Quy trình thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứng dụng trong tạo màng chữa vết thương (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.3. Quy trình thực hiện

30

Sơ đồ 2.1: Qui trình tiến hành thí nghiệm.

31 2.3.2. Thuyết minh quy trình

2.3.2.1. Xử lý:

Mục đích: Loại bỏ chất nhựa vàng có chứa các anthraquinone và dẫn xuất có thể gây nhuận tràng và hóa nâu gel nha đam. Rửa với nước sẽ loại bỏ bụi bẩn, hóa chất nguy hại và vi khuẩn trên bề mặt lá.

Yêu cầu: Cắt bỏ gốc, để nghiêng cho đến khi chất nhựa vàng ngừng tiết ra và rửa với nước cho sạch phần bụi bẩn bám bên ngoài.

Tiến hành: Lá nha đam sau khi mua về, tiến hành cắt bỏ phần dưới gốc, để nghiêng khoảng 15 – 30 phút. Sau đó, rửa dưới vòi nước và tiến hành rửa tiếp với nước cất.

2.3.2.2. Gọt vỏ:

Mục đích: Thu được phần thịt lá trong suốt.

Yêu cầu: Tránh còn sót vỏ lá sẽ là ảnh hưởng xấu đến gel nha đam sau này vì vỏ có các anthra uinone thông thường màu vàng, nhạy cảm không khí và ánh sáng, sau khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng, nó sẽ dần dần chuyển sang màu hồng nâu theo. Vì vậy cần cẩn thận loại bỏ hết phần vỏ lá khi gọt vỏ tránh làm hóa nâu gel nha đam. Để tránh tổn thất các hợp chất có hoạt tính sinh học, công đoạn này phải hoàn tất trong vòng 36 giờ kể từ lúc thu hoạch lá.

Tiến hành: Dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài cùng với hai đường răng cưa hai bên mép lá.

2.3.2.3. Xay nghiền:

Mục đích: Đồng nhất phần thịt lá để dễ dàng cho công đoạn lọc ở bước sau.

Yêu cầu: công đoạn này phải được hoàn tất trong 10 – 20 phút để tránh enzyme gây hóa nâu gel nha đam.

Tiến hành: dùng máy xay sinh tố để xay thịt lá ở nhiệt độ phòng. Thịt lá sau khi xay nghiền tiến hành cân 40 g sau đó bổ sung 100 ml nước cất đun sôi trong 20 phút.

2.3.2.4. Lọc:

Mục đích: Thu được gel nha đam tư i.

32

Yêu cầu: Loại bỏ hoàn toàn bã ra khỏi gel nha đam nếu không sẽ gây lắng cặn bã sẽ làm ảnh hưởng đến tính ổn định của nó. Sự xuất hiện màu vàng nhạt đến nâu của gel sau lọc chỉ ra rằng nó đã bị ô nhiễm bởi anthranquinone từ vỏ hoặc việc xử lý lâu làm quá trình oxy hóa phenol xảy ra.

Tiến hành: Tiến hành lọc hỗn hợp nha đam sau khi xay bằng vải lọc, bỏ phần bã.

2.3.2.5. Khuấy mạnh:

Mục đích: Tạo dung dịch Ag-NP

Yêu cầu: Dung dịch Ag-NP sau khi khuấy có màu vàng nhạt đến sậm, màu bền, không có cặn, không vẫn đục.

Tiến hành: Tiến hành lấy 5 ml dịch chiết cho vào cốc, sau đó bổ sung 20 ml dung dịch bạc nitrate (AgNO3 ) 0,001 M khuấy mạnh bằng máy khuấy từ ở nhiệt độ phòng trong thời gian 30 phút. Quan sát màu vàng nhạt xuất hiện.

2.3.2.6. Tạo hỗn hợp CS-Ag-NP Mục tiêu: Tạo hỗn hợp CS-Ag-NP.

Tiến hành: Tiến hành cho Chitosan 3% vào cốc cùng với nước cất và 1% acid acetic, thêm 10 ml dung dịch Ag-NP cho vào bình định mức 100 ml sau đó định mức bằng dung dịch chitosan 3% cho tới vạch ( thực hiện tư ng tự cho Chitosan ở 5%, 7%).

Sau đó cho ra cốc thủy tinh khuấy cho đến khi các thành phần hòa lẫn vào nhau gia nhiệt ở nhiệt độ 40-50°C

2.3.2.7. Tạo màng bán thấm CS-Ag-NP Mục tiêu: Tạo màng chitosan-Ag-NP

Tiến hành: Sấy màng ở nhiệt độ 50°C trong vòng 3 giờ để làm bốc h i toàn bộ nước trong hỗn hợp tạo thành màng Chitosan-Ag-NP, tiến hành ngâm màng trong dung dịch xút 97,6% trong 24 giờ. Sau đó rửa xút bằng nước cất để loại bỏ xút ra khỏi màng. Tiếp theo tiến hành sấy lần 2 ở nhiệt độ 50-60°C cho đến khi khô hết nước.

2.3.2.8. Khảo sát tính chất kháng khuẩn của màng bán thấm CS-Ag-NP Mục đích: khảo sát các tính chất của màng bán thấm CS-Ag-NP

33 Tiến hành:

Các tính chất của màng CS-Ag-NP được tiến hành khảo sát theo qui trình sau:

Sơ đồ 2.2: Qui trình khảo sát các tính chất của CS-Ag-NP.

Khảo sát tốc độ truyền h i nước theo ASTM E96 (Fwu Long Mi và Cộng sự, 2001;

Fwu Long Mi và Cộng sự, 2003).

Khảo sát độ hấp thu dung dịch đệm phosphate (thay cho dung dịch sinh học) (Fwu Long Mi và Cộng sự, 2001).

Khảo sát tính kháng khuẩn của màng CS-Ag-NP trên hai chủng vi khuẩn thường nhiễm vào vết thư ng nhất là Staphylococcus aureus, Escherichia coli (Nguyễn Thị Mỹ Lan và Cộng sự, 2009; Rita Singh và Durgeshwer Singh, 2014; Y. Yousefpoor và Cộng sự, 2016).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứng dụng trong tạo màng chữa vết thương (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)