Khảo sát các tính chất kháng khuẩn dung dịch AgNP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn (Trang 56 - 64)

Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của dung dịch AgNP

48

( a) Salmonella ( b) bacillus subtilis

( c) Escherichia coli (d) Staphylococcus aureus Hình 3.7. Kết quả kháng khuẩn của dung dịch AgNP với các chủng

Theo như quan sát hình 3.7 ta thấy trên cả 2 đĩa sau khi nuôi cấy 24h ở 37°C của 2 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus Escherichia coli không xuất hiện vòng tròn kháng khuẩn mà vi khuẩn mọc tràn lan trên đĩa, do đó dung dịch AgNP không có hoạt

49

tính kháng khuẩn đối với 2 chủng vi khuẩn này. Trên 2 đĩa Bacillus subtilis cho đường kính vòng kháng 12 mm, còn ở Salmonella có đường kính vòng kháng 10 mm. Kết quả này chứng tỏ hoạt tính kháng khuẩn của AgNP tổng hợp từ dịch chiết nha đam đối với 2 chủng Bacillus subtilisSalmonella. Do đó dung dịch AgNP trong gel nha đam có họat tính kháng khuẩn đối với 2 chủng Bacillus subtilisSalmonella.

Theo như kết quả nghiên cứu của ( L và Durairaj Sadhasivam, TR, 2014) thì dịch chiết nha đam kết hợp với AgNO3 tạo AgNP khi khảo sát kháng khuẩn có đường kính 15nm cho vùng ức chế Escherichia coli và Bacillus subtilis. Từ đó có thể kết luận rằng dung dịch AgNP cho kết quả kháng cao hơn kết qảu nghiên cứu của ( L và Durairaj Sadhasivam, TR, 2014), cho đường kính vòng kháng Bacillus subtilis 12 mm, Salmonella 10 mm.

Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS- AgNP được trình bày dưới đây:

Staphylococcus aureus Escherichia coli

Hình 3.8. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 3% chitosan

50

Hình 3.9. Kết quả kháng khuẩn màng CS-AgNP với 5% chitosan

Hình 3.10. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 7% chitosan

Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS- AgNP được trình bày dưới bảng 3.1 dưới đây:

51

Bảng 3.1. Kích thước vòng kháng khuẩn của CS-AgNP (mm) Hàm lượng Chitosan trong

màng (%) 3 (%) 5 (%) 7 (%)

Staphylococcus aureus

Lần 1 10 mm 13 mm 16 mm

Lần 2 9 mm 12mm 14 mm

Lần 3 11 mm 12 mm 15 mm

Trung bình 10 mm 12,3 mm 15 mm

Đối chứng 18 mm 16 mm 19 mm

Escherichia coli

Lần 1 12 mm 10 mm 12 mm

Lần 2 10 mm 12 mm 11 mm

Lần 3 9 mm 13 mm 14 mm

Trung bình 10,3 mm 11,6 mm 12,3 mm

Đối chứng 12 mm 13 mm 10 mm

Hình 3.11. Màng bán thấm ở CS – AgNP

Qua các hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11 và bảng 3.1 ta thấy hoạt tính kháng khuẩn của màng CS -AgNP được thể hiện rất mạnh đối với hai chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus Escherichia coli. Hoạt tính được thể hiện mạnh nhất ở màng CS-AgNP với 7%

52

chitosan với đường kính của vòng kháng khuẩn ở chủng Staphylococcus aureus là 15 mm còn ở chủng Escherchia coli là 12,3 mm . Còn ở hai nồng độ 3% và 5% thể hiện hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn so với nồng độ chitosan 7%.

So với kết quả ở hình 3.7 (c) và 3.7 (d) thì ta có thể kết luận rằng dung dịch AgNP khi không có chitosan thì không có khả năng kháng lại 2 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus Escherichia coli, khi AgNP được kết hợp vơi chitosan ở các nồng độ thì cho khả năng kháng mạnh nhất ở 7% với đường kính của vòng kháng khuẩn ở Staphylococcus aureue là 15 mm còn ở Escherichia coli là 12,3 mm. Theo như kết quả của ( Rita Singh và Durgeshwer Singh, 2014), thì các thí nghiệm được thực hiện trên các chủng Pseudomonas aeruginosa Staphylococcus aureus để xác định hiệu quả kháng khuẩn của màng CS- AgNP với các nồng độ 30, 50, 70 và 100 ppm, thì không có tính kháng đối với seudomonas aeruginosa, ở Staphylococcus aureus thì màng CS- AgNP nồng độ 100 ppm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn.

Từ đó có thể lết luận rằng màng CS - AgNP có thể kháng được Staphylococcus aureus với đường kính vòng kháng 15 mm Escherichia coli với đường kính vòng kháng là 12,3 mm ở nồng độ 7%.

53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Đồ án tốt nghiệp đã thực hiện được các thí nghiệm và xác định được các yếu tố:

- Nhiệt độ đun tạo dịch chiết là 80° C.

- Thời gian đun tạo dịch chiết là 20 phút - Thời gian khuấy tạo AgNP là 30 phút - Tỷ lệ tạo AgNP là 1-2.

- Khi phân tích TEM cho thấy hạt AgNP có hình cầu với khoảng kích thước chủ yếu là 2,1 nm chiếm 6,3% tổng số hạt. Nhưng dao động của kích thước hạt lớn trong khoảng 2,1 nm –23 nm, cho nên làm ảnh hưởng đến kết quả của đo UV- Vis.

- Khi phân tích EDS thì lượng Ag chiếm 21,53% so với khối lượng C, về nguyên tử chiếm 2,97% so với C.

- Khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch AgNP cho kết quả đường kính vòng kháng với 2 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis 12 mm và Salmonella 10 mm.

- Khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của màng CS – AgNP cho kết quả đường kính vòng kháng với 2 chủng Staphylococcus aureus Escherichia coli ở mẫu nồng độ chitosan 7% là cao nhất.

Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng khả năng tổng hợp AgNP từ tác nhân khử là dịch chiết nha đam là rất tốt, hỗn hợp CS- AgNP tạo màng bao còn cung cấp một lựa chọn tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường hơn là dùng các loại hóa chất độc hại hay các chất bảo quản thực phẩm tổng hợp, ngoài ra còn tăng cường an toàn thực phẩm, do nó có chứa các hợp chất kháng sinh và kháng nấm, các hợp chất này có khả năng trì hoãn hoặc ngăn chặn hoạt động xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh thực phẩm cũng như gây hư hỏng.

54 Kiến nghị

Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nên đồ án nghiên cứu vẫn chưa được hoàn chỉnh, vì thế chúng tôi kiến nghị cần nghiên cứu mở rộng một cách toàn diện như:

+ Nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch AgNO3 bằng các tác nhân khử trong dịch chiết các bộ phận khác của cây nha đam như vỏ, hoa.

+ Nghiên cứu định lượng AgNP tạo thành.

+ Nghiên cứu độc tính của AgNP.

+ Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch AgNP trên các chủng vi khuẩn khác.

55

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)