, đại diện mỗi nhóm lên ghi kết quả lên bảng.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, có kèm theo lời giải thích.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, tìm hiểu ý nghĩa các câu ca dao, tục ngữ

* Mục tiêu: HS biết nội dung, ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ về hàng xóm, láng giềng.

* Cách tiến hành:

- Chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ nói về tình hàng xóm, láng giềng - Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận và lấy VD minh hoạ cho từng câu 3 câu ca dao, tục ngữ.

- Nhận xét, bổ sung, giải thích thêm (nếu cần).

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

- Thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.

...

THỦ CÔNG

Bài 7 : CẮT, DÁN CHỮ H, U (TIẾT 2) I – MỤC TIÊU

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ H,U.

- Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Ghi chú : Không bắt buộc HS phải cắt lượn ở ngoài và trong chữ U. HS có thể cắt theo đường thẳng.

- Với học sinh khéo tay :

- Kẻ, cắt, dán được chữ H,U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

- Giáo dục học sinh thích cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Mẫu chữ H, U; Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.

Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HSKT

Hoạt động 1 : Củng cố lại cách cắt, dán chữ H, U

- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ H, U.

- Học sinh quan sát.

- Cho học sinh nêu lại các bước và thực hiện các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Học sinh nêu lại các bước và thực hiện các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U .

Bước 1: Kẻ chữ H, U.

Bước 2: Cắt chữ H, U.

Bước 3: Dán chữ H, U.

Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước theo quy trình bằng hình vẽ minh họa.

Học sinh theo dõi.

Hoạt động 2 : Thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U

- Giáo viên cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm - Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm.

- Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân, nhóm.

- Học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân, nhóm.

3) Củng cố : - Cho học sinh nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U.

4) Dặn dò : Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để giờ sau học bài “ Cắt, dán chữ V”

...

BDTV

LUYỆN VIẾT THƯ I- MỤC TIÊU

+ KT: HS viết 1 bức thư cho bố hoặc mẹ đang ở xa nhà để thăm hỏi và báo tin.

+ KN: - Rèn kỹ năng viết thư cho bố hoặc mẹ theo gợi ý SGK.

- Biết trình bày 1 bức thư.

- Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả và biết bộc lộ tình cảm với bố hoặc mẹ + TĐ: Giáo dục HS có tình cảm tốt với bố hoặc mẹ.

* HSKT: Đọc đầu bài

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ chép đề bài, gợi ý.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

A- KIỂM TRA BÀI CŨ: (5 phút) - Gọi HS nêu các phần chính của mộ bức thư.

B- BÀI MỚI:

1- Giới thiệu bài: (1 phút)

2- Hướng dẫn HS tập viết thư: (30 phút)

a) GV hướng dẫn HS phân tích đề bài để viết được lá thư đúng yêu cầu : Đề bài : Em hãy viết một bức thư cho bố (hoặc mẹ) em một bức thư thăm hỏi và báo tin khi bố (mẹ) đang ở xa nhà.

- HD phân tích đề bài.

+ Bài yêu cầu các em viết thư cho ai ? - GV hướng dẫn: Xác định viết thư cho bố hoặc mẹ đang ở đâu ? Làm gì?

- Mục đích viết thư là gì?

- Nêu nội dung cơ bản của bức thư?.

- Hình thức bức thư thế nào ?

b) HD HS làm mẫu, nói về nội dung thư theo gợi ý

- GV mời 1 HS giỏi làm mẫu.

c) HS viết thư:

- GV cho HS viết thư vào vở.

- GV cho HS đọc lại, GV nhận xét, chấm điểm.

C- CỦNG CỐ DẶN DÒ: (1 phút) - GV nhận xét giờ học.

- 2 HS nêu, nhận xét.

- HS nghe giới thiệu.

- 1 HS đọc đầu bài và gợi ý.

- Cho bố hoặc mẹ đang ở xa nhà.

- Thăm hỏi, báo tin.

- Lý do, hỏi thăm báo tin.

- Như mẫu bài: Thư gửi bà.

- 3, 4 HS nói tên, địa chỉ của người các em định viét thư.

- 1 HS làm mẫu.

- HS viết bài.

- 3 HS đọc lại, nhận xét.

- Đọc đầu bài

...

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 3 tuần 14 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w