SH Đội (20p) CHỦ ĐIỂM: TẾT ĐOÀN VIÊN

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 20 l5 (Trang 33 - 38)

1. Kiến thức: HS biết một số phong tục ngày tết của địa phương nói riêng và hiểu thêm một sô phong tục trong ngày Tết ở các địa phương khác trong cả nước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mạnh dạn

- HS hát múa hoặc đọc thơ, kể chuyện về Đảng để chào mừng xuân mới (Tết quê em)

3. Thái độ: GDHS hiểu mỗi phong tục đều mạng ý nghĩa văn hóa, giáo dục con người luôn nhớ về tổ tiên.

II. Tài liệu, phương tiện

- Sách báo, mạng Internet … giới thiệu về phong tục ngày Tết - Tìm hiểu phong tục ở địa phương

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Phần 1: Đọc thơ và giới thiệu tranh về ngày Tết.

Phần 2: Giao lưu văn nghệ

Phần 3: Thi làm thiệp chúc mừng ngày Tết.

- Tổ 1 đọc thơ

- MC nam giới thiệu bạn lên đọc thơ.

- MC nam: Các bạn ơi! Các bạn thấy bài thơ của bạn có hay và xúc động không nào? Vậy chúng ta hãy dành tặng cho bạn 1 chàng pháo tay thật to và dòn dã nào!

- MC nữ: tiếp theo là phần giới thiệu tranh vẽ về ngày Tết của tổ 2.

- Tổ 2 lên giới thiệu về bức tranh của tổ mình.

- MC nữ giới thiệu tổ 3 lên hát. Bài hát: Long phụng sum vầy.

- Tổ 3 tham gia giao lưu văn nghệ.

HS cả lớp cùng hát và vỗ tay theo các bạn.

- MC nữ: Xin cảm ơn các ca sĩ đến từ tổ 3, các bạn ơi hãy dành cho các ca sĩ yêu quý của chúng ta một tràng pháo tay thật dòn dã nào!

- MC nam: Tiếp theo chương trình là phần mà mọi người đều đang rất háo hức và mong đợi nhất trong ngày hôm nay đó chính là phần 3 thi làm thiệp chúc mừng ngày Tết.

- MC nữ: thưa các bạn, cuộc thi nào cũng không thể thiếu được các vị giám khảo là những người cầm cân,

- HS trưng bày sản phẩm

- Đại diện các nhóm lần lượt lên giới thiệu thiệp chúc mừng của nhóm mình.

- HS cả lớp cùng bình chọn cho tấm thiệp mình yêu thích nhất.

- GVCN nêu ý kiến nhận xét chung về phần thi của các nhóm.

- GVCN tuyên dương, trao quà cho nhóm có tấm thiệp đẹp và ý nghĩa nhất. Động viên, khen thưởng các nhóm còn lại

Phần 4: Tìm hiểu văn hóa ngày Tết.

nảy mực tạo sự công bằng cho cuộc thi. Và không ai khác đó chính là các bạn. Các bạn sẽ cùng bình chọn ra tấm thiệp đẹp và ý nghĩa nhất.

- MC nam: Tớ xin thông qua Thể lệ cuộc thi như sau: Các tấm thiệp đã được chuẩn bị sẵn từ trước. Các bạn sẽ trang trí cho tấm thiệp của nhóm mình sao cho thật đẹp cùng với những lời chúc Tết thật ý nghiã để dành tặng cho người thân trong gia đình bạn. Các bạn sẽ làm thiệp theo nhóm 6 mỗi nhóm sẽ bầu ra 1 nhóm trưởng, thời gian làm là 5 phút. Đội nào trang trí nhanh, đẹp và sáng tạo, nhận được nhiều sự lựa chọn của các bạn nhất sẽ giành được danh hiệu:

Khéo tay hay làm năm 2020 “Các bạn đã rõ thể lệ cuộc thi chưa?

- HS làm thiệp theo nhóm 6.

- Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- HS bình chọn cho tấm thiêp đẹp nhất bằng hình thức giơ tay biểu quyết.

- 2 MC tổng hợp tuyên bố nhóm thắng cuộc.

- 2 MC mời GVCN nhận xét phần thi của các nhóm.

- HS lắng nghe.

- Đại diện đội thắng cuộc lên nhận phần quà từ GVCN.

- MC nữ: Qua phần thi vừa rồi chúng ta đã được tìm hiểu những nét đẹp về ngày tết cổ truyền thật tuyệt vời phải không các bạn?

Thưa cô, chúng con vừa thực hiện xong phần thi “Làm thiệp chúc mừng ngày Tết” Với nội dung thứ 4

“Tìm hiểu văn hóa ngày Tết”, chúng con xin được sự trợ giúp của cô ạ.

- GV hỏi: Các con có biết ngày Tết Nguyên đán của chúng ta còn được gọi là gì không?

- GV hỏi: Vậy có bạn nào biết Tết Nguyên đán thường bắt đầu từ ngày ngày nào và đến hết ngày nào không?

- GV nêu ý nghĩa ngày Tết: Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn, quan trọng của người Việt Nam từ trước đến nay nên đây được xem là khoảng thời gian vui nhất, nhộn nhịp và ấm áp nhất trong 1 năm.

