Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO DI CHÚC
1.3 Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thừa kế quyền sử dụng đất
1.3.2. Thừa kế QSDĐ theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là một hình thức thừa kế quan trọng trong pháp luật Dân sự nước ta. Tại Điều 609 BLDS 2015 quy định “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Theo đó, thừa kế QSDĐ theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người sử dụng đất nhằm chuyển tài sản là quyền sử dụng đất của mình cho người khác sau khi chết.
Việc pháp luật thừa nhận phương thức này không chỉ nhằm đảm bảo cho chủ sở hữu có quyền quyết định số phận tài sản thuộc quyền sở hữu của mình khi còn sống mà còn có thể quyết định số phận tài sản của mình sau khi chết, nhằm đảm bảo việc chuyển dịch tài sản từ người chết sang cho người còn sống theo một trình tự nhất định, đồng thời làm rõ phạm vi quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ ý chí của người chết cũng như quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
* Về chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc
17 - Chủ thể để lại di sản thừa kế QSDĐ theo di chúc
Chủ thể để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, nhƣng không phải bất cứ cá nhân nào sau khi chết đều trở thành chủ thể để lại di sản thừa kế QSDĐ. Mà chỉ có những cá nhân sau khi chết có tài sản là QSDĐ để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật mới trở thành chủ thể để lại di sản thừa kế QSDĐ.
Thứ nhất: Cá nhân, hộ gia đình là người Việt Nam
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng cho, nhận thừa kế có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình lại cho người khác sau khi chết theo hình thức lập di chúc (căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013).
Trường hợp hộ gia đình được nhà nước giao đất, vì đất giao cho hộ gia đình là tài sản chung của cả hộ, cho nên các thành viên trong hộ đều có quyền đối với phần tài sản của mình việc sử dụng tài sản chung này đƣợc thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong gia đình. Các thành viên tham gia thỏa thuận phải là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu trong hộ có thành viên chết thì thành viên đó có quyền lập di chúc để lại phần QSDĐ của mình cho người khác theo hình thức lập di chúc (căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 179 LĐĐ 2013).
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cũng có quyền để lại thừa kế QSDĐ như thuê đất của Nhà nước (căn cứ khoản 5 Điều 179 LĐĐ 2013).
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền để thừa kế QSDĐ của mình theo di chúc (căn cứ Điều 180 LĐĐ 2013).
18
+ Người được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01 tháng 07 năm 2004 đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 05 năm thì hộ gia đình, cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình lại cho người khác sau khi chết theo hình thức lập di chúc. Vì vậy nếu cá nhân đó chết hoặc trong hộ gia đình có thành viên chết mà vẫn còn trong thời hạn thuê (trên 5 năm) thì quyền sử dụng đất của người đó vẫn được để thừa kế theo di chúc.
(căn cứ khoản 1 Điều 210 LĐĐ 2013).
Thứ hai: Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo quy định tại Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định pháp luật về nhà ở đƣợc để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện đƣợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở theo Điều 186. Có thể thấy, quyền sử dụng đất của chủ thể này bị giới hạn rất nhiều so với các cá nhân trong nước, vì pháp luật chỉ cho phép họ đƣợc để thừa kế nhà ở gắn liền với QSDĐ ở mà không đƣợc để thừa kế đối với những khách thể khác không phải là đất ở. Ngoài ra, để đƣợc công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân
+ Còn đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam) và cá nhân là người nước ngoài, đây là những chủ thể đặc biệt, bởi có yếu tố nước ngoài vì thế QSDĐ của họ bị hạn chế hơn so với các chủ thể trong nước. Tuy họ cũng được Nhà nước giao đất nhưng họ không được hưởng đầy đủ các quyền năng của người sử dụng đất trong đó có quyền để thừa kế QSDĐ. Chính vì thế họ không là chủ thể để lại thừa kế QSDĐ tại Việt Nam.
- Chủ thể nhận thừa kế QSDĐ theo di chúc
Thứ nhất: Tổ chức; hộ gia đình; cá nhân và cộng đồng dân ở Việt Nam. Chủ thể nhận thừa kế QSDĐ theo di chúc là chủ thể được người chết để lại tài sản QSDĐ theo nội dung của di chúc. Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 169 LĐĐ 2013 quy định các chủ thể đƣợc
19
nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm: Tổ chức; hộ gia đình; cá nhân và cộng đồng dân cư. Người thừa kế QSDĐ nếu là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, người chết trước hoặc chết cùng thời điểm sẽ không được hưởng di sản thừa kế QSDĐ.
Thứ hai: Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Người được thừa kế là cá nhân người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam) thì đƣợc nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Trường hợp là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (không thuộc diện được sở hữu nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam) thì chỉ được hưởng giá trị tương đương với phần thừa kế là QSDĐ đó.
* Về điều kiện để di chúc có hiệu lực.
Thứ nhất: Điều kiện về ý chí
Như mọi giao dịch khác, pháp luật đòi hỏi những người thực hiện giao dịch phải tự do ý chí, không chịu sự chi phối hay tác động từ những người khác. Đây là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá di chúc có giá trị pháp lý hay không. Căn cứ Điều 624 và 625 BLDS 2015 thì người lập di chúc phải là cá nhân là người đã thành niên có năng lực để lập di chúc và thỏa mãn điều kiện:
“Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;”4
Theo đó, người lập di chúc để lại di sản là QSDĐ phải toàn toàn tự nguyện trong việc lập di chúc, người lập di chúc phải là người có khả năng nhận thức bình thường vào lúc lập di chúc. Sự minh mẫn sáng suốt là điều kiện để di chúc đƣợc lập có hiệu lực pháp luật và giúp cho người lập di chúc nhận thức rõ hành vi của mình, hiểu đúng việc mình làm và phản ánh đúng ý chí của người lập di chúc.
4 Điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
20
Ví dụ: Một người thể hiện ý chí không minh mẫn vào thời điểm lập di chúc như:
khi đang say rƣợu; già lú lẫn hay đang trong tình trạng bị đe dọa, cƣỡng ép phải lập di chúc thì di chúc này sẽ không có giá trị pháp lý và mặc nhiên bị vô hiệu.
Thứ hai: Điều kiện về chủ thể
Người lập di chúc là người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp người lập di chúc là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì vẫn có thể lập di chúc nếu đáp ứng đƣợc những điều kiện:“Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc” 5
Theo đó, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc bằng văn bản để định đoạt tài sản là QSDĐ của mình nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Tuy nhiên, sự đồng ý ở đây là sự đồng ý cho họ lập di chúc, còn về nội dung di chúc do chính người chưa thành niên đó quyết định. Quy định này được đặt ra nhằm hạn chế rủi ro bởi đây là những người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ, tâm sinh lý phát triển chƣa toàn diện, dễ bị kích động lôi kéo, nhận thức còn chƣa chín chắn nên nếu lập di chúc thì di chúc phải đƣợc lập bằng văn bản và phải đƣợc cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý là điều rất cần thiết.
Người lập di chúc là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình…; người không biết chữ) thì“di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”6 Xét về nguyên tắc thì, mọi cá nhân đƣợc bảo đảm quyền thừa kế theo di chúc và đƣợc pháp luật bảo hộ7, chính vì vậy đối tƣợng này vẫn có quyền đƣợc lập di chúc để lại thừa kế là QSDĐ nhưng di chúc này phải được lập thành văn bản và phải có từ 02 người làm chứng trở lên và có công chứng hoặc chứng thực thì di chúc này mới đƣợc coi là hợp pháp và mới phát sinh hiệu lực pháp luật.
5 Khoản 2 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
6 Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
7 Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013
21 Thứ ba: Điều kiện về hình thức
Hình thức của di chúc là phương tiện biểu hiện ý chí của người lập di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 627 BLDS thì di chúc phải đƣợc lập thành văn bản, nếu nhƣ không thể lập đƣợc di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng
- Di chúc bằng văn bản: là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 628 BLDS 2015 thì di chúc bằng văn bản đƣợc chia làm 04 loại bao gồm:
+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có công chứng;
+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Đối với những chủ thể đặc biệt như người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi thuộc khoản 2 Điều 630 BLDS 2015 thì di chúc phải đƣợc lập thành văn bản và phải đƣợc cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; chủ thể là người bị hạn chế về thể chất, người không biết chữ cũng đƣợc lập di chúc nhƣ quy định tại khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 nhƣng về hình thức của di chúc phải được lập bằng văn bản và có người làm chứng, có công chứng hoặc chứng thực thì di chúc mới đƣợc coi là hợp pháp và mới phát sinh hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, để trở thành người làm chứng cần tuân thủ các điều kiện: người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.8
Đối với di chúc được lập bằng văn bản không có người là chứng chỉ được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. Đồng thời, người lập di chúc phải tự viết tay và kí vào bản di chúc. Ngoài ra nội dung di chúc không đƣợc trái pháp luật và đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
8 Khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014
22
- Di chúc miệng theo Điều 629 BLDS 2015: là sự bày tỏ ý chí bằng lời nói của người để lại di sản thừa kế lúc còn sống trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết. Nó chỉ được coi là hợp pháp khi tính mạng của người lập di chúc bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc do những nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản đƣợc thì có thể lập di chúc miệng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia quan hệ pháp luật thừa kế QSDĐ.
Trong lúc lập di chúc miệng thì người lập di chúc sẽ phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước sự chứng kiến của ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng sẽ phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đó theo khoản 5 Điều 630 BLDS 2015. Di chúc phải đƣợc công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng. Di chúc này sẽ vô hiệu nếu người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn, sáng suốt sau 03 tháng, kể từ thời điểm người lập di chúc lập di chúc miệng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt sẽ yêu cầu phải lập di chúc bằng văn bản hoặc bằng văn bản nhƣng phải có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, tùy theo trường hợp mà pháp luật quy định điều kiện, thủ tục về mặt hình thức và khi không đáp ứng những điều kiện về mặt hình thức đó thì di chúc bị coi là vô hiệu.
Thứ tƣ: Điều kiện về nội dung
Nội dung của di chúc là nơi chứa đựng toàn bộ những quyết định của người để lại di sản trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Cho dù di chúc đƣợc lập bằng văn bản hay bằng miệng thì đều phải có nội dung rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân chia di sản sau này và tránh tranh chấp xảy ra. Do đó, pháp luật dân sự quy định tất cả các di chúc đƣợc thể hiện bằng hình thức văn bản phải đáp ứng các yêu cầu chung về nội dung theo Điều 631 BLDS 2015 và phải tuân theo một trình tự tương ứng với mỗi hình thức cụ thể.
Ngoài ra, di chúc còn là sự thể hiện ý chí tự định đoạt rất cao của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời cho những người còn sống, song pháp luật không can thiệp sâu vào sự tự do ý chí đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quyền định đoạt ấy không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật. Ý chí tự định
23
đoạt của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí của nhà nước và đạo đức xã hội. Nếu di chúc được lập ra có nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội sẽ đương nhiên vô hiệu theo điểm b khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Đồng thời, nội dung di chúc không đƣợc viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu nhằm tránh trường hợp khó giải thích nội dung di chúc gây sự tranh cãi giữa những người thừa kế về sau này. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho bản di chúc và ý chí của người lập di chúc trong trường hợp bản di chúc có nhiều trang thì pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải đánh số trang theo thứ tự và phải kí hoặc điểm chỉ vào từng trang của di chúc đề phòng tình trạng người khác thêm, bớt, giả mạo, thay thế di chúc gây sai lệch nội dung của di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó.
* Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc được thực hiện các quyền trong phạm vi pháp luật cho phép theo Điều 626 BLDS 2015 cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế Người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ ai để hưởng di sản thừa kế là QSDĐ theo di chúc, người được chỉ định trong di chúc thường là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc. Họ có thể là Vợ, chồng của người để lại di sản được xác định theo quan hệ hôn nhân; Là con, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người để lại di sản theo quan hệ huyết thống hoặc Cha mẹ nuôi, con nuôi hay cha mẹ kế theo quan hệ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, những người được hưởng thừa kế được xác định trong di chúc không nhất thiết phải là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc, mà họ có thể là cá nhân hoặc một tổ chức bất kỳ nào đó.
Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế mà không cần nêu rõ lý do.
Truất quyền ở đây có nghĩa là không cho hưởng cái quyền mà họ đáng được hưởng. Như vậy, người bị truất quyền thừa kế chỉ bao gồm những người thừa kế theo pháp luật, ví dụ như: (cha, mẹ; vợ, chồng; con; anh, chị, em ruột,…). Người lập di chúc truất quyền của người thừa kế theo pháp luật bằng cách ghi rõ trong di chúc là truất quyền thừa kế hoặc