Đề xuất một số giải pháp trong quản lý chất thải rắn tại thành phố Biên Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố biên hòa quy hoạch đến năm 2035 (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

4.8. Đề xuất một số giải pháp trong quản lý chất thải rắn tại thành phố Biên Hòa

Qua nghiên cứu đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Biên Hòa cho thấy cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

 Nâng cao nhận thức của người dân ;

 Tăng cường công tác xã hội hóa của thành phố trong công tác thu gom ;

 Sắp xếp lại điểm tập kết, tuyến thu gom và đầu tư phương tiện thu gom vận chuyển ;

 Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên các giải pháp sau sẽ được đề xuất và triển khai thực hiện :

4.8.1. Giải pháp về chính sách.

Để triển khai công tác xã hội hóa về vấn đề thu gom thì UBND thành phố Biên Hòa cần :

Xây dựng, ban hành quy chế quản lý: cấp quản lý, phương thức sử tiền thu phí.

Quy chế này sẽ làm cơ sở xây dựng và tổ chức thu gom rác dân lập theo hướng tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở thu gom, tái sinh, tái chế phế liệu.

81

Xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các đội thu gom tư nhân về phí đầu tư cơ sở vật chất như: cho vay kinh phí đầu tư không lấy lãi suất trong thời kỳ đầu hoặc lấy lãi suất thấp.

Trao đổi về cách quản lý của các Huyện/Thị khác để học tập kinh nghiêm và áp dụng công nghệ mới vào địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại thành phố.

4.8.2. Giải pháp giáo dục ý thức cộng đồng.

Để nâng cao sự hiểu biết của người dân về công tác bảo vệ môi trường, ngoài các hình thức thông tin đại chúng, tivi báo đài thì công tác tuyên truyền tại thành phố là việc làm không thể thiếu. Công tác tuyên truyền này phải thực hiện bằng các hành động cụ thể:

Mỗi phường/xã/ấp tự thành lập một đội thanh niên làm công tác tuyên truyền cho người dân. Đội tuyên truyền này tự lên kế hoạch, phương hướng và nhiệm vụ để đội hoạt động có hiệu quả. Mỗi đội có thể làm các khẩu hiệu, băng rôn, picknick…để tuyên truyền cho người dân trong thành phố, và công tác tuyên truyền này có thể lồng ghép vào các cuộc họp của ban ấp. Hàng tháng có thể phát động phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, xây dựng phường/xã/ấp đạt tiêu chuẩn môi trường. Giải pháp này bao gồm huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, duy trì phát triển phong trào, như phong trào Ngày chủ nhật Xanh – Sạch – Đẹp, phân loại chất thải rắn tại nguồn,…hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm sau.

Xây dựng gia đình xanh- sạch- đẹp, lồng ghép trong hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ môi trường. Hàng năm xét công nhận danh hiệu và giấy khen phường/xã/ấp, hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường và coi đây là tiêu chí công nhận hộ gia đình văn hóa.

Mỗi phường/xã/ấp cũng thành lập đội tuyên truyền. Đội tuyên truyền này tự lên kế hoạch rà soát, kiểm tra các hoạt động các đội của phường/xã/ấp. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi về bảo vệ môi trường giữa các ban ấp để khấy động phong trào của địa phương.

82

Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học với khối lượng hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thấm sâu tình yêu thiên nhiên, đất nước của học sinh tại các trường học.

Phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng: truyền thanh, truyền hình, báo chí,…trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân. Tổ chức biên soạn nội dung chương trình phát thanh, truyền hình về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người dân, phổ cập nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường, cổ động các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường.

4.8.3. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý.

Để nâng cao năng lực quản lý cho toàn bộ lực lực quản lý trong thành phố, thì UBND thành phố Biên Hòa nên :

Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, lớp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đào tạo mới, hình thành đội ngũ cán bộ chuyên ngành tại thành phố bằng các khóa học trong nước.

83

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tối ưu hóa hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố biên hòa quy hoạch đến năm 2035 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)