Chính vì Tết Nguyên đán là một dịp quan trọng cho sự khởi đầu, cho biết bao niềm tin yêu, sự may mắn cùng với những mong ước, cầu nguyện chân thành nên ngày Tết Nguyên đán mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn và sâu sắc hơn so với những ngày lễ khác trong năm.

Tết Nguyên đán là ngày sum họp đoàn viên, yêu thương hòa thuận

Tết Âm lịch luôn là một trong những dịp có kỳ nghỉ dài nhất trong năm, vì vậy mọi người thường tạm gác công việc của mình để về quê thăm gia đình cũng như sum họp, quây quần bên nhau sau những khoảng thời gian dài xa cách vì manh cơm miếng áo hay guồng quay bon chen, vất vả của cuộc sống thường nhật. Những khoảnh khắc đoàn viên trong gia đình thật quý báu và thiêng liêng làm cho ý nghĩa Tết Nguyên đán trở nên hạnh phúc biết dường nào!

- GV: Để tìm hiểu những phong tục cũng như nét đẹp văn hóa của người Việt ta thì ngay bây giờ xin mời các bạn đến với 1 trò chơi nho nhỏ, các con có muốn chơi trò chơi không? trò chơi có tên: “Lì xì bí mật”

- GV nêu luật chơi: Khi tiếng nhạc cất lên cô sẽ trao lì xì cho một bạn, bạn truyền sang người bên cạnh cho đến khi tiếng nhạc kết thúc, lì xì trong tay bạn nào thì bạn ấy có quyền mở lì xì và trả lời những câu hỏi có trong lì xì. Trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà. Trả lời sai nhường quyền trả lời cho bạn khác.

- Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền

h- Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày của đầu năm mới (tức là từ 23 tháng Chạp – hết mùng 7 tháng Giêng).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, nắm luật chơi.

- GV cho HS chơi.

Câu 1: Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là gì?

- GV chốt đáp án

- GV nêu ý nghĩa: Người Việt quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất. Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, sau đó phải đi hết một vòng quanh nhà với hi vọng may mắn sẽ luôn tràn ngập khắp nhà gia chủ.

Câu 2: Đây là loại cây đặc trưng cho ngày tết không hoa không trái, thường được dựng ở trước nhà?

- GV chốt đáp án (chiếu hình ảnh: cây nêu)

? Con có biết cây nêu được dựng ở trước nhà vào ngày Tết với mục đích làm gì không?

- GV giảng giải thêm cho HS hiểu rõ hơn (nếu cần).

Câu 3: Tên loại thức ăn ngọt có rất nhiều hương vị và được xem là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết?

- GV chốt đáp án (chiếu hình ảnh: mứt Tết) - GV giảng thêm: mứt là một loại bánh mứt truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm mứt rất đa dạng và nhiều vị: Dừa, Bí, Cà rốt,

- HS tham gia chơi.

- Người xông nhà (xông đất)

- HS lắng nghe.

- Cây nêu

- HS quan sát tranh

- HS nêu theo sự hiểu biết của mình.

Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam nói chung, bao gồm cả một số dân tộc thiểu số và người Kinh, đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn cây đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc.

Cây nêu được dựng với mục đích ban đầu nhằm ngăn ngừa không cho quỷ từ biển Đông vào đất liền và bén mảng đến nơi người cư ngụ. Tuy nhiên, theo thời gian, theo địa phương, theo dân tộc và tập quán của cộng đồng, ý nghĩa của việc trồng cây nêu ngày Tết đã trải rộng hơn.

- Mứt Tết - HS quan sát - HS lắng nghe.

hạt sen,...và thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt.

Câu 4: Khoảnh khắc chuyển giao từ năm này sang năm khác được gọi là gì?

- GV nhận xét

Câu 5: Loại hoa nào đặc trưng cho ngày Tết ở miền Bắc, và miền Nam trong dịp Tết đến xuân về?

- GV nhận xét. (Chiếu hình ảnh)

- Hoa đào là loài hoa được trồng chủ yếu ở miền Bắc, hoa mai thì được trồng chủ yếu ở miền Nam, 2 loại hoa này phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán. Người dân miền Bắc hay miền Nam thường dùng hoa đào, hoa mai để trang trí nhà cửa, với mong muốn đem lại sự may mắn và tài lộc.

Vào dịp Tết, những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

Còn hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Nó có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh, bình an và vạn sự như ý trong năm mới. Hoa Đào nở vào mùa xuân còn biểu trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn thân thiết và tình yêu.

- Các con có biết không hoa đào cũng có rất nhiều màu như: đào bích, đào phai. (Gv giới thiệu trực tiếp với cành đào có trong lớp)

3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Giáo dục KNS: cần lưu ý không được nổ pháo, thả đèn trời, bắn pháo hoa,…Cần thực hiện tốt các cam kết trong dịp Tết để mang lại cái Tết vui vẻ, bình an cho mọi người.

Hãy sưu tầm thêm các bài múa, hát, thơ...

về ngày tếtvà những lời chúc tết tới tất cả mọi người.

- GV nhận xét tiết học

- Gọi HS nhắc lại phương hướng tuần tới.

- Giao thừa

- Hoa đào ở miền Bắc, hoa mai ở miền Nam

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại phương hướng.

---

Một phần của tài liệu Giáo án tuần 20 l5 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